• Về đầu trang
Chim Vịt
Chim Vịt

'The Up Series' - Bộ phim tài liệu vĩ đại nhất nước Anh theo sát cuộc đời 14 đứa trẻ trong suốt 56 năm

Phim ảnh

Trong mỗi gia đình, điều được các bậc phụ huynh đặc biệt chú ý, quan tâm hiện nay đó chính là phương pháp giáo dục con cái. Hay như việc, những phương pháp giáo dục có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của trẻ? Vì tương lai của con em, bản thân chúng ta đôi lúc cũng cảm thấy bối rối và đặt quá nhiều kì vọng vào những đứa trẻ.

1

The Up Series là một bộ phim tài liệu của BBC đã quay lại câu chuyện cuộc đời của 14 đứa trẻ khác nhau từ độ tuổi 7 cho đến 56. Đây được xem là một trong những bộ phim tài liệu vĩ đại nhất của Anh. Trong một chương trình của Channel 4 năm 2005, series này thậm chí còn đứng đầu danh sách 50 phim tài liệu vĩ đại nhất thế giới.

The Up Series đem đến cái nhìn sâu sắc và đầy tính chiêm nghiệm cho câu hỏi: Điều gì đã xảy ra với số phận của con người khi họ trải qua những phương pháp giáo dục không giống nhau?

Bắt đầu lên sóng tập đầu tiên vào tháng 5 năm 1964, bộ phim tài liệu mang tên "7 Up - Bảy Năm Cuộc Đời" do đài ITV thực hiện có tổng cộng tất cả 8 tập phim. Những thước phim ghi lại quỹ đạo cuộc sống của 14 đứa trẻ đến từ những tầng lớp khác nhau.

Tập 8 "56 Up" - tập mới nhất đã lên sóng vào tháng 5 năm 2012. Đạo diễn bộ phim Michael Apted (nay đã 78 tuổi) tuyên bố tập tiếp theo "63 Up" sẽ quay vào cuối năm 2018 và phát hành vào mùa xuân năm 2019. Đạo diễn series phim tài liệu huyền thoại này hài hước chia sẻ: "Tôi hy vọng sẽ tự mình thực hiện tập phim 84 Up khi tôi 99 tuổi".

2

Những đứa trẻ tham gia bộ phim tài liệu

Những đứa trẻ tham gia vào bộ phim đều có độ tuổi bằng nhau là bảy tuổi, được chọn lựa từ những tầng lớp sống khác nhau. Quá trình theo dõi, ghi hình có chu kì là 7 năm một lần: bắt đầu từ năm lũ trẻ 7 tuổi cho đến năm 14 tuổi, 21 tuổi, 28 tuổi, 35 tuổi, 42 tuổi, 49 tuổi, 56 tuổi.

3

Qua bộ phim tài liệu, chúng ta có thể nhìn thấy được quá trình thay đổi trong từng giai đoạn của mỗi đứa trẻ qua từng năm tháng.

Mỗi đứa trẻ đều có xuất phát điểm là những đứa trẻ vô tư, hồn nhiên và hết sức ngây thơ. Nhưng khi đặt trong những môi trường khác nhau, những cách giáo dục khác nhau chúng ta sẽ nhận ra được những sự khác biệt lớn.

1. Giai cấp sống ảnh hưởng tới tầm nhìn và tương lai của những đứa trẻ

14 đứa trẻ được chọn đến từ các tầng lớp sống khác nhau ở Anh. Vào đầu bộ phim tài liệu, đạo diễn đã đưa ra một nhận định rằng: "Tầng lớp xã hội của mỗi đứa trẻ sẽ có ảnh hưởng đến tương lai của chúng."

Khi bắt đầu bộ phim tài liệu, ba cậu bé thuộc tầng lớp thượng lưu đã gây ấn tượng đối với mọi người.

4

Ba cậu bé 7 tuổi là Charles, Andrew, John có bố mẹ thuộc tầng lớp có mức sống cao

Ba đứa trẻ được học ở các trường tư lập và chúng đều có kế hoạch rõ ràng cho tương lai của bản thân. Những đứa trẻ này có thói quen đọc về các tin tức tài chính, thời báo mỗi ngày, chúng đều biết rõ năng lực của bản thân sẽ thi vào trường trung học nào, học đại học gì,...

