• Về đầu trang
Ngọc Vân
Ngọc Vân

Nếu thường xuyên thấy mệt mỏi, có lẽ bạn đã làm sai những điều này

Beauty

Có rất nhiều lý do khiến bạn cảm thấy uể oải ngay cả khi đã ngủ đủ giấc. Một trong số đó là bạn đã gặp phải hội chứng mệt mỏi mãn tính.

Nhưng đừng quá lo lắng bởi không phải ai cũng mắc hội chứng này, và bạn hoàn toàn có thể chủ động thoát khỏi sự mệt mỏi đó thông qua những thói quen lành mạnh sau.

1. Bạn đang ăn uống không đúng cách

Carb là chữ viết tắt từ carbohyrates, để chỉ các hợp chất chỉ có carbon, hydrogen và oxygen. Ba nguyên tố này kết nối theo cách thức riêng để tạo ra carb. Trong dinh dưỡng học, carb là một trong ba chất chính tạo ra năng lượng (calo) cho cơ thể.

Carb tinh chế (refined carb) là những loại thực phẩm như nước ngọt, bánh mì trắng, bánh quy, mì ống hoặc bánh pizza,.. đẹp mắt ngon miệng, nhưng chúng lại bị loại bỏ gần hết chất xơ và các chất vi dinh dưỡng khác.

Carbs tinh chế có thể là một nguồn năng lượng nhanh chóng. Chúng cũng khiến lượng đường trong máu của bạn tăng đột biến và bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn.

Tuy nhiên, khi lượng đường trong máu giảm xuống, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi trở lại. Và nếu bạn liên tục duy trì thói quen ăn vặt bằng các loại thực phẩm này, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi suốt cả ngày.

Hãy cố gắng ăn ít đường và carbs tinh chế nhất có thể. Bạn có thể thay thế chúng bằng các thực phẩm giàu chất xơ như yến mạch, đậu lăng và rau.

2. Bạn không hoạt động đủ

Bạn nghĩ rằng nếu mệt mỏi sau giờ làm việc, khi về nhà, nằm trên chiếc ghế dài có thể giúp bạn phục hồi năng lượng. Nhưng không hề, điều bạn cần làm là tập thể dục ít nhất vài lần một tuần thay vì.. “nằm ườn” như vậy.

Chắc chắn điều này sẽ giúp bạn cảm thấy bớt mệt mỏi. Một nghiên cứu năm 2008 cho thấy những người trẻ tuổi chỉ cần tập thể dục cường độ thấp trong thời gian 20 phút, khoảng 3 lần một tuần sẽ có mức năng lượng cao hơn và mức độ mệt mỏi thấp hơn những người không tập luyện.

3. Bạn ngủ không đủ về chất

Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi ngay cả khi ngủ đủ 7-9 tiếng mỗi đêm. Điều này là do chất lượng giấc ngủ của bạn không tốt hoặc không ổn định. Chất lượng giấc ngủ cũng quan trọng như thời gian ngủ vậy. Hãy cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày, điều này sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ một cách rõ rệt.

Ngoài ra, bạn cũng nên dừng việc uống cà phê vào cuối ngày và đừng dành thời gian trước khi ngủ cho việc xem điện thoại hoặc TV. Nếu duy trì được điều này, bạn sẽ có một tinh thần sảng khoái hơn vào sáng hôm sau.

4. Bạn dùng thực phẩm chưa đủ “liều”

Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi mà không có lý do, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn không dung nạp thức ăn đủ. Một số loại phổ biến nhất là gluten, sữa và trứng sẽ cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho bạn.

5. Bạn không uống đủ nước

Nếu không bù đắp lượng nước mà cơ thể mất đi do các phản ứng sinh hóa của cơ thể, bạn sẽ bị mất nước. Điều này có thể dẫn đến mức năng lượng trong cơ thể trở nên thấp hơn và khiến bạn khó tập trung.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người đàn ông uống nước để bổ sung lượng nước đã mất khi tập trên máy chạy bộ sẽ cảm thấy ít mệt mỏi hơn so với khi họ không uống nước.

6. Bạn đang bị căng thẳng quá độ

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ căng thẳng cao có thể gây ra mệt mỏi. Hơn nữa, một nghiên cứu cho thấy rằng quá trình giải quyết căng thẳng có thể dẫn đến mức độ mệt mỏi cao hơn. Yoga và ngồi thiền là hai giải pháp có thể giúp bạn giải tỏa sự căng thẳng đó.

7. Bạn có thể cần thêm vitamin

Hãy kiếm tra hàm lượng sắt, vitamin D hoặc vitamin B12 trong chế độ ăn uống của bạn, bởi vitamin là chất cần thiết cho cơ thể, và đương nhiên khi thiếu nó, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi. Một số thực phẩm chứa nhiều sắt là rau bina, bông cải xanh, thịt đỏ và gà tây. Vitamin B12 có thể được tìm thấy trong sữa, trứng, cá hồi và thịt bò.

Để có thêm vitamin D, bạn hãy ăn nhiều nấm, cá béo và hải sản. Ngoài ra, bạn cũng nên cố gắng dành nhiều thời gian hơn dưới ánh nắng mặt trời để hấp thụ một số loại vitamin tốt nhất.

Theo: brightside
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.