• Về đầu trang
H.Khanh
H.Khanh

Những vụ án 'kỳ quặc' với lời giải thích không thể nào đơn giản hơn - P2: Đảo người mất tích

Lịch sử

Vào ngày 8/5/1587, John White, một nhà thám hiểm kiêm nghệ sĩ đã lên thuyền cùng với 115 người Anh khác để di cư đến Roanoke, một hòn đảo nhỏ nằm ở vịnh của Bắc Carolina ngày nay.

dating roanoke river in north carolina

his 2213 lu5 what happened to the lost colonists of roanoke 15 728

Sau khi đến nơi vào tháng Bảy cùng năm đó, những người di cư bị dân thổ địa trên đảo tấn công rất nhiều, và họ khẩn thiết yêu cầu John White quay trở về nước Anh để lấy thêm lương thực, công cụ, và kêu gọi thêm người di cư đến đây. Để đáp ứng nhu cầu những người dân của mình, John White một mình lên tàu để quay lại Anh vào ngày 25/8/1587, chỉ một tháng ngay sau khi vừa đến nơi. Ở lại là 115 người di cư: 87 đàn ông, 17 phụ nữ, và 11 trẻ em, trong đó có cả con gái của ông, Eleanor White Dare, và cô cũng vừa hạ sinh đứa con đầu lòng, Virginia Dare, người gốc Anh đầu tiên được sinh ra ở Bắc Mỹ.

archaeologists find new clues to lost colony mysterys featured photo

Tuy nhiên, John White đã lựa một thời điểm khá tệ để quay về. Tại thời điểm John cập bến ở Anh, một cuộc chiến với quân đội Tây Ban Nha đang chuẩn bị xảy ra, và ông đã không thể nào quay lại với những người dân của mình cho đến tận ba năm sau. Vào tháng Tám năm 1590, sau khi trải qua nhiều vất vả, John cuối cùng cũng có thể quay trở lại đảo Roanoke. Và khi đến nơi, ông rất ngạc nhiên khi thấy rằng toàn bộ đoàn kiều dân đã biến mất. Dấu vết duy nhất ông có thể tìm được là chữ Croatoan khắc trên một cây cột hàng rào, và một chữ Cro khắc trên một thân cây cũng gần đó.

gettyimages 96742382 5b96b32c46e0fb0050f91a46

John White lại tiếp tục lên thuyền, hướng 80km về phía Nam đến hòn đảo Croatoan, ngày nay còn được biết đến với tên gọi Hatteras để tìm những người dân của mình. Nhưng vận may lại tiếp tục chơi đùa với ông. Cả 2 chuyến đi đều bị bão ngăn cản, buộc John phải quay về cả 2 lần. Thất vọng, John chuyển đến Ireland sống một cuộc đời ẩn dật và lặng lẽ qua đời vào năm 1593, không bao giờ vén màn được sự thật về gia đình của mình.

Cho đến ngày hôm nay, vẫn không có ai biết chắc chắn được chuyện gì đã xảy ra với những người di cư ở Roanoke. Họ bị gì, đã đi đâu và làm gì trong suốt 3 năm John White vắng mặt, vẫn còn là một bí ẩn. Và mặc dù một số lượng lớn người mất tích trong sự kiện đó, đã không có xác chết hay ngôi mộ tập thể nào được tìm thấy trong khu vực đảo Roanoke. Nhiều nhà sử học đã đưa ra quá nhiều giả thuyết trong suốt hơn vài thế kỉ vừa qua về tung tích của nhóm di cư, và cũng đã có nhiều “nhà sử học online” đưa ra giả thuyết của mình về những hiện tượng siêu nhiên. Nhưng không ai có thể đưa ra bằng chứng thuyết phục cho cách giải thích của mình.

