• Về đầu trang
Chym Chung
Chym Chung

Giành giật sự sống cho loài tê giác: 1 chiếc sừng đổi 1 mạng

Thiên nhiên

Nhiếp ảnh gia Brent Stirton đã ghi lại những hình ảnh là bằng chứng cho hiện trạng săn bắt trộm tê giác đang không ngừng gia tăng ở Nam Phi và trận chiến khốc liệt đang diễn ra để bảo vệ những con vật này.

Tính đến năm 2016, có 29.500 con tê giác còn lại trên thế giới, 70% trong số đó sống ở Nam Phi. Nhiếp ảnh gia Brent Stirton, một người Nam Phi, đã nhận được sự ca ngợi của quốc tế bởi việc đưa tin kịp thời về một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với số lượng tê giác còn lại: buôn bán bất hợp pháp sừng tê giác có giá trị. Trong năm 2015, tê giác đã bị giết bởi những kẻ săn trộm với trung bình bốn con chỉ trong vòng một ngày.

Những kẻ săn trộm đã giết con tê giác đen này bằng loại đạn có đường kính lớn để lấy sừng của nó tại một hồ nước ở Công viên Hluhluwe-Imfolozi của Nam Phi. Chúng đã vào công viên bất hợp pháp, có khả năng là từ một ngôi làng gần đó, và có lẽ đã sử dụng một khẩu súng săn có giảm thanh. Loài tê giác đen này số lượng chỉ còn khoảng 5.000 cá thể.

Một đội bảo vệ bốn người thường xuyên bảo vệ con tê giác đực trắng phương Bắc còn lại cuối cùng ở Ol Pejeta Conservancy ở Kenya vào tháng 7/2011.

Một thành viên trong đội bảo vệ (phô ra hình xăm “antipoaching unit”) cầm sừng tê giác tại trang trại của John Hume - trang trại nuôi tê giác lấy sừng lớn nhất trên thế giới ở Klerksdorp, Nam Phi. Sừng của 1.300 con tê giác của Hume được lấy sau mỗi 20 tháng hoặc lâu hơn và phát triển trở lại. Ông đã và đang lưu trữ sừng của chúng trong nhiều năm với hy vọng hợp pháp hóa thương mại đối với sừng tê giác, mà ông nói sẽ giảm hiện trạng săn trộm, một tuyên bố bị nhiều nhà bảo tồn từ chối. Nam Phi dỡ bỏ lệnh cấm nội địa việc buôn bán sừng tê giác chỉ vài tháng trước.

Bác sĩ thú y Johan Marais (bên trái) chuẩn bị thử một phương pháp điều trị mới - các đai cao su được sử dụng trong phẫu thuật ở người - để làm lành vết thương trên mặt của con tê giác cái do một nhóm săn trộm gây ra. Cuộc điều trị diễn ra vào tháng 5/2015. Con tê giác này, có tên là Hope, đã chết hơn một năm sau đó do nhiễm khuẩn ở ruột.

Một chủ trang trại gần Port Elizabeth, vì không có khả năng chi trả khoản chi phí quá đắt để bảo vệ chú tê giác của mình khỏi những kẻ săn trộm, nên đã bán nó cho một tổ chức bảo vệ an toàn hơn. Tê giác bị bịt mắt và đeo nút tai để làm dịu tinh thần, đồng thời sẽ được tiêm thuốc an thần và kèm theo một bác sĩ thú y trong suốt chuyến đi 20 giờ bằng xe tải đến ngôi nhà mới của nó.

Mẹ của Lulah bị giết bởi những kẻ săn trộm trong Vườn Quốc gia Kruger. Nó hiện đang sống tại Care for Wild Africa, một nơi bảo tồn tê giác. Nhân viên Dorota Ladosz bên cạnh bé cả ngày và an ủi nó sau ca phẫu thuật phục hồi vết thương do linh cẩu gây ra trước khi được giải cứu.

