• Về đầu trang
Ngọc Vân
Ngọc Vân

7 lý do đáng buồn khiến 'người ấy' lừa dối bạn và cách khắc phục

Tình yêu

Bị lừa dối từ những người thân yêu là một điều đáng buồn. Tuy nhiên thay vì nghi ngờ và đổ lỗi cho nhau, bạn hãy tìm hiểu sâu hơn vì sao người đó lại cố gắng dối lừa bạn và tránh xa hành động đó.

Những tips dưới đây có thể cải thiện các mối quan hệ trong xã hội và làm bạn cảm thấy cuộc sống hạnh phúc hơn.

Ai là người thường hay gian lận trong một mối quan hệ?

14345310 12679660 a4b8c4b8e254b9c290e794fe843d544a42e849ff 1500 1 1563434211 728 5189c41938 1564145225

Có rất nhiều nghiên cứu về chủ đề này, mọi người thường cho rằng đàn ông là những “kẻ lừa dối”, nhưng sự thực là phụ nữ cũng có khả năng lừa dối như đàn ông.

Alicia Walker đã nói chuyện với hơn 50 phụ nữ ở độ tuổi từ 24 đến 54 và tiết lộ trong cuốn sách “Những cuộc đời bí mật của các bà vợ gian lận” rằng 40 là độ tuổi phụ nữ có thể sẽ thường lừa dối người đồng hành. Nhưng không ai muốn mất cuộc hôn nhân của mình cả! Họ chỉ tìm kiếm một trải nghiệm mới mẻ hơn.

Phụ nữ đang trở nên bình đẳng với đàn ông, tuy nhiên lý do gian lận của hai phái có thể khác nhau. Thông thường, đàn ông bị điều khiển bởi ham muốn, trong khi phụ nữ đang tìm kiếm một kết nối cảm xúc.

Tại sao mọi người thường gian lận trong một mối quan hệ?

1. Thiếu đam mê trong một mối quan hệ

1

Đây là lý do phổ biến nhất được ghi nhận trong những nghiên cứu. Bạn dù có thể có được sự hòa hợp về mặt cảm xúc với người bạn đời của mình, nhưng nếu bạn luôn cảm thấy thiếu đam mê với cuộc hôn nhân, điều đó có thể kết thúc bằng sự gian lận từ cả hai phía.

Bạn nên làm gì:

Nói chuyện với người đó, cởi mở hơn về nhu cầu của bạn, và cố gắng không từ chối các nhu cầu của đối phương ngay lập tức.

Đừng ngại thử nghiệm và trải nghiệm.

Bạn có thể thử nói chuyện cùng một nhà tâm lý học nếu bạn không biết phải bắt đầu thảo luận vấn đề này với đối phương như thế nào.

2. Thiếu sự thỏa mãn về cảm xúc

2

Điều này có thể rất nguy hiểm, vì nếu không cảm thấy thỏa mãn về cảm xúc, bạn có thể bị trầm cảm và bắt đầu tìm kiếm một nguồn hạnh phúc khác. Việc kết nối giữa 2 người ít hơn sẽ dẫn đến nhiều cơ hội “gian lận” cho người còn lại.

Bạn nên làm gì:

Làm việc cùng nhau để tạo ra cảm xúc.

Chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Nếu bạn mắc lỗi, đừng mặc kệ và coi như không có chuyện gì. Một vấn đề chưa được giải quyết sẽ chỉ tạo ra nhiều vấn đề hơn thay vì biến mất.

Cân bằng công việc và cuộc sống cá nhân của bạn.

Đối phương của bạn cũng có quyền nêu ý kiến ​​của riêng họ. Thay vì chiến đấu, sẽ tốt hơn nếu cả hai tìm được một sự thỏa hiệp.

3. Đối phương vừa hết yêu bạn hoặc có tình mới

3

Điều này rất đau đớn, và tình yêu là một điều khó khăn. Bạn có thể đang ngồi trong một quán cà phê và nhìn thấy điều tồi tệ đó, trái tim của bạn dừng lại. Tình yêu là một thứ không thể giải thích bằng khoa học. Vì vậy, rất có thể dù bạn không muốn, nhưng một ngày nào đó bạn cũng có thể rơi vào “lưới tình” dù biết điều đó không đúng đắn.