Vậy thì những người thất lạc ở Roanoke đã đi đâu? Câu trả lời thuyết phục nhất cho hiện tượng này nằm ở việc John White đã đi vắng 3 năm. Trước khi nhóm thuộc địa của John White đến Roanoke, đã có 2 nhóm di cư người Anh đến đây. Ban đầu, thổ dân ở đây rất thân thiện và hiền lành với những người di cư, cho đến khi Ralph Lane, người dẫn đầu nhóm di cư đầu tiên hạ sát Wingina, thủ lĩnh của bộ lạc ở đây. Căng thẳng dần tăng lên, và 2 nhóm dân di cư đầu tiên phải rút lui về Anh. Vậy nên khi John White quay lại Anh, nhóm dân di cư đã không biết phải làm gì. Vì thế, họ đã gia nhập một bộ lạc khác gần đó và đồng hóa.

gettyimages 566456269 732f916

Thủ lĩnh của một bộ lạc địa phương tên Manteo đã từng ở cùng với John White và nhóm di cư của ông trong một khoảng thời gian ngắn trước khi John White phải quay về Anh. Tuy nhiên, Manteo chỉ là thủ lĩnh của bộ lạc ở Croatan chứ không phải ở Roanoke, nên khi John White không quay về, Manteo có thể đã dẫn nhóm di cư của John White về Croatan. Vào năm 1888, 54 người thổ dân ở Croatan yêu cầu viện trợ với Quốc Hội. Những người này miêu tả bản thân họ là tàn dư đến từ thuộc địa bị thất lạc của John White. Vài tháng sau đó, Văn phòng kiểm soát các dân tộc đã phản hồi lại các kiến nghị, họ nói rằng,

Giữa những người thổ dân da đỏ đã xuất hiện những người da trắng và có dòng dõi từ những người da trắng. Một vài người trong số họ có mắt xám. Khả năng cao là phần lớn những người di cư đã không may qua đời. Và số ít còn lại, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, nên được giữ lại ở đây, và hoạt động, chung sống cùng với bộ tộc.

capture

Vào năm 2015, một nhóm khảo cổ học đã tìm thấy những đồ vật gốc châu Âu tại đảo Hatteras, nơi bộ tộc Croatan từng cư trú. Những đồ vật này bao gồm một chiếc chén có nguồn gốc từ Anh, chuôi kiếm của một thanh kiếm sắt, một phiến đá ghi chú, và aglet. Thanh kiếm tìm thấy thường được những quan chức cao của Anh dùng vào khoảng thế kỉ 16. Phiến đá thì dành cho những người có giáo dục để ghi chú và thực hiện các phép tính toán. Aglet là những miếng kim loại nhỏ dùng để giữ các sợi len dày.

1431561436968693537

Những khám phá này đều chỉ ra rằng đã có một nhóm thuộc địa Anh từng sống ở đây trong khoảng từ thế kỉ 16 đến thế kỉ 17. John White đã có thể gặp được những người đồng hương của mình nếu như không vì 2 cơn bão cản đường ông đến đây. Việc những người di cư chuyển đến Croatan cũng sẽ giải thích cho chữ Croatan mà John tìm thấy trên thanh cột hàng rào khi ông quay lại Roanoke.

fort map1

Cũng đã có nhiều giả thuyết khác cho rằng họ đã không di cư vào Croatan, nhưng thay vào đó tiến vào gần đất liền hơn. Nhưng đa số những giả thuyết này không có bằng chứng nào thật sự thuyết phục. Một mảnh bằng chứng ủng hộ cho giả thuyết này là việc trước khi thực hiện cuộc di cư này, John White đã tự mình vẽ lên một bản đồ, trong đó có Roanoke, Croatan, và khu vực Bắc Mỹ. Trong đó có một địa điểm mà ông đã dùng một miếng vải để dán lên, có thể là một khu vực bí mật mà John đã có dự định để làm gì đó? Nhiều người cho rằng đây là một địa điểm bí mật mà John đã định dẫn nhóm di cư đến để bắt đầu cuộc sống mới, nhưng không có tài liệu gì khẳng định điều này cả.

Như vậy thì khả năng hợp lý nhất chỉ có thể là nhóm di cư đã di chuyển đến Croatan và sống một cuộc sống yên bình không có John White.

Xem lại phần 1 - Bí ẩn Đèo Dyatlov tại đây.

Theo: Tổng Hợp
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.