• Về đầu trang
CIBOONG
CIBOONG

Mặt trái của công cuộc bảo tồn động vật quý hiếm

Thiên nhiên

Cứ sau 50-100 triệu năm, khoảng 95% tất cả các loài sinh vật sống trên hành tinh của chúng ta sẽ chết. Các nhà khoa học gọi quá trình này là tuyệt chủng Holocene. Theo thuyết này, một số chuyên gia cho rằng việc cứu những loài có nguy cơ tuyệt chủng thực ra lại làm gián đoạn trật tự tự nhiên.

Sau đây là những lý do khiến họ nghĩ rằng cứu các loài có nguy cơ tuyệt chủng không chỉ vô nghĩa mà đôi khi còn có hại.

Chọn lọc tự nhiên

12743260 64731460 5e1b2b2dee738ce864ab0a68c43eeeb7fdd573cb 1500 1 1558447868 728 8cab26ddd0 1558975516

© depositphotos © depositphotos © depositphotos © depositphotos © depositphotos © depositphotos

Tuyệt chủng là một quá trình tự nhiên luôn đi kèm với sự tiến hóa. Đây là cách để tự nhiên loại bỏ các loài không thích hợp với môi trường sống hiện tại và chỉ ưu tiên những loài mạnh nhất. Nhà sinh vật học R. Alexander Pyron ủng hộ quan điểm này. Ông tin rằng toàn bộ khái niệm về các loài có nguy cơ tuyệt chủng là hoàn toàn sai lầm vì tất cả các loài đều sẽ bị tuyệt chủng dần dần.

Có một lý lẽ hợp lý rằng nhiều loài động vật bị tuyệt chủng vì những gì loài người chúng ta làm. Pyron nói rằng những thay đổi của con người đối với môi trường không phải là không tự nhiên. Chúng ta là một phần của hệ sinh thái hành tinh và hành động của chúng ta là hoàn toàn tự nhiên. Nếu một loài bị tuyệt chủng, nó sẽ sớm được thay thế bằng một loài mới. Tất nhiên, đây là một quá trình dài và gần như không thể nhận ra trong môi trường tự nhiên.

Pyron cũng tin rằng khi mọi người cố gắng cứu các loài có nguy cơ tuyệt chủng, họ chỉ cố gắng xoa dịu cảm giác tội lỗi của chính mình.

Thay đổi hệ sinh thái

12743310 68333060 12fc40a36993f76148b8383c81fc86971027c7b2 1500 1 1558939871 728 d55a549749 1558975516

© depositphotos © depositphotos © depositphotos

Cùng với sự tuyệt chủng, có những quá trình khác đang diễn ra như những thay đổi trong hệ sinh thái. Ví dụ nổi bật nhất về điều này là sự trở lại của những con sói ở Yellowstone – nơi có nhiều hươu và nai – do tác động của con người. Những kẻ săn mồi đã ăn rất nhiều hươu nai dẫn đến sự gia tăng số lượng cây dương lá rung và cây bạch dương, từ đó tăng số lượng cá thể loài hải ly. Ngoài ra, các nhà khoa học còn nhận thấy những hậu quả ít rõ ràng hơn:

  • Chỉ 2 năm sau khi sói trở lại rừng, số lượng chó sói địa phương đã giảm hơn 2 lần so với trước đây.
  • Cáo – đối thủ cạnh tranh của chó sói – phát triển mạnh. Vì con mồi của cáo là động vật gặm nhấm nhỏ ăn rễ cây, lá, quả hạch và các thảm thực vật khác nên hệ thực vật địa phương đã thay đổi rất nhiều.

Trong cuộc cách mạng văn hóa ở Trung Quốc, đã có một tình huống tương tự. Để tăng lợi nhuận cho mùa vụ, chính quyền địa phương đã quyết định giết chim sẻ. Trong năm đầu tiên, vụ thu hoạch thực sự tăng trưởng; nhưng năm sau, sâu bướm và châu chấu tăng lại gia tăng khiến chất lượng mùa gặt giảm đến mức gây ra nạn đói ở nước này.

Do đó, vấn đề chính của việc cứu một loài là gần như không thể dự đoán được thiên nhiên sẽ phản ứng thế nào với sự trở lại của một con vật đã chết.

Chi phí tốn kém

12743660 image crop 1661x1278 1558510779 728 c133c961d6 1558975516

© East News

Chi phí cứu những loài có nguy cơ tuyệt chủng thường khác nhau ở các quốc gia. Theo ước tính, mỗi năm con người chi khoảng 50 tỷ đô la vào các hoạt động tổ chức và bảo tồn, cải thiện luật pháp và cả những cuộc chiến chống lại những kẻ săn trộm. Như chính các nhà khoa học đã nói, số tiền này thật ra cũng không quá lớn, đặc biệt là đối với số phận của hệ sinh thái (hay nói cách khác là cuộc chiến cho nền văn minh nhân loại). Nhưng ở nhiều quốc gia thì đây có thể được xem như một gánh nặng.