5

Jackie 7 tuổi, Sue, Lynn

Trái ngược với ba bé trai ở tầng lớp thượng lưu thì ba bé gái thuộc tầng lớp lao động phía Đông, Luân Đôn lại tự do và sống hồn nhiên hơn rất nhiều. Ba cô gái cùng đi học tại một trường tiểu học ở Luân Đôn. Các bé gái 7 tuổi này thường sẽ đến nhà chơi với nhau để nói chuyện về cậu bé mà chúng thích, rồi cùng tưởng tượng về tương lai và cuộc sống.

Cùng lúc đó, những đứa trẻ lớn lên trong khu ổ chuột ở những khu vực nghèo khó thậm chí còn không dám mơ về điều gì xa vời trong tương lai. Một số đứa trẻ trong số đó chỉ hy vọng những điều nhỏ nhoi như có thể huấn luyện ngựa kiếm tiền, có cơ hội nhìn thấy cha mình hay hy vọng chỉ cần có đủ ăn và ít bị đánh đập hơn mà thôi.

6

Nick lớn lên ở một vùng nông thôn và có cuộc sống khốn khó

7

Paul lớn lên trong một trại trẻ mồ côi

8

Simon là một trường hợp khá đặc biệt khi cha cậu là người da đen, còn mẹ là người da trắng và cậu lớn lên trong trại trẻ mồ côi.

Sau khi tập phim tài liệu đầu tiên được phát sóng, mọi người đã nhận ra rằng sự khác biệt trong giai cấp ban đầu sẽ có ảnh hưởng đến ước mơ và nhận thức của đứa trẻ khi chúng lớn lên và sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến những lựa chọn của chúng trong tương lai.

9

Mặc dù hầu hết các đứa trẻ 7 tuổi đều hồn nhiên và khá vô tư, nhưng từ tập đầu tiên của bộ phim tài liệu, chúng đã có thể nhận thấy được một số những khác biệt trong lối sống ở các tầng lớp là rất khác nhau.

10

Jackie, Sue, Lynn năm bảy tuổi

11

Jackie, Sue, Lynn năm 14 tuổi

2. Giáo dục đúng cách là tài sản vô gia nhất mà bố mẹ nên dành cho con cái của mình.

Các gia đình trong giới thượng lưu thường có những phương pháp giáo dục con cái tốt, họ chỉ dẫn cho con cái của mình nhiều những kinh nghiệm trong cuộc sống hơn. Tầm nhìn, lối sống, năng lực và sự kết nối của cha mẹ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự cuộc sống của những đứa trẻ về sau này.

20

Dưới sự hướng dẫn đúng cách của cha mẹ, con cái sẽ nhận ra được những điều đúng đắn trong cuộc sống

Ba bé trai thuộc tầng lớp thượng lưu, từ nhỏ dưới sự giáo dục tốt của bố mẹ, chúng đã hiểu và biết cách lên kế hoạch hợp lý. Những đứa trẻ này luôn làm chủ được cho cuộc sống cũng như tương lai của bản thân. Sau khi trưởng thành một số đã trở thành luật sư, một số trở thành nhà sản xuất,...chúng lại tiếp tuc cuộc sống của những tầng lớp thượng lưu và được mọi người tôn trọng.

Trẻ em ở tầng lớp có mức sống thấp thường không thực sự hiểu được ý nghĩa của việc giáo dục. Chính vì vậy, chúng đánh nhau và thích những trò cảm giác mạnh hơn là việc học tập trên lớp, chũng cũng không hề có kế hoạch hay dự định cho tương lai.

Ước mơ đơn giản chỉ là kiếm tiền và không còn đói nữa. Vì vậy những đứa trẻ này bỏ học một cách ngẫu nhiên, vào đời sớm để kiếm tiền, kết hôn, sinh nhiều con và rồi lại thất nghiệp. Chúng lại tiếp tục một vòng luẩn quẩn như cuộc đời bố mẹ chúng đã từng.

Hơn một nửa trong số 14 đứa trẻ đều đã từ bỏ việc học vì nhiều lý do khác nhau. Vì vậy ở tuổi trung niên họ đều cảm thấy hối tiếc vì đã không học hành tử tế khi còn ở trường, nếu vậy họ sẽ không phải lo về cuộc sống mưu sinh, hay phải cố gắng kéo dài thời gian nghỉ hưu và dựa vào những đồng tiền trợ cấp ít ỏi của chính phủ để sống qua ngày.

21

Andrew, một trong ba cậu bé thuộc tầng lớp thượng lưu khi trưởng thành nói rằng:

"Mọi người không thể chắc chắn tài sản của mình có thể để lại được cho thế hệ tiếp theo hay không, nhưng ít nhất có thể chắc chắn một điều rằng, một khi cho thế hệ sau sự giáo dục tốt nhất thì chúng có thể sống một đời an nhàn mà không cần lo lắng về vấn đề tiền bạc."

