• Về đầu trang
Thanh Yên
Thanh Yên

The Act: 'Tôi không muốn giết mẹ mình, chỉ muốn kết thúc cuộc sống nghẹt thở này'

Phim ảnh

Bà mẹ trong câu chuyện này là một người vô cùng kiên cường, trong suốt mười mấy năm bà luôn tần tảo nuôi nấng và chăm sóc cô con gái yếu đuối nhiều bệnh của mình. Rồi vào một ngày đẹp trời, bà bị phát hiện nằm chết trong nhà, trên người có rất nhiều vết chém và cô con gái thì không rõ tung tích.

Khi chân tướng được sáng tỏ, không ít người đã phải bàng hoàng trước sự thật đau lòng: Bởi vì hung thủ giết chết người mẹ là bạn trai của cô con gái và chính cô đã xúi giục anh ta giết mẹ mình.

Vào tháng 3 năm nay một bộ phim dựa theo thảm án này đã được chuyển thể thành loạt phim chiếu mạng trình chiếu trên trang Hulu với cái tên The Act, đã làm dấy lại vụ án năm xưa.

Ngay khi vừa ra mắt bộ phim đã được chấm 90% trên Rotten Tomatoes.

1 1

Chỉ nhìn vào poster phim, hẳn không ít người đã nghĩ đây là bộ phim về một người mẹ hiền lành chăm sóc đứa con bệnh hoạn. Thế nhưng hoàn toàn ngược lại, đây lại là một bộ phim về cuộc chiến sinh tồn của hai mẹ con.

Nội dung phim không hề phức tạp, nhưng cũng như vụ án năm 2015, nó làm người ta nghẹn lời.

Câu chuyện trong phim mở ra bằng một bối cảnh vô cùng ấm áp khi một người mẹ đơn thân sống nương tựa với cô con gái Gypsy bị bệnh nặng suốt mười mấy năm. Cho dù cực khổ tới mấy bà cũng chưa từng muốn buông tay con gái.

4

Bà từng nói với Gypsy: “Mẹ sinh ra là để thành mẹ của con, mẹ đưa con tới thế gian này, nhưng kể từ giây phút đó, là con dẫn mẹ đi về trước.”

Tất cả những người quen của họ đều cho rằng đây là một cặp mẹ con ngọt ngào.

“Tôi không muốn giết bà ấy, chỉ muốn kết thúc cuộc sống nghẹt thở này.”

Vậy tại sao Gypsy lại muốn giết người mẹ vẫn luôn tận tâm chăm sóc mình? Mọi chuyện phải bắt đầu từ những ngày cô còn nhỏ.

Gypsy khi vừa ra đời vẫn là một cô bé khoẻ mạnh, nhưng vào lúc cô ba tháng tuổi, mẹ cô đã nói cô bị nghẹt thở khi ngủ, sau đó là ung thư tuyến nước bọt và động kinh.

1 2

Ảnh gia đình khi còn nhỏ của cô gái làm nguyên mẫu cho Gypsy

Vì chữa bệnh động kinh, Gypsy bắt đầu dùng thuốc carbamazepin, dẫn tới việc răng của cô bị rụng, đến cuối cùng cô chỉ có thể nhổ cả hàm răng.

Càng lớn Gypsy lại càng mắc nhiều bệnh hơn, cũng uống thuốc nhiều hơn.

Các cơ bắp của cô bé bị héo rút chỉ có thể ngồi trên xe lăn. Rồi cô bị bệnh bạch cầu, tác dụng điều trị của thuốc làm cô bị rụng hết tóc. Cô không thể tự ăn cơm vì thế cần phải đeo ống dẫn cả đời. Cô còn bị bệnh về não, trí lực chỉ dừng lại ở 6 tuổi. Thậm chí cô còn bị bệnh về đường hô hấp phải thường xuyên mang theo thiết bị trợ giúp hô hấp.

Gypsy xuất hiện trước truyền thông trong dáng vẻ nhỏ nhắn, ngồi trên xe lăn, đeo một cặp kính to, mặt mày nhợt nhạt, thân thể gầy gò, người gắn ống dẫn, có đôi khi còn mang theo thiết bị trợ giúp hô hấp.