Chẳng hạn, tại Florida (Mỹ), chính quyền đang làm mọi thứ có thể để cứu loài báo sư tử đang có nguy cơ bị đe dọa. Mặc dù chi từ 50 đến 100 triệu đô la mỗi năm, số lượng động vật tăng lên lại không đáng kể. Vì vậy, câu hỏi được đặt ra là: chúng ta có nên chi quá nhiều tiền vào việc cố gắng cứu thứ gì đó vẫn sẽ chết?

Các chuyên gia đưa ra một câu trả lời đơn giản: nếu chúng ta không đầu tư tiền vào việc cứu các loài có nguy cơ tuyệt chủng ngay bây giờ, chúng ta sẽ phải đầu tư nhiều hơn nữa trong tương lai. Ví dụ, nếu không có ong, thức ăn sẽ trở nên đắt đỏ hơn và nếu kền kền bị tuyệt chủng, các trường hợp bệnh dại và chi phí y tế tăng cao là điều không thể tránh khỏi.

Thiếu đa dạng di truyền

12743410 64645210 cad3823d409f0c56e91939c00f51a27713ecfebd 1500 1 1558442972 728 87e1e7b02d 1558975516

© depositphotos © depositphotos

Thiếu đa dạng di truyền có thể dẫn đến nhiều hậu quả khủng khiếp mà tồi tệ nhất sự tuyệt chủng của cả một loài. Điều này cũng có thể dễ dàng được nhận ra ngay trong lịch sử của loài người: những khiếm khuyết nghiêm trọng mà vua Charles II phải mang trên mình là hệ lụy của truyền thống hôn nhân cận huyết dài 600 năm trong gia đình Hoàng gia.

Điều tương tự cũng xảy ra với động vật. Ví dụ nổi bật nhất là chú hổ Kenny sống trong một khu bảo tồn ở Mỹ. Kenny bị chẩn đoán mắc hội chứng Down do cha mẹ của chú là anh chị em.

Tạo nên mối gần gũi không cần thiết với con người

12743460 800px zoo praha enrichment kondor krlovsk 1 1558412341 728 5c6e022d8f 1558975516

© Petr Hamerník / wikimedia

Trong các khu bảo tồn, nguời ta thường cho các loài động vật sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt. Chúng sẽ được bảo vệ ở đây và chỉ được thả về tự do khi đã đạt đủ số lượng cần thiết.

Điều này đã xảy ra với loài kền kền khoang cổ. Người ta sử dụng búp bê mô phỏng giống loài kền kền thật khi họ nuôi những chú chim nhỏ. Điều này rất cần thiết để ngăn những con chim non nghĩ rằng con người là cha mẹ của chúng. Nhưng bất chấp mọi biện pháp phòng ngừa, những chú chim sau khi được thả tự do vẫn thường đến thăm con người và thậm chí còn tỏ ra thích thú. Điều này dẫn đến một rào cản văn hóa giữa kền kền hoang dã và kền kền được chăm sóc trong khu bảo tồn.

Vấn đề đạo đức ở vườn thú và khu bảo tồn

12743710 image crop 1981x1361 1558412075 728 3f05c67d86 1558975516

© JENS KALAENE / AFP / East News

Người ta cần chọn ra một số con trong một loài để phục vụ cho việc duy trì sinh sản. Những con thú được chọn sẽ được giữ trong khu bảo tồn hoặc sở thú và chịu sự giám sát liên tục. Vấn đề là việc sinh sản trong điều kiện như vậy thường rất khó khăn vì:

  • Thật khó để chọn bạn đời vì số lượng động vật rất hạn chế.
  • Số lượng mùa sinh sản giảm từ 4-5 xuống 1-2 mỗi năm.

Hầu hết tất cả các động vật bị giam cầm đều trải qua áp lực tâm lý có thể dẫn đến sự gián đoạn trong chu kỳ ở những con giống cái.

Đây là lý do tại sao một số chuyên gia nghĩ rằng cố gắng khôi phục số lượng động vật theo cách này chẳng khác gì một hình thức tra tấn.

Thông tin bên lề:

Điều đáng nói là càng nhiều người nói về việc cứu một loài nào đó thì nó lại càng có xu hướng bị tuyệt chủng nhanh hơn. Đó là do những con vật này thường xuyên xuất hiện thấy trong các bộ phim và quảng cáo đến nỗi ngay cả các nhà khoa học đôi khi cũng không biết chúng có nguy cơ tuyệt chủng. Theo tính toán, mỗi người nhìn thấy nhiều sư tử trên TV hơn lượng sư tử ngoài đời thực.

Nếu bạn là một nhà khoa học và sự sống sót của một loài phụ thuộc vào bạn, bạn sẽ làm gì?

Theo: brightside.me
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.