• Về đầu trang
Raven Le
Raven Le

Cháy rừng ở Úc: Khởi tố 24 kẻ cố ý phóng hỏa, thủ tướng nghi ngờ có âm mưu ngăn cản phòng cháy chữa cháy

Thế Giới

Nước Úc đang hứng chịu thảm họa cháy rừng, nửa tỷ sinh vật bị thiêu chết, đã có hàng chục thương vong về người, thiệt hại về tài sản là không thể đo đếm. Thật ra, cháy rừng ở Úc là không hiếm, năm nào cũng xảy ra ở mức độ có kiểm soát, các đám cháy là một phần không thể thiếu trong vòng tuần hoàn tự nhiên ở lục địa này.

Thế nhưng, vụ cháy cuối năm 2019, đầu năm 2020 to hơn và phức tạp hơn rất nhiều, diễn biến cũng phức tạp hơn. Nguyên nhân khiến ngọn lửa cháy mạnh hơn mọi năm được dư luận cho là do biến đổi khí hậu toàn cầu, tuy nhiên chính phủ Úc và các chuyên gia biết rằng nó không đơn giản như vậy, họ nghi ngờ có những kẻ xấu, và những âm mưu phía sau.

24 kẻ biến thái cố ý phóng hỏa để gây chú ý

Kể từ tháng 11 năm 2019, cảnh sát đã bắt giữ 183 nghi phạm liên quan đến cháy rừng. Trong đó, 53 người bị xử phạt vì không tuân thủ các quy định cấm lửa mùa khô, 47 trường hợp vô trách nhiệm vứt tàn thuốc hoặc que diêm bừa bãi, đặc biệt là 24 trường hợp là CỐ Ý PHÓNG HỎA bị truy tố trách nhiệm hình sự.

Theo chuyên viên điều tra về các vụ phóng hỏa ở Úc, những kẻ có suy nghĩ lệch lạc muốn gây sự chú ý nên đã cố ý đốt rừng, truyền thông càng thổi phồng sự việc lên thì bọn chúng càng khoái trá. Điều tra viên Mitch Paris cho biết:

Sự tàn phá của lửa khiến bọn chúng cảm thấy như được sở hữu quyền lực, chúng sẽ cảm thấy phấn khích mọi người đều quan tâm đến vụ cháy.

Ví dụ cụ thể nhất về những kẻ biến thái này là trường hợp của Blake Banner - một cựu tình nguyên viên cứu hỏa ở New South Wales. Blake bị xem là một kẻ phản bội, người ta phát hiện hắn có mặt rất sớm ở hiện trường khi vụ cháy bắt đầu, sau đó quay về rồi trở lại cùng đồng đội để dập lửa. Black Banner bị bắt và cáo buộc vì đã gây ra 7 vụ cháy ở miền Nam nước Úc.

"Greenies" - những kẻ hoạt động vì môi trường theo cách cực đoan?

Tờ Guardian đăng tin: "Phải chăng có một "âm mưu xanh" đã ngăn chặn quy trình giảm thiểu nguy cơ cháy rừng?", theo đó, có nhiều ý kiến cho rằng những quan chức, hoặc những nhà hoạt động vì môi trường có quan điểm cực đoan (được gọi là các "greenies") trong việc chống biến đổi khí hậu đã tác động tiêu cực đến quy trình giảm thiểu nguy cơ cháy rừng của nước Úc.

Kết quả hình ảnh cho hazard reduction
Hazard Reduction là quy trình đốt rừng chủ động nhằm tiêu hao các vật liệu gây cháy, nhằm giảm thiểu nguy cơ khi có cháy rừng tự nhiên.

Hoạt động giảm thiểu nguy cơ cháy rừng (bushfire hazard reduction) là hoạt động thường niên của lính cứu hỏa và các tình nguyện viên ở địa phương. Quy trình này chủ yếu gồm các chiến dịch dọn dẹp, thu vén các cây khô, các thứ dễ cháy, đốt bớt các bụi cỏ khô, chặt bớt cây rừng nhằm tạo ra những khoảng trống ngăn cách những mảng rừng dễ cháy.

