• Về đầu trang
Miêu Dương
Miêu Dương

Đừng nhận là fan ruột của 'Diên Hi Công Lược' nếu bạn bỏ sót những chi tiết lịch sử thú vị ẩn giấu trong phim

Lịch sử

Tuy đã kết thúc được một khoảng thời gian, nhưng cái tên Diên Hi Công Lược vẫn chưa hề giảm nhiệt khi liên tục xuất hiện trong chủ đề bàn luận của cộng đồng mạng, và cuộc sống "hậu Diên Hi" của dàn diễn viên thì được truyền thông hết mực quan tâm.

Khán giả đánh giá cao tác phẩm này của Vu Chính bởi sự tỉ mỉ, kỹ càng trong xây dựng bối cảnh. Bên cạnh đó, cử chỉ, lời nói của Hoàng thượng hay các phi tần cũng hoàn toàn bám sát với chuẩn mực Thanh triều. Song, có lẽ nội dung Diên Hi Công Lược quá đặc sắc nên một vài chi tiết ẩn mang tính lịch sử - được các nhà làm phim khéo léo lồng ghép vào - đã vô tình bị lướt qua.

Cùng Lost Bird tìm lại những chi tiết ấy nhé!

1. Thời nhà Thanh, Hoàng thượng và phi tần không ngồi chung bàn ăn

Trên phim, có cảnh Phú Sát Hoàng hậu chuẩn bị cho vua Càn Long một bàn thức ăn nhẹ. Càn Long muốn Hoàng hậu ngồi ăn cùng mình nhưng Phú Sát thị đã từ chối. Trên thực tế, đây là nội quy trong hoàng thất Thanh triều, Hoàng hậu làm như vậy là đúng đắn.

005mja78ly4fuyw84wfj1j30kp0bmjs7

Mặc dù tình cảm rất tốt nhưng Phú Sát Hoàng hậu và vua Càn Long không dùng bữa cùng nhau.

Thời đó, ngoại trừ có một viên thái giám thử độc cho vua trước khi ngài dùng bữa thì hoàng đế không ăn đồ thừa của bất kỳ ai. Hơn nữa cứ ăn ba miếng là phải đổi đũa một lần. Ngoài ra, tuy rất cô đơn nhưng quy tắc này luôn bất di bất dịch: Hoàng đế phải ăn một mình một bàn, kể cả đó có là dịp lễ tết đoàn viên, không kẻ nào được phép ngồi chung với ngài.

005mja78ly4fuyw84zbiqj30m50ec3zo

Hoàng đế thường hay xưng là "quả nhân", nhằm ám chỉ sự cô quạnh của mình trong cung cấm.

Bởi vậy về sau có chi tiết Càn Long và Ngụy Anh Lạc dùng cơm chung, cốt là để chứng minh Ngụy Anh Lạc rất có địa vị trong lòng nhà vua, đồng thời giúp phim thêm phần hấp dẫn.

2. Thị tẩm các phi tử

Diên Hi Công Lược có phân cảnh Càn Long chọn thị tẩm Thư phi. Chi tiết này đặc biệt ở chỗ, các thái giám không trực tiếp mời nàng phi này đi tắm gội thay y phục rồi thị tẩm; mà sau khi để nàng tắm rửa sạch sẽ, không mặc quần áo cũng như đem theo đồ dùng cá nhân, họ bèn quấn nàng trong một chiếc chăn và khiêng đến nơi nào đó Hoàng thượng đã chỉ định.

005mja78ly4fuyw84vb3oj30m10d1dgf

Nhân vật Thư phi năm lần bảy lượt bị "hớ" thị tẩm.

Đây đúng là quy định có thật trong lịch sử nhà Thanh. Phi tử là những người được gần gũi với hoàng đế nhất, thế nên càng phải đề phòng. Khi các nàng không mặc quần áo, đồng nghĩa với không thể giấu bất cứ đồ vật nào trong người, như vậy sẽ không có cơ hội ám sát thiên tử (trong trường hợp đang nung nấu ý nghĩ đó).

3. Phi tử bị đày vào lãnh cung

Trên thực tế, thời nhà Thanh, các phi tử bị đày vào lãnh cung có đời sống vô cùng nhục nhã, kham khổ. Bởi bị đưa tới nơi này hầu hết đều là những người đã từng được sủng ái, nhưng vì lý do nào đó mà trở thành phạm nhân. Ở nơi nhiễu nhương và lắm mưu mô như chốn cung đình, tất nhiên chẳng ai quan tâm xem phi tử trong lãnh cung sống chết ra sao.

005mja78ly4fuyw84vvqcj30nt0gc0tn

Số phận của các phi tần trong lãnh cung rất hẩm hiu.

Mặc dù theo lệ, các nàng vẫn được ban thức ăn lẫn quần áo đầy đủ, tuy nhiên không phải lúc nào những thứ này cũng đến đúng hạn. Nhiều phi tử có hoàn cảnh rất đáng thương, đã mất đi tự do còn phải ăn cơm thừa canh cặn. Để mà so sánh, e rằng không bằng thú cưng nuôi trong nhà.

4. Tuyển chọn cung nữ

Nhắc đến Diên Hi Công Lược thì không thể bỏ qua khoảng thời gian Ngụy Anh Lạc nhập cung. Các cung nữ và chuyện đấu đá lẫn nhau thực sự là "mảnh đất" màu mỡ mà phim cung đấu nào cũng cật lực khai thác.

005mja78ly4fuyw84v3ccj30o60bgwfn

Thực tế, cung nữ sống dưới Thanh triều đã được xem là rất may mắn rồi. Vì trước thời kỳ này, cung nữ một khi đã bước vào cung cấm thì không còn ngày trở ra. Mà cuộc sống trong chốn ấy nào vui sướng gì cho cam? Chưa kể đa số họ là "món hàng hóa" được mua về từ những tay lái buôn.

005mja78ly4fuyw84w5l6j30lv0cg3zg

Dưới thời nhà Thanh, cung nữ được tuyển chọn chủ yếu là người Mãn. Khoảng 13 tuổi là họ đã có thể nhập cung, đến 25 tuổi thì được rời đi và sẽ có một khoản tiền giắt túi. Dễ thấy nhất là trong phim, nhân vật Phương cô cô sau khi ức hiếp Ngụy Anh Lạc bị đuổi khỏi cung, đã lo sợ triều đình cắt luôn khoản lương "hưu" của mình.

5. Cố cung không có nhà vệ sinh

Cố cung là nơi Hoàng thượng cùng hoàng thất sinh sống, theo lý mà nói phải đầy đủ tiện nghi. Thế nhưng sự thực là, trong khi gia đình thường dân nào cũng có nhà vệ sinh, thì Cố cung nguy nga tráng lệ lại không có. Nếu tinh ý, bạn sẽ nhận ra trong phim, lúc vua Càn Long cười đùa đến mức đau bụng, thái giám Lý Ngọc bèn cuống quýt gọi người mang tới một cái bô (để ngài giải quyết).

005mja78ly4fuyw84w0i0j30jy0ggwfi

Nếu lỡ chủ tử có buồn đi vệ sinh thì thái giám sẽ xử lý vụ này.

Tất nhiên, không có nhà vệ sinh chẳng phải vì không thể bố trí được một chỗ mà xây dựng. Lý do sâu xa là để bảo đảm sự linh thiêng cho Cố cung. Nhà vệ sinh vốn bị cho là nơi ô uế bẩn thỉu, để nó tồn tại trong cung thì chẳng hay ho chút nào.

Theo: Weibo

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.