Bạn nên làm gì:

Mọi mối quan hệ đều có những thách thức. Không ai là hoàn hảo và bạn cần phải chấp nhận điều đó như một sự thật.

Hãy luôn lãng mạn với đối phương của bạn. Nó cũng là yếu tố xúc tác trong một mối quan hệ, giúp tình yêu trở nên thú vị hơn và tình cảm cũng theo đó mà gia tăng.

Hãy hành động. Thật tuyệt khi ai đó được nghe người mình yêu nói rằng "Tôi yêu bạn”. Nhưng đừng nói suông, vì bạn vẫn cần phải chứng minh điều đó bằng hành động.

Tôn trọng sự độc lập và cá nhân của đối phương và chính bạn.

Đừng cố gắng ép buộc mọi thứ.

4. Tức giận là một chất kích thích cho sự gian dối

4

Bạn nghi ngờ hoặc biết đối phương đang làm tổn thương hoặc phản bội bạn. Và suy nghĩ lập tức có trong đầu bạn là: Bạn muốn trả thù! Đừng làm điều đó vì nó là một hành động vô nghĩa.

Bạn nên làm gì:

Tập trung vào việc quản lý bản thân. Bình tĩnh sẽ luôn có hiệu quả hơn nhiều việc xúc động. Hãy tìm những người có thể giữ tâm trạng của bạn tốt lên.

Chia sẻ cảm xúc của bạn thay vì đổ lỗi cho người khác.

Phân tích tình huống và cố gắng tìm giải pháp tốt nhất thay vì tức tối. Đối tác của bạn rất có thể sẽ hối hận về hành động của họ khi thấy bạn là một người hợp lý và bình tĩnh.

5. Một sự tò mò cho những trải nghiệm mới

5

Internet, Tinder, phòng gym. Bạn có thể đối mặt với sự cám dỗ ở bất cứ đâu và đôi khi bạn có thể cảm thấy tò mò trước “mục tiêu” mới và thử cố gắng xem bản thân có thể giành được trái tim của một người hay không. Nó giống như một cuộc thi, thay vì chơi tennis, bạn tán tỉnh ai đó để xem bạn có phải là người chiến thắng hay không. Bạn có thể thực sự yêu bạn đời của mình, nhưng cũng đang khao khát một thử thách.

Bạn nên làm gì:

Kiểm soát điều hành bản thân có thể giúp bạn tránh những xung động sẽ xảy ra trong tương lai.

Hãy chú ý đến cách một người cư xử của mình khi bắt đầu mối quan hệ của bạn. Mọi thứ đều có thể trong tầm kiểm soát, nếu bạn muốn.

6. Mối quan hệ không chắc chắn

6

Đối với một số người, các mối quan hệ cần có sự ràng buộc. Nhưng đối với một người khác, họ yêu thích những mối quan hệ mở và “mập mờ”.

Bạn nên làm gì:

Nếu bạn thích một mối quan hệ truyền thống, hãy thảo luận với đối phương và đừng sợ điều đó sẽ gây tổn thương cho mình hoặc người đó. Bạn nên giãi bày để tránh một mối quan hệ không lành mạnh ngay từ đầu, hơn là việc bạn sẽ có một trái tim tan vỡ và những trải nghiệm tồi tệ.

7. Mối quan hệ cần “gia vị”

7

Thêm một chút lửa với đối phương của bạn sẽ giúp mối quan hệ đó trở nên “hay ho” và kịch tính. Và trong một mối quan hệ cũ, bạn có thể bắt đầu tìm kiếm một cái gì đó mới, sáng tạo hơn.

Bạn nên làm gì:

Đừng vội vàng đưa ra bất kỳ quyết định nào trước khi nói chuyện với đối tác của bạn. Hãy chia sẻ những gì bạn mong muốn và những điều bạn “mơ mộng”. Tất cả các mối quan hệ đều có những thăng trầm riêng. Đừng ngại ngần thể hiện và thêm “muối” cho mối quan hệ của mình.

Theo: brightside
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.