• Về đầu trang
Treng
Treng

'Rợn tóc gáy' với 9 địa danh nổi tiếng nhưng lại là nấm mồ chứa đầy xác người

Kinh dị

1. Đỉnh Everest

green boots

Mặc dù là địa điểm nổi tiếng nhưng đỉnh Everest lại là một cái bẫy nguy hiểm có thể lấy mạng người leo núi bất cứ lúc nào. Trên thực tế, khu vực phía bắc có nhiều thi thể đến mức nơi đó được biết đến với cái tên Thung lũng Cầu Vồng. Cái tên "Cầu Vồng" là để chỉ những chiếc áo khoác rực rỡ cùng dụng cụ leo núi của nhiều khách du lịch và hướng dẫn viên Sherpa đã thiệt mạng ở đó. Theo thống kê vào năm 2015, có ít nhất 200 người đã bỏ mạng tại nóc nhà của thế giới.

Một trong những xác chết nổi tiếng nhất trên đỉnh Everest chính là Green Boots (Giày Xanh). Đây là thi thể của nhà leo núi người Ấn Độ tên là Tsewang Paljor. Trong trận bão tuyết năm 1996, Tsewang Paljor đã không may mắn bị tách khỏi đoàn rồi qua đời trong một cái hang nhỏ. Cái chết của Tsewang Paljor nổi tiếng đến nỗi khu vực mà anh ta bỏ mạng còn được gọi là "Hang động của Green Boots". Khu vực này là địa điểm nghỉ ngơi phổ biến của những người leo núi tại Everest.

Những thi thể gặp nạn thường bị bỏ lại trên núi Everest vì việc thu hồi chúng vô cùng tốn kém và nguy hiểm. Mỗi thi thể trên núi Everest cần từ sáu đến tám người hướng dẫn viên Sherpa hợp sức di dời. Các cơ thể này bị đóng băng nên rất nặng, đôi khi nặng gấp đôi trọng lượng của nạn nhân khi còn sống.

2. Sông Hoàng Hà

yellow river bodies

Sông Hoàng Hà của Trung Quốc luôn chứa đầy xác của những người tự tử, chết đuối hoặc thậm chí bị sát hại. Chính phủ không quan tâm đến việc thu hồi các thi thể nên nghề vớt xác trên sông Hoàng Hà đã xuất hiện.

Hàng ngày, Wei Xinpeng chèo lái con thuyền trên dòng sông Hoàng Hà để vớt thi thể. Sau khi vớt được xác người, Wei Xinpeng đưa thi thể đến một vùng nước nông hơn và đăng các mẩu tin lên tờ báo địa phương kèm theo đặc điểm của thi thể để người thân đến "mua lại".

Tính đến năm 2010, Wei Xinpeng cho biết ông đã vớt được 500 thi thể trong vòng 7 năm.

3. Hầm mộ Paris

istock 185012849

Vào thế kỷ 18, Hội đồng thành phố Paris nhận ra rằng các khu vực nghĩa trang đang rơi vào tình trạng quá tải. Vì vậy, họ đã biến hệ thống đường hầm và cống ngầm dưới kinh đô ánh sáng thành hầm mộ khổng lồ. Hơn 6 triệu bộ hài cốt đã được chôn cất tại đây.

Ban đầu, bất cứ ai vận chuyển hộp sọ và xương xuống hầm chỉ cần ném chúng vào một cách đơn giản. Tuy nhiên, các công nhân sau đó đã sắp xếp những bộ hài cốt khiến hầm mộ khổng lồ này trở nên nghệ thuật hơn.

Tuy nhiên, vì mạng lưới đường hầm chằng chịt như mạng nhện nên đã khiến nhiều người đi lạc. Thậm chí, có người còn tử vong bên trong hầm mộ Paris vì không tìm được lối ra.

4. Bảo tàng London

museum of london skeleton vault

Có khoảng 20.000 bộ xương được cất giữ trong tầng hầm của Bảo tàng London. Nơi đây sở hữu các bộ xương của những người đã chết từ khi người La Mã cai trị nước Anh cho đến thế kỷ 19. Chúng được lưu trữ trong các hộp các tông và được dán nhãn.

Mục đích của việc lưu giữ này là để nghiên cứu lịch sử London. Ví dụ, sau khi phân tích hộp sọ, các nhà sử học cho biết người Trung Cổ có hàm răng khỏe hơn người trong Thời đại Khám Phá. Những người trong thời đại về sau có hàm răng xấu vì họ ăn nhiều đường.