2

Khi nói về bệnh của Gypsy, mẹ cô luôn có thể kể ra một danh sách dài: thiếu hụt nhiễm sắc thể, suy dinh dưỡng, động kinh, khò khè nặng, nghẹt thở khi ngủ, bệnh về mắt,... và khi kết thúc bà lại nức nở nói rất có thể cô bé sẽ không thể sống quá 20 tuổi.

Sau khi bị cơn bão Katrina thổi bay nhà, hai mẹ con dọn tới Missouri.

4 1

Hình ảnh thực tế trong phóng sự về vụ án con giết mẹ ở Mỹ năm 2015

Câu chuyện về Gypsy được lan truyền rộng rãi qua miệng những người hàng xóm mới, được báo chí truyền thông đăng tải, không ít tổ chức từ thiện và các nhà hảo tâm đã quyên góp và xây dựng lại một căn nhà cho hai mẹ con.

Căn nhà mới được sơn màu hồng ấm áp. Và để tiện cho Gypsy, căn nhà còn được cải tạo thích hợp cho người dùng xe lăn.

Mãi tới khi mẹ cô bé bị giết, suốt nhiều ngày liền cảnh sát không cách nào tìm ra Gypsy và chỉ khi nhìn thấy một cô bé khoẻ mạnh, không cần ngồi xe lăn, mái tóc vừa mọc ra lởm chởm, màu da hồng hào khoẻ mạnh, họ mới biết hoá ra tất cả bệnh tật của Gypsy đều do mẹ cô bé bịa nên.

2 1

Vì muốn nhận được các khoản quyên góp, các chuyến du lịch miễn phí và nhà ở cũng như các khoản trợ cấp khác, bà ta đã khiến con gái mình nằm suốt trên giường bệnh.

Ngay từ đầu Gypsy không hề biết mình là công cụ kiếm tiền của mẹ, cô bé trả lời: “Lúc đó tôi hoàn toàn không biết mình chỉ là một con cờ của bà ấy.”

Chính cô bé cũng không biết tại sao, “Mẹ luôn ép tôi ngồi xe lăn, ép tôi khám bác sĩ, nhưng tôi hoàn toàn không cần những thứ ấy.”

Khi Gypsy bị ép ngồi trên xe lăn, cô bé chỉ mới 7 tuổi.
005xubycly1fyppy65mvmg309c0bokjm

Hình mẹ con trong vụ án năm 2015

Trước khi ngồi xe lăn, mẹ cô bé đã ép cô phải dùng nạng đi đường, có đôi khi Gypsy quên dùng nạng mà tự đi, bà ta sẽ tay cầm tay ép Gypsy tập đi. Mỗi khi ra ngoài bà ta lại dặn Gypsy phải ngồi xe lăn.

Những lúc không có mẹ ở bên, Gypsy sẽ lén đứng lên, khi bị phát hiện bà mẹ sẽ lấy móc treo đánh và mắng cô: “Tao thật mong lúc ấy tao trụy thai cho rồi, mày đã huỷ hoại đời tao. Mày không biết vì để có cuộc sống thế này, tao đã cực khổ thế nào đâu.”

Khi Gypsy đi khám bệnh, bà ta sẽ ép Gypsy ngồi trên xe, chơi búp bê, để bà ta và bác sĩ nói chuyện. Gypsy từng làm kiểm tra tổ chức trong cơ thể ở một bệnh viện ở New Orleans, kết quả hoàn toàn bình thường, ngay lập tức, bà mẹ đưa cô sang một bệnh viện khác.

Đơn thuốc của Gypsy nhiều tới không đếm xuể và hầu hết chúng đều có tác dụng phụ, tác dụng phụ này gây ra những triệu chứng tương tự các bệnh tật được bà mẹ miêu tả.

Khi mẹ Gypsy đọc được cuốn sách nhập môn bệnh bạch cầu, bà ta học được cách dùng thuốc để giúp Gypsy có triệu chứng tương tự.

Cô bé thậm chí không biết tuổi thật của mình là bao nhiêu, cô luôn nghĩ mình 14 tuổi nhưng thực tế cô đã 18. Mãi cho tới một ngày cô vô tình tìm được giấy chứng sinh của mình thì chân tướng mới được sáng tỏ.