Kết quả hình ảnh cho hazard reduction
Những đám cháy nhỏ được kiểm soát để ngăn chặn các đám cháy lớn hơn.

Quy trình nói trên tiêu hao bớt vật liệu dễ cháy có thể cung cấp thêm nguyên liệu cho đám cháy rừng khi chúng xảy ra vào mùa khô, từ đó giảm quy mô, cường độ của những đám cháy rừng tự nhiên, giúp chúng dễ kiểm soát hơn. Nguyên lý rất đơn giản, nếu không còn gì để cháy, thì ngọn lửa sẽ không thể bùng lên. Lúc này mọi việc sẽ đơn giản hơn rất nhiều cho lính cứu hỏa vì dù đám cháy tự nhiên có diễn ra thì cũng không lan xa được.

Tuy nhiên, trong năm 2019, vì nhiều lý do bao gồm áp lực từ truyền thông, áp lực từ các nhà hoạt động chống biến đổi khí hậu nổi tiếng (như Greta Thunberg tại hội nghị thượng đỉnh Liên Hợp Quốc) và sự chia rẽ về quan điểm trong nội bộ lãnh đạo Úc nếu có. Tổng hòa các lý do này, bằng một cách nào đó đã cản trở việc triển khai các kế hoạch giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.

Kết quả hình ảnh cho greta thunberg
Áp lực từ Greta Thunberg và truyền thông cánh tả thực sự có ích gì cho công cuộc chống biến đổi khí hậu toàn cầu?

Thủ tướng Úc Scott Morrison nói:

Vấn đề thường xuyên nhất được đặt ra với tôi là vấn đề quản lý lượng vật chất gây cháy trong các vườn quốc gia. Những kẻ đang đòi hỏi những hành động phản hồi đối với biến đổi khí hậu, cũng có thể là những kẻ đã không chia sẻ sự cấp bách của kế hoạch giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.

Rõ ràng ông Morrison đang ám chỉ một nhóm "greenies" nào đó tác động tiêu cực đến quy trình phòng cháy chữa cháy thường niên của Úc. Trước đó, thủ tướng Scott Morrison cùng nhiều nhà lãnh đạo khác trên thế giới cũng bị chỉ trích bởi Greta Thunberg - cô bé được xem là phát ngôn viên của cộng đồng những người tin vào biến đổi khí hậu toàn cầu.

Kết quả hình ảnh cho scott morrison
Thủ tướng Úc Scott Morrison không được chào đón khi đi thị sát, người dân Úc cho rằng ông không làm đủ nhiều để chống cháy rừng.

Suy cho cùng, việc đổ lỗi lẫn nhau giữa các bên không phải là giải pháp, vì thực tế là Greta Thunberg và các nhà hoạt động vì môi trường cực đoan không đưa ra giải pháp nào và hành động của cô bé vẫn chỉ dừng lại ở việc kêu gọi chỉ trích chính phủ các nước. Ở phía đối lập, chính quyền của thủ tướng Úc Scott Morrison cũng chưa đưa ra những chính sách đủ thuyết phục để hỗ trợ cho việc chữa cháy và xoa dịu truyền thông.

Đối với những chuyên gia về vấn nạn cháy rừng ở Úc cũng như lực lượng lính cứu hỏa, cái họ cần nhất bây giờ là kinh phí và phương tiện để làm nhiệm vụ, Chủ tịch hiệp hội công viên quốc gia Úc, bà Anne Dickson nói:

Cứ cho rằng bạn bắt tay vào làm chương trình giảm thiểu rủi ro cháy rừng lớn nhất mà thế giới từng thấy. Ngân sách từ đâu để chi cho chuyện đó? Ai sẽ trả tiền cho nó. Thực tế là bạn không thể gánh vác hết tất cả mọi thứ.

Theo: The Guardian

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.