5. Hồ Roopkund

rookpund lake bones

Hồ Roopkund ở Uttarakhand, Ấn Độ được mệnh danh là hồ xương người. Địa danh này thường được băng tuyết bao phủ quanh năm. Nhưng khi băng tan ra, hồ Roopkund thường khiến du khách hoảng sợ với hơn 200 bộ xương người nằm rải rác.

Những bộ xương người này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1942. Những bộ xương đều có vết lõm trên hộp sọ và vai, cho thấy rằng họ đã bị tấn công bởi thứ gì đó ở trên cao.

Ban đầu, mọi người nghi ngờ rằng họ là hài cốt của những người lính Nhật cố gắng lẻn vào Ấn Độ. Tuy nhiên, giả thuyết này đã bị bác bỏ ngay sau đó. Năm 2004, các nhà sử học đã kiểm tra lại hồ Roopkund và xác nhận rằng hài cốt thuộc về nhóm người bị giết bởi mưa đá vào năm 850 sau Công Nguyên.

Họ đã hành hương qua khu vực này và đúng lúc gặp phải mưa đá. Do không tìm được nơi trú ẩn an toàn nên họ đã bị mưa đá giết chết ngay sau đó.

6. Pompeii

istock 678932476

Vào khoảng trưa ngày 24/8/79 sau Công Nguyên, núi lửa Vesuvius phun trào. Vụ phun trào đã chôn vùi hai thành phố Pompeii và Herculaneum. Tro nóng rơi xuống người và nhà cửa, nó cũng lấp đầy các con đường không cho mọi người trốn thoát.

Khi vụ phun trào xảy ra, hàng ngàn người đang ở trong nhà và không kịp tháo chạy. Họ thu mình lại trong sợ hãi và che đầu mình bằng gối. Những người bị kẹt trong đống đổ nát cũng thiệt mạng vào sáng hôm sau khi dòng dung nham đổ xuống hai bên sườn núi.

Pompeii đã bị lãng quên cho đến khi nó được phát hiện vào năm 1738. Trong quá trình khai quật, người ta đã sử dụng kỹ thuật bơm thạch cao vào các khoảng trống xung quanh bộ xương để tái hiện lại hình dạng của nạn nhân.

Vào năm 2015, khoảng 1.150 thi thể đã được khai quật ở Pompeii. Tuy nhiên các nhà sử học cho rằng, con số nạn nhân thiệt mạng có thể lên đến hơn 2.000 người.

7. Hố Sac Uayum

sac uayum skull

Sac Uayum là một trong những hố sụt đầy nước nằm ở bán đảo Yucatan của Mexico. Trong các hố sụt, Sac Uayum được chú ý hơn cả vì nơi này chứa nhiều hài cốt và xương động vật.

Vào năm 2013, một nhóm các nhà khảo cổ học do Bradley Russell dẫn đầu đã nghiên cứu hố sụt Sac Uayum. Họ đã tìm thấy 15 hộp sọ người và xương của gia súc. Một số hộp sọ được làm phẳng, cho thấy các nạn nhân sống trong nền văn minh Maya.

Không có dấu hiệu họ bị cúng tế hay nguyên nhân nào khác dẫn đến cái chết. Nhiều giả thuyết cho rằng những người này mắc bệnh dịch hạch nên đã bị ném xuống hố Sac Uayum để ngăn lây nhiễm cho người sống.

8. Vạn Lý Trường Thành

istock 1095592656

Công trình dài hơn 21.000 km này là biểu tượng nổi tiếng của Trung Quốc. Tuy nhiên, nó còn được mệnh danh là "nghĩa trang dài nhất thế giới".

Phần lớn lực lượng xây dựng Vạn Lý Trường Thành là binh lính và các tù binh. Ước tính có khoảng 400.000 người thiệt mạng trong quá trình xây dựng. Vào thời điểm đó, hầu hết người chết đều được chôn cất ngay dưới móng tường thành.

9. Nhà thờ Sedlec Ossemony

istock 1082923008

Nhà thờ Sedlec Ossemony ở Cộng hòa Séc chứa từ 40.000 - 70.000 bộ hài cốt của những người đã mất mạng trong chiến tranh và bệnh dịch hạch.

Năm 1870, một người thợ mộc tên là Frantisek Rint đã biến những bộ xương người thành tác phẩm nghệ thuật. Chính ông là người tạo ra chiếc đèn chùm bằng xương người vô cùng nổi tiếng. Frantisek Rint cũng tẩy các bộ xương để chúng có màu đều nhau.

Theo: Tổng hợp
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.