• Về đầu trang
An Hy
An Hy

Người phụ nữ 'ấp' quả trứng vịt trong áo ngực mình suốt 35 ngày cho đến khi nó nở

Dễ thương

Besty Ross đến từ Visalia, California, vốn đã có đến 3 đứa trẻ đáng yêu để chăm sóc, dạy dỗ và dành thời gian đến mức bận bịu cả ngày cho chúng. Nhưng có lẽ thế vẫn là chưa đủ đối với cô và gia đình 5 người này, khi mà tất cả đều quyết định sẽ có thêm một thành viên tí hon mới đến với tổ ấm.

Ảnh minh họa

Mọi chuyện bắt đầu cách đây không lâu lắm, khi Betsy cùng chồng và các con đến công viên để chơi bóng ném, bọn họ vô tình phát hiện một tổ vịt ở đấy đã bị kẻ nào đó phá nát. Lúc lại gần để kiểm tra, thì may mắn là không phải mọi thứ trong tổ đều vô phương cứu chữa. Một quả trứng, tuy bị nứt chút ít, nhưng vẫn lành lặn đủ để cứu lấy mầm sống bên trong nó. Để rồi từ đây, cả nhà họ (hay đúng hơn là Betsy) đã từng bước hành động nhằm cưu mang mầm sống bé bỏng này.

Câu chuyện được thuật lại dưới lời kể trực tiếp của Betsy và các chia sẻ của cô trên mạng internet.

Đầu tiên, như đã kể, gia đình chúng tôi đến công viên chơi bóng ném và phát hiện cái tổ đáng thương chỉ còn mỗi một quả trứng là lành lặn, dù có một vết nứt nhỏ nhưng nó vẫn chưa bị trào hết ra ngoài.

Các con của tôi đã rất buồn. Chúng là người tìm thấy quả trứng lẻ loi đó và hỏi xin tôi đem về để bảo vệ nó.

Trước hết, tôi thực sự không nghĩ mình có cơ hội chăm sóc nó lắm, vì tôi đã bao giờ ấp một quả trứng nào trong đời mình đâu.

Mà tôi thì cũng không đủ khả năng chi trả để mua máy ấp trứng về, nên tôi đành gọi cho tổ chức về bảo vệ động vật hoang dã của địa phương. Nhưng họ lại bảo họ không nhận trứng các loại.

Tôi cố gắng thử hỏi rằng nếu tôi ấp cho nó nở ra, liệu họ có nhận không. Và câu trả lời là có.

Thế nên tôi đã đem quả trứng về nhà, bỏ trong chiếc áo ngực của mình để giữ ấm nó rồi bắt đầu tìm kiếm trên mạng cách để ấp trứng vịt.

Sau một hồi tra mạng, Betsy biết được rằng, quả trứng không chỉ cần hơi ấm để phát triển, mà còn cần cả độ ẩm nữa. Nên cô đã quyết định để quả trứng đó ngay đúng nơi nó cần: ngực cô.

"Ngực tôi đổ mồ hôi khá nhiều vì nóng (hơi ghê, tôi biết mà)”

Vì hai điểm tương đồng trên mà cô xác nhận đây sẽ là môi trường lí tưởng cho quả trứng. Và tất cả những gì Betsy cần làm là nhẹ nhàng xoay nó 4 – 5 lần/ngày để đảm bảo vịt con nhận đủ hơi ấm ở mọi mặt.

Tôi để nó trong áo ngực suốt 35 ngày, