• Về đầu trang
Sheepo
Sheepo

Những vụ trả thù 'bá đạo' trong thần thoại Hy Lạp: Kẻ giết cha để cưới mẹ, người giết mẹ để đòi công bằng cho cha

Lịch sử

Tiêu diệt hết đám người dám cầu hôn vợ mình

Trong sử thi Odyssey, cuộc chiến thành Troy khiến Odysseus phải rời xa quê nhà suốt 20 năm ròng, bỏ lại phía sau người vợ mới cưới của mình là nàng Penelope.

Trong lúc chồng vắng mặt, vô số người đã đến hỏi cưới Penelope vì bọn họ đều tin rằng Odysseus đã chết. Nhiều năm trôi qua, Penelope trốn tránh chuyện tái hôn, nhưng đám cầu hôn không từ bỏ mà vẫn lảng vảng cố gắng tán tỉnh nàng.

Nàng Penelope và đám cầu hôn

Cuối cùng, những gã này cho rằng Penelope đang đùa giỡn với tình cảm của bọn họ nên yêu cầu nàng phải ra lựa chọn. Penelope bèn nghĩ ra một cuộc thi bắn cung mà theo nàng là không ai có thể chiến thắng được.

Kết cục, tất cả chúng đều thất bại ngoại trừ một kẻ ăn xin xuất sắc vượt qua thử thách. Hóa ra đấy chính là Odysseus đang ngụy trang, sau đó đã dùng cung bắn chết hết đối thủ, cũng là những kẻ làm càn khi mình vắng mặt. Từ đó trở về sau, Odysseus sống hạnh phúc cùng Penelope và con trai Telemachus, trị vì đất nước và nhận được sự kính trọng từ mọi người.

Odysseus đoàn tụ cùng Penelope

Dâng hiến chính con trai của mình và bị nguyền rủa phải đói mãi mãi

Tantalus, con trai của thần Zeus và nữ thần Plouto, được phép thường xuyên đến thăm và dùng bữa với các vị thần trên đỉnh Olympus. Trong lúc kiêu ngạo và xấc xược, Tantalus đã lấy mật hoa và phấn hoa (món ăn thức uống của các vị thần) từ đỉnh Olympus, với hy vọng khám phá những bí mật của sự bất tử và thần thánh. Tantalus sau đó còn cống nạp con trai mình là Pelops cho bữa tối.

Các vị thần tức giận trước hành động của Tantalus

Các vị thần từ chối ăn thịt người phàm. Zeus đưa cậu bé trở lại trần thế và cấm Tantalus không được phép lên đỉnh Olympus nữa. Tantalus bị nguyền rủa phải đứng trong hồ nước vĩnh viễn, dưới nhánh cây ăn quả. Hễ khi Tantalus cố gắng với lấy trái, nhánh cây sẽ mọc ra xa khỏi tầm tay. Hễ khi Tantalus định uống nước, nước trong hồ sẽ rút xuống.

Tantalus bị trừng phạt mãi mãi chịu đói dưới hồ nước

Bị nguyền rủa nhìn chằm chằm vào chính mình cho đến chết

Nemesis là nữ thần có cánh đại diện cho công lý và sự báo thù, thường sẽ rất nổi giận nếu kẻ phàm trần nào dám ra vẻ kiêu ngạo trước các vị thần.

Nữ thần Nemesis

Chuyện kể rằng Narcissus vốn là một chàng trai trẻ khôi ngô tuấn tú, nhưng chỉ biết yêu bản thân mình mà khinh thường người khác. Khi biết thần Echo (người bị nữ thần Hera do ghen tuông mà nguyền rủa vĩnh viễn phải lặp lại lời nói của người khác) đem lòng yêu mình, hắn ta xem thường và thẳng thừng gạt bỏ tình cảm của nàng. Echo vì quá đau buồn mà trốn trong hang đá, không ăn không uống cho đến khi qua đời.

Xem thêm: 'Nữ thần thị phi' Hera - Chân dung tiêu biểu của một 'Hoạn Thư' thời Hy Lạp cổ đại

Nữ thần Echo và Narcissus

Lúc Nemesis hay tin, nàng tức giận liền tìm và bắt gã đàn ông kiêu ngạo đến một hồ nước. Ở đó hắn trở nên u mê với khuôn mặt của chính mình dưới mặt hồ đang nhìn hắn chằm chằm. Nàng nguyền rủa Narcissus phải sống những ngày còn lại của cuộc đời bên bờ hồ, không thể dứt bỏ hình bóng ảo ảnh của bản thân cho đến chết.

Giết con để loại trừ hậu họa, không ngờ vẫn bỏ sót một đứa trẻ

Cronus là em út trong nhóm 12 Titan (vị thần khổng lồ), nổi tiếng vì từng ăn con ruột (bao gồm Hestia, Demeter, Hera, Hades và Poseidon) nhằm loại trừ mối nguy hại đã được tiên đoán từ trước là bị lật đổ bởi chính con mình.

Cronus ăn thịt con

Khi sinh ra Zeus, Rhea (vợ và cũng là chị gái Cronus) đã giấu đứa trẻ và thay vào đó đưa cho chồng nuốt một hòn đá. Lúc trưởng thành, Zeus quay trở lại buộc Cronus phải hồi sinh anh chị em của mình. Zues đã chiến đấu chống lại cha, cuối cùng đánh bại được ông ấy và lên nắm quyền cai quản.

Cuộc chiến giữa Cronus và Zeus

Nữ thần biến kẻ nhìn trộm thành một con nai

Artemis, nữ thần Hy Lạp của sự trinh bạch, của mùa gặt, Mặt Trăng và săn bắn, thường trừng trị và trả thù những kẻ phàm trần dám xúc phạm hoặc không tôn trọng nàng.

Actaeon là một trong những thanh niên kém may mắn đó. Khi đi săn, anh ta vô tình bắt gặp nữ thần đang tắm nên lén nhìn trộm. Lúc phát hiện ra, Artemis vì quá tức giận bởi hành động phạm thượng này nên đã biến Actaeon thành một con nai. Actaeon sau đó bị săn đuổi bởi chính những con chó của mình.

Actaeon bị nữ thần biến thành nai

Xem thêm: Đi tìm giới tính thật của Artemis: Là trinh nữ 'FA lâu năm' hay nữ thần đồng tính trong thần thoại Hy Lạp?

Cô gái bất tuân với người chú vì quá thương anh trai

Trong vở Antigone của kịch gia Hi Lạp Sophocles, nữ nhân vật chính Antigone đã tìm cách giúp thi thể của anh trai nàng là Polyneices được chôn cất trọn vẹn. Tuy nhiên Creon, người chú đang trị vì Thebes của nàng, mong muốn đứa cháu trai nổi loạn phải ra đi trong xấu hổ và bị bỏ mặc đến mục rữa. Dù vậy, Antigone vẫn bí mật mang anh trai đi chôn cất, sau đó nàng bị bắt đưa đến cho Creon.

Antigone bị quân của Creon bắt đi

Antigone nói với người chú của mình rằng nàng đã hành động đúng đắn và có tình người. Trước khi bị chôn sống trong hang động, nàng chọn cách tự kết liễu cuộc đời mình.

Cuối cùng, người chú tàn độc Creon mất cả gia đình vì sự kiêu ngạo của mình.

Lời nguyền tàn độc khiến gia đình tan nát: con giết cha, sau đó cưới mẹ

Vở kịch Oedipus Rex của kịch gia Sophocles kể về đứa bé hoàng gia mang tên Oedipus, bị định sẵn số mệnh lớn lên sẽ giết vua cha. Để ngăn không cho lời tiên tri trở thành sự thật, cha mẹ Oedipus đã bỏ rơi đứa con của họ ở hẻm núi. May mắn thay, cậu bé được những người chăn cừu tìm thấy và nuôi dưỡng.

Khi trưởng thành thành người đàn ông mạnh mẽ và tài giỏi, Oedipus trên đường đi vô tình gặp lại cha mình, vua Laius. Hai người họ không hề nhận ra nhau. Sau khi xảy ra hiềm khích và động thủ, Oedipus đã kết liễu chính cha ruột của mình.

Oedipus vô tình giết cha

Kể từ đó là một chuỗi những bi kịch: Oedipus về sau trở thành vị anh hùng và kết hôn với góa phụ của Laius, cũng chính là mẹ ruột. Họ còn có với nhau bốn mặt con sau nhiều năm chung sống.

Oedipus bàng hoàng nhận ra sự thật

Sau khi biết được sự thật về "vợ" mình, Oedipus đã tự móc mắt và bỏ đi như một người có lòng tự trọng.

Orestes giết mẹ để đòi lại công bằng cho cha

Orestes chỉ là một đứa trẻ khi cha cậu, Agamemnon, tham gia cuộc chiến thành Troy. Trước khi ra đi, Agamemnon đã hy sinh cô con gái nhỏ của mình là Iphigenia cho nữ thần Artemis để con tàu được thuận buồm xuôi gió đến thành Troy.

Trong lúc vắng mặt chồng thì Clytemnestra, vợ Agamemnon, có thêm người tình tên là Aegisthus. Khi Agamemnon trở về, hai người đã âm mưu giết Agamemnon và chiếm lấy ngôi vàng để trả thù cho con gái Iphigenia.

Orestes giết mẹ cùng tình nhân

Khi lớn lên, Orestes lại quay về trả thù cho cha bằng cách giết mẹ và Aegisthus. Một số câu chuyện ca ngợi Orestes, trong khi một số khác cho rằng Fury - những linh hồn giận dữ của người chết - đã đuổi theo dày vò Orestes vì hành động giết mẹ này.

Orestes bị các Fury dày vò
Theo: Ranker

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.