Nick là trường hợp duy nhất trong số những đứa trẻ thuộc tầng lớp thấp, có bước phát triển ngoạn mục so với những đứa trẻ cùng tầng lớp với cậu bé. Từ câu chuyện của Nick cũng đã chứng minh một điều rằng, chỉ có tri thức mới có thể làm cuộc sống tốt đẹp hơn.

22

Nick

Ngay từ đầu, Nick được nhận định là một cậu bé nhút nhát và khá rụt rè trước máy quay, cậu bé được được sinh ra tại một vùng nông thôn ở nước Anh. Mỗi ngày Nick cần phải đi bộ gần 5 km để đến trường.

Năm 14 tuổi, cậu ta luôn trốn tránh máy quay, dưới cặp kính dày là một đôi mắt luôn ẩn chứa nhiều phiền muộn, hoang mang và lo lắng về tương lai.

Tuy nhiên, giáo dục dần thay đổi Nick, anh chàng đặc biệt có niềm yêu thích với những cuốn sách về khoa học. Một ngày nọ, Nick cùng các bạn cùng lớp nhiệt tình thảo luận về kiến thức không gian. Giáo viên hỏi Nick rằng: "Em thường thích đọc sách gì? Có vẻ em rất am hiểu về máy bay?"

Những lời nói của giáo viên đã vô tình khiến Nick cảm thấy như được tiếp thêm sức manh và tự tin hơn vào đam mê của chính mình. Từ đó, Nick lại càng đọc nhiều sách hơn, cậu dành phần lớn thời gian của bản thân để nghiên cứu những kiến thức khoa học này. Nick nói rằng chính sự hướng dẫn của giáo viên đã thôi thúc cậu bước vào con đường nghiên cứu khoa học.

Ở tuổi 21, Nick được nhận vào Khoa Vật lý tại Đại Học Oxford. Năm 28 tuổi, cậu chuyển tới sống tại Hoa Kỳ để nghiên cứu về năng lượng hạt nhân và đến giảng dạy tại Đại Học Wisconsin, Madison.

23

Từ một cậu bé nhà quê nay đã trở thành một giáo sư đại học. Chứng kiến sự biến đổi một cách ngoạn mục này của Nick nhiều người không khỏi ngạc nhiên.

333

Khi một người có tri ​​thức, tầm nhìn của họ sẽ trở nên rộng mở, họ có nhiều cơ hội thăng tiến hơn.

Nhiều người không khỏi giật mình khi nhìn thấy bước thay đổi của Nick, từ một cậu bé 7 tuổi nhút nhát, tự ti nay đã trở thành một học giả đầy tự tin và thành công.

Đôi khi điều ngăn cách chúng ta bước ra thế giới đơn giản chỉ là một cánh cửa và bốn bức tường, chỉ cần chúng ta có được tri thức, có được chìa khoá để mở cánh cửa gò bó kia, thì ngoài kia đang chờ đợi chúng ta là cả một bầu trời rộng lớn.

3. Chìa khóa của hạnh phúc: Thái độ sống quyết định đến số phận của bạn.

Ngoài giáo dục và tầng lớp xã hội, một chủ đề khác được đề cập trong bộ phim tài liêu đó chính là thái độ sống. Bạn còn nhớ đến đến ba bé gái thuộc tầng lớp lao động mà Lost Bird đã đề cập ở đầu bài hay không? Cả ba bé gái ở đây đều có chung hoàn cảnh sống nghèo khó và có bố mẹ ly dị.

Do ảnh hưởng từ gia đình, Jackie và Lynn 2 cô bé lớn lên trở thành những người có thái độ sống thiếu tích cực hay phàn nàn và bực dọc với mọi người. Nhưng trái ngược với Jackie và Lynn, Sue luôn có thái độ lạc quan với cuộc sống, cô không muốn con cái của mình phải chịu cảnh thiếu thốn tình thương của bố mẹ như khi cô còn bé. Sue biết trân trọng thời gian và luôn dành thời gian cho gia đình và con cái, ngoài ra Sue còn tích cực tìm kiếm cơ hội để cải thiện bản thân.

24

Sue hạnh phúc bên những đứa con của mình.

Khi còn trẻ vì lý do gia đình khiến Sue không thể đi học đại học. Nhưng nhờ vào sự nỗ lực của bản thân, Sue đã tìm được một vị trí nhân viên trong trường đại học. Sau khi những đứa con của Sue trưởng thành, cô lại có niềm đam mê với sân khấu và ca hát. Yêu cuộc sống, yêu công việc, tự tin và lạc quan khiến cuộc sống thường ngày của Sue luôn tràn ngập hạnh phúc.

