• Về đầu trang
Thanh Yên
Thanh Yên

Tứ đại sửu nữ của Trung Hoa: Nhan sắc xấu xí nhưng cuộc đời lại hạnh phúc, viên mãn

Chị em

Trung Quốc thời cổ đại có bốn người đẹp ai ai cũng biết, trong đó Tây Thi đẹp tới mức làm hoa phải xấu hổ, Điêu Thuyền đẹp tới mức làm trăng phải nấp đi; Dương Ngọc Hoàn khiến cá phải xấu hổ trầm mình vào nước, Vương Chiêu Quân có thể làm cánh nhạn vì mình mà sa đàn.

Nhưng thế gian này vật gì cũng có tương đối, có sống có chết, có vui có buồn cũng có xấu có đẹp. Và lẽ hiển nhiên đối ứng với tứ đại mỹ nhân thì cũng có tứ đại sửu nữ (người phụ nữ xấu xí).

Mô Mẫu

1

Cấp bậc xấu: ★★★★★

Mức độ hạnh phúc: ★★★★

Mô Mẫu, người phụ nữ xấu đầu tiên được ghi chép trong sách sử và cũng là người phụ nữ có “nhan sắc” đứng đầu bộ bốn người phụ nữ xấu nhất hôm nay, đồng thời bà cũng là vợ của hoàng đế.

Trong cuốn Điêu Ngọc Tập: Sửu Nhân Thiên ở thời Đường từng hình dung bà thế này:

“Trán như con thoi, mũi vừa tẹt vừa nhỏ, vốc người mập mạp lúc đi như cái thùng đen di động, là người phụ nữ xấu nhất thời đại Hoàng Đế.”

Tuy Mô Mẫu có “nhan sắc” không được ưa nhìn, nhưng bà lại có đức hạnh vô cùng tốt và rất giỏi giang. Lúc ban đầu bà nhập cung với vai trò thứ phi, sau trong lúc Hoàng Đế đi tuần, nguyên phi Luy Tổ chết bệnh, Hoàng Đế lệnh cho Mô Mẫu đứng ra quản lý mọi chuyện, Mô Mẫu chẳng những làm tốt mọi việc còn được Hoàng Đế phong là “Phương Hoà Thị”, mượn tướng mạo của bà để trừ tà. Bà còn có công trong việc giúp Hoàng Đế đánh bại Viêm Đế và giết Xi Vưu, cũng như cũng góp công vào việc giúp Hoàng Đế thống nhất Trung Hoa.

2 1

Mô Mẫu và Hoàng Đế có tình cảm rất sâu sắc, bà thường xuyên mượn danh nghĩa của Hoàng Đế để khuyên nhủ những cô gái xấu xí không cần phải tự ti, bà thường nói: “Đừng quên rèn luyện đạo đức tự thân; đừng quên sự thuần khiết trong tâm hồn. Có như vậy, dù tướng mạo xấu xí cũng sẽ không làm phương hại tới ai.”

Người đời sau còn có câu “Mô Mẫu có điều mỹ, Tây Thi có điều xấu” để khen ngợi vẻ đẹp trong tâm hồn bà.

Chung Vô Diệm

2

Cấp bậc xấu: ★★★★★

Mức độ hạnh phúc: ★★★

Thời cổ đại, nổi tiếng về vẻ xấu xí, không chỉ có Mô Mẫu còn có bà. Bà tên thật là Chung Ly Xuân sau bị gọi là Chung Vô Diệm, Vô Diệm nữ, tương truyền bà là vương hậu của Tề Tuyên Vương thời Chiến Quốc.

Trong Liệt Nữ Truyện từng mô tả về bà thế này:

“Có người tên Chung Ly Xuân, là vương hậu của Tề Tuyên Vương. Tướng mạo vô cùng xấu xí, đầu lõm mắt thâm, vóc người to cao, mũi tẹt, hầu kết lòi, đầu to ít tóc, lưng khòm ngực xệ, da đen như nước sơn...”

Vì tướng mạo đặc thù này cùa mình mà đến năm 40 tuổi Chung Vô Diệm vẫn không cách nào gả đi. Lúc ấy Tề Quốc có Tề Tuyên Vương đang trị vì, chính trị hủ bại, kỷ cương lầm lạc, đất nước rơi vào cảnh dầu sôi lửa bỏng, tiếng oán than dậy trời. Vì muốn cứu giúp dân chúng và đất nước, Chung Vô Diệm liều chết yết kiến muốn gả cho Tề Tuyên Vương giúp chồng xử lý đất nước.

3

Lúc ban đầu Tề Tuyên Vương từ chối, nhưng lâu ngày tiếp xúc ông phát hiện, Vô Diệm tuy rằng xấu, nhưng lại rất thông minh và có tầm nhìn xa. Cuối cùng, trước sự nỗ lực và thành tựu Vô Diệm mang đến, Tề Tuyên Vương đã cưới bà làm vương hậu. Sau khi làm vương hậu bà không chỉ là một người nội trợ hiền lành, giúp chồng bỏ hết thói xấu thay đổi làm người, còn chung tay với chồng đưa Tề Quốc lên một tầm cao mới.

Người xưa có câu “Tề Quốc phát triển, là công Sửu Nữ.” để cảm ơn bà.

Mạnh Quang

4

Cấp bậc xấu: ★★★★

Mức độ hạnh phúc: ★★★★★

Mạnh Quang là vợ của mỹ nam Lương Hồng - một hiền sĩ nổi tiếng thời Đông Hán, cũng là nguyên hình của câu chuyện nâng khay ngang mày.