2 2

Cô tức giận trước sự lừa dối của mẹ, nên quyết định bỏ nhà ra đi. Không lâu sau thì cô bị bắt trở về nhà. Sau khi về nhà bà mẹ đã dùng búa đập nát máy tính của Gypsy và cảnh cáo cô: “Nếu mày còn dám liên lạc với ai, tao sẽ lấy búa đập nát tay mày.” Vì ngăn cản cô chạy trốn bà ta dùng còng tay còng cô bé lại trên giường suốt 2 tuần.

“Lúc còn nhỏ, tôi nghĩ bà ấy thương tôi. Đến khi phát hiện ra sự thật, tôi thấy mình không hề biết rõ người phụ nữ này, mỗi một câu bà ta nói với tôi, đều là dối trá.”

“Tôi tin tưởng, phục tùng và làm đứa con ngoan của bà ta. Nhưng mọi chuyện bà ta làm đã xé nát trái tim tôi. Tôi muốn biết mình đã làm gì sai để bà ấy phải đối xử tàn nhẫn với tôi như vậy.”

3

Hai ngày trước khi giết mẹ mình, Gypsy từng cãi nhau với bà ta. Bởi vì cô muốn rút ống dẫn, muốn bà nói cho bác sĩ biết cô không cần làm giải phẫu, cô đã làm hơn 20 lần rồi và hoàn toàn không cần thiết. Nhưng bà mẹ không đồng ý, trong cơn tuyệt vọng Gypsy kể lại mọi chuyện cho bạn trai và cầu xin anh ta giúp cô giết chết bà ta, bởi vì cô làm không được.

6

Hình truy nã của "Gypsy" và bạn trai mình

Hai ngày sau, bi kịch xảy ra, mọi chuyện đã không thể cứu vãn.

Khi bị bắt, có người hỏi Gypsy:

- “Bây giờ mẹ cô chết rồi, cô có vui không?”

Gypsy đã trả lời: "Không, tôi vui vì mình thoát được nhưng tôi không vui vì cái chết của bà ấy.”

- “Vậy tại sao cô phải giết mẹ mình?”

“Lúc ấy tôi biết mình bị ngược đãi, nhưng không rõ là loại nào, tôi chỉ biết mình có hàng tá việc không được làm. Và mẹ tôi chính là người đưa ra những điều đó. Tôi không muốn giết bà ta, chỉ muốn chấm dứt cuộc sống nghẹt thở này.”

Bi kịch trong bi kịch

Chúng ta thường nói, trên thế giới này sao lại có người mẹ nào không yêu thương con mình? Nhưng cũng như Gypsy từng nói: “Tôi không rõ sao có người lại ác với con mình như vậy, người lớn nên bảo vệ và yêu thương những đứa trẻ, chứ không phải biến chúng thành công cụ kiếm tiền, thoả mãn dục vọng của họ.”

4

Một cô bé vốn nên có cuộc sống tươi đẹp, lại bị chính mẹ mình cầm tù trong sự giám thị sát sao, dẫn tới bị suy dinh dưỡng, người ngợm ốm yếu, chỉ có thể ngồi xe lăn, cả ăn uống cũng không thể tự chủ.

Gypsy giết mẹ chỉ vì muốn sống cuộc sống bình thường nhất.

Trong văn hoá các nước Á Đông chúng ta, cha mẹ không hề xem con cái là một cá thể độc lập, mà là một phần thân thể mình, sự kéo dài sinh mệnh của bản thân. Họ thông qua con trẻ, thể hiện yêu cầu và giá trị của mình.

Chính loại quan hệ máu mủ dị dạng này là căn nguyên của mọi bi kịch.

Làm cha mẹ, chúng ta cần nhớ kỹ: một đứa trẻ, từ giây phút rời khỏi cơ thể mẹ, nó đã là một sinh mệnh độc lập.

Câu chuyện xảy ra ở nước Mỹ tuy cực đoan, nhưng nó như một câu chuyện ngụ ngôn, dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh: Con cái phải thoát khỏi sự khống chế của cha mẹ mới có thể sống như một cá thể độc lập thật sự.

Chỉ bằng những hình ảnh bình thường không máu me, kinh dị hay những không gian u ám bức bối, nhưng The Act vẫn xé mở một chân tướng đầy đáng sợ, để giúp người xem tìm hiểu nguyên nhân của tất thảy bi kịch và mong muốn rằng những bi kịch này sẽ ngày càng ít đi.

Theo: Sina
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.