Cuối cùng, chúng ta đã thấy rằng Sue ngày càng trở nên xinh đẹp và rạng rỡ hơn.

25

Sue từ năm 7 tuổi - 56 tuổi

26

Thêm một ví dụ khác chứng minh cho việc thái độ sống hay tính cách của bản thân ảnh hưởng tới cuộc sống như thế nào. Đó là về cô bé Lynn.

27

Lynn năm 7 tuổi là một cô bé dễ thương

Năm 14 tuổi, Lynn khá rụt rè và nhút nhát trước máy quay. Lynn kết hôn vào năm 19 tuổi nhưng cuộc sống hôn nhân không mang lại nhiều thay đổi cho cô nàng. Ở tuổi 21, Lynn làm nhân viên của một thư viện, dù hàng ngày luôn trông coi những cuốn sách nhưng tính khí của Lynn không hề điềm tĩnh chút nào.

Cô luôn không hài lòng với nhiều điều trong cuộc sống và bất mãn với nền giáo dục của nước nhà. Chính vì hay bực dọc và có thái độ sống bi quan nên khuôn mặt của Lynn trông ngày một tồi tệ và già hơn so với những người cùng tuổi.

28

Nhiều người nói rằng Lynn là người có khuôn mặt già nhất trong tất cả các nhân vật nữ tham gia bộ phim tài liệu

Càng vào độ tuổi trung niên, Lynn càng mắc phải nhiều căn bệnh, cô chấp nhận số phận và sớm buông xuôi trước bệnh tật. Năm 2014, Lynn qua đời vì bệnh khi chỉ mới 58 tuổi.

29

Hình ảnh Lynn năm 56 tuổi

Neil sinh ra trong tầng lớp trung lưu - một ví dụ khác cho thấy thái độ sống ảnh hưởng nghiêm trọng đến số phận của mỗi người.

30

Sinh ra trong gia đình có bố và mẹ đều là giáo viên, ngay từ khi còn nhỏ bố mẹ của Neil đã sớm lên kế hoạch nghề nghiệp tương lai cho anh, đó là trở thành giảng viên đại học hoặc quản lý ngân hàng. Bố mẹ Neil luôn nghĩ rằng cuộc sống của Neil phải đi theo con đường đã được hoạch định sẵn này, vì thế ngoài việc học, bố mẹ của anh không bắt Neil phải động tay động chân vào việc gì.

Trong một bài phỏng vấn, Neil chia sẻ rằng ngoài việc bắt mình học ra thì bố mẹ của không hề chỉ dạy cho anh bất cứ một thứ gì khác ngoài xã hội.

Vào năm 21 tuổi, do áp lực từ việc học và gia đình, Neil thi vào một trường đại học cách xa nhà để anh không phải chịu sự quản thúc của bố mẹ. Tuy nhiên chưa đầy một năm sau, Neil bỏ học và đến làm công nhân ngắn hạn cho một công trường xây dựng.

Vì sự kỳ vọng quá cao cũng như sự bảo vệ và bao bọc quá mức của bố mẹ trong một thời gian dài nên khi thực sự bước vào xã hội, Neil bị khủng hoảng tinh thần. Anh liên tục gặp thất bại trong công việc, luôn cảm thấy bản thân thua thiệt và thấp kém hơn so với bạn bè. Điều này dẫn đến tình trạng lo lâu, căng thẳng và sợ sệt xã hội, Neil thậm chí còn cảm thấy rằng mình không xứng đáng để có con vì đứa trẻ sẽ phải thừa hưởng sự thất bại của bố nó.

31

Cuối cùng, Neil mắc bệnh tâm thần. Ở tuổi 28, sau khi thất nghiệp Neil trở thành một kẻ lang thang và phải dựa vào trợ cấp để sống qua ngày.

Đối mặt với những thất bại trong cuộc sống, một số người đã học cách tự đứng dậy và đi về phía trước, nhưng một số khác lại luôn dằn vặt và tự trách bản thân dẫn tới ngày càng sa sút, xuống dốc và không tìm thấy lối thoát như ví dụ của Neil.

Từ những ví dụ ở trên, chúng ta có thể thấy rằng giáo dục từ gia đình hay suy nghĩ tích cực, lạc quan có ảnh hưởng rất lớn đối với số phận cuộc đời của mỗi một con người.

Theo: weibo
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.