Ở trang trại của Hume, một nhóm nghiên cứu do bác sĩ thú y Michelle Otto đứng đầu đang tiến hành điều trị áp-xe (áp-xe: bọc mủ hình thành trong các mô của cơ thể, kèm theo các triệu chứng đau nóng, sưng và do nhiễm khuẩn gây ra) trên một con tê giác đực được mua từ một người chủ khác. Otto suy đoán rằng khi cái sừng của con vật này bị loại bỏ, chủ nhân của nó đã làm không đúng cách nên gây ra áp-xe.

Những con tê giác tại một địa điểm cho ăn ở trang trại của Hume, gần đây đã được cắt sừng. Không giống như ngà voi, sừng tê giác mọc trở lại khi được cắt đúng cách. Ông ước tính rằng ở trong kho hiện đang có năm tấn sừng được lưu trữ, có thể mang lại cho ông một số tiền khoảng 45 triệu đô. Hume là người tổ chức đấu giá sừng tê giác đầu tiên ở Nam Phi trong những năm gần đây vào tháng Tám.

Những con tê giác trắng đi từ Kruger vào Sabie Game Park ở Mozambique, nơi có 29 con tê giác trắng và hai con tê giác đen được xác định vào năm 2015. Tê giác Mozambique đang an toàn nhờ vào những nỗ lực đuổi lũ săn trộm đi - nhưng chúng vẫn còn nguy cơ rất cao .

Sudan đã được chuyển giao ba con tê giác da trắng phương Bắc từ một vườn thú ở Cộng hòa Séc vào năm 2009. Những con tê giác không thể sinh con trong điều kiện nuôi nhốt, nên được đưa đến tự nhiên trong nỗ lực cuối cùng để lai tạo chúng, tránh khỏi bờ vực tuyệt chủng.

Một chú tê giác trắng nhỏ đang đùa giỡn với tê giác trưởng thành khác trong công viên giải trí ở tỉnh KwaZulu-Natal của Nam Phi.

Một chiếc sừng tê giác 4kg như thế này có thể "gặt hái" hàng trăm nghìn đô la trên thị trường chợ đen. Ở châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Việt Nam, một số người nhầm tưởng rằng sừng tê giác có đặc tính chữa bệnh. Thực tế nó được cấu tạo từ keratin, cùng chất liệu như móng tay và tóc.

Một con tê giác cái (ở bên trái) cùng với một con đực trở thành bạn đồng hành sau cuộc tấn công của những kẻ săn bắt trộm ở tỉnh KwaZulu-Natal, Nam Phi. Sử dụng một chiếc trực thăng, một băng nhóm theo dõi con cái và đứa con 4 tuần tuổi của nó, bắn con cái với mũi tên an thần, rồi cắt sừng bằng cưa xích. Đội bảo vệ tìm thấy nó một tuần sau đó, còn đứa con của nó đã chết, có lẽ là vì đói và mất nước.

Người ta tìm thấy con tê giác đen này đang lang thang quanh khu vực của công viên Savé Valley Conservancy ở Zimbabwe sau khi những kẻ săn bắn tấn công nó nhiều lần và cắt đi hai sừng của nó. Các bác sĩ thú y đã phải chọn cách "giải thoát" cho con vật vì đôi vai đã lở loét không thể đỡ được sức nặng của cơ thể.

Một con tê giác trắng thức dậy trên cánh đồng sau cơn gây mê, cùng với chiếc sừng bị cưa bỏ để ngăn chặn những kẻ săn trộm. Ngay trong năm 2016, chúng đã giết chết 1.054 con tê giác theo báo cáo ở Nam Phi.

Một số nhà phê bình cho rằng khi các loài động vật không có sừng, chúng không thể chống lại kẻ thù tự nhiên. Những người ủng hộ tranh luận rằng khi không có sừng sẽ ngăn cản những kẻ săn trộm và làm giảm số lượng tê giác chết vì vết thương từ chiến đấu vì lãnh thổ và bạn tình. "Một con tê giác trưởng thành có một cú húc kinh khủng, ngay cả với một chiếc sừng cụt",

Xác một con tê giác phân hủy với sừng bị cắt đứt tại nơi nó bị siết cổ bởi dây thép của kẻ săn trộm, ở một khu bảo tồn tư nhân không xa Vườn quốc gia Kruger ở Nam Phi.

Theo: National Geographic
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.