Sách sử từng mô tả bà: “Mập mạp lại đen đủi, sức mạnh vô cùng có thể nhấc cả tảng đá to”, trong số 4 người phụ nữ xấu nhất lịch sử bà đứng hàng thứ ba, tuy nhiên có vẻ bà là một người phụ nữ có dung mạo bình thường, da dẻ hơi đen và có sức mạnh phi thường.

Tuy Mạnh Quang không có vẻ ngoài mĩ miều nhưng bà lại có nhân phẩm vô cùng tốt và ánh mắt cực kì sắc bén, người chồng Lương Hồng do đích thân bà chọn không chỉ có vẻ ngoài đẹp đẽ mà còn là một tài tử danh tiếng gần xa, người muốn gả cho hắn xếp thành hàng dài.

5

Bản thân Lương Hồng cũng không bị ánh mắt của thế tục che mờ, ông nhìn thấy phẩm đức và nét đẹp trong tâm hồn của Mạnh Quang, thiếp có tình chàng có ý, thế là hai người về chung một nhà trở thành vợ chồng.

Sau khi kết hôn hai vợ chồng bỏ qua những phồn hoa của phố phường, dọn vào trong một khe suối sống đời tầm thường hạnh phúc.

Câu “nâng khay ngang mày” cũng ra đời từ đó, để thể hiện cuộc sống hạnh phúc của hai vợ chồng Mạnh Quang Lương Hồng.

Nguyễn thị nữ

(Chú ý: đây không phải tên mà chỉ là cách gọi có nghĩa là người con gái nhà họ Nguyễn)

6

Cấp bậc xấu: ★★★★

Mức độ hạnh phúc: ★★★★★

Bà là vợ của danh sĩ thời Nguỵ Tấn - Hứa Duẫn. Xuất thân từ sĩ tộc là con gái của Vệ Uý Nguyễn Cộng, em gái của Nguyễn Khản. Dù tướng mạo xấu xí nhưng lại có tài đức và kiến thức phi phàm.

Trong lịch sử không ghi lại tên đầy đủ của bà, trong tư liệu lịch sử cũng chỉ dùng hai từ để miêu tả về tướng mạo của bà: “kỳ xấu (vô cùng xấu xí).”

Vậy bà xấu ra sao?

Đêm động phòng hoa chúng chồng bà bị dung mạo của bà doạ sợ, bỏ chạy mất dạng. Người nhà vô cùng sầu lo. Đúng lúc này nhà có khách tới chơi, Nguyễn thị lệnh tỳ nữ đi xem thử, tỳ nữ về báo: “Là Hoàn lang tới chơi.” Nguyễn thị nghe xong chỉ nói: “Đừng lo, Hoàn lang sẽ khuyên phu quân vào phòng.”

Quả nhiên Hoàn lang khuyên được Hứa Duẫn vào động phòng. Nhưng vừa thấy dung mạo bà Hứa Duẫn đã bỏ chạy, biết lần này để hắn chạy hắn sẽ không về nữa, Nguyễn thị bèn kéo vạt áo hắn lại không cho đi.

Hứa Duẫn bèn nói: “Phụ nữ có bốn cái đức (công, dung, ngôn, hạnh), nàng nghĩ mình được mấy cái?”

Nguyễn thị bình tĩnh trả lời: “Thứ thiếp thiếu chỉ có dung mạo, còn chàng thân là nam tử có trăm loại phẩm tính, chàng có những gì?”

Hứa Duẫn tự tin khẳng định: “Đủ cả.”

Nguyễn thị lại nói: “Trăm phẩm tính lấy đức làm đầu, chàng thích sắc đẹp, bỏ qua mỹ đức, làm sao có thể gọi là đủ cả?”

Hứa Duẫn hổ thẹn, từ đây hai vợ chồng hạnh phúc bên nhau, tình cảm sâu sắc.

Cả cuộc đời bà không ít lần khuyên nhủ chồng tránh khỏi tai hoạ, có thể vào thời Nguỵ Tấn đầy biến thiên bảo vệ chốn an thân cho chồng và con cái, có thể thấy bà thông tuệ thấu đáo, kiến thức hơn người.

Cả bốn người phụ nữ trên đều có dung mạo xấu xí, tuy nhiên mỗi người đều có cuộc sống hạnh phúc mỹ mãn, kẻ gả cho hoàng đế, thành mẫu nghi thiên hạ, kẻ thì có chồng tài tử nổi danh thiên hạ, một lòng yêu thương mình, bình yên chết già.

1 2

Tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc

Trái lại với các bà, tứ đại mỹ nữ danh tiếng lan xa, nghiêng nước nghiêng thành, nhưng cả đời không như ý. Tây Thi, Điêu Thuyền bị lợi dụng và dùng mỹ nhân kế phá Ngô Quốc, đánh bại Đổng Trác, cuối cùng một người nhảy sông tự sát, một kẻ tự thiêu. Dương Quý Phi bị ban chết ở sườn Mã Ngôi, Vương Chiêu Quân thành vật hi sinh lưu lạc đến dị tộc, cuối cùng ôm hận chốn tha hương.

Mỗi người đều có cách sống của riêng mình, không phải người đẹp nào cũng bất hạnh, không phải ai cũng có được dung mạo xinh đẹp. Điều quan trọng nhất vẫn là phẩm đức tự thân mỗi người, đó mới là cái gốc của hạnh phúc.

Theo: Tổng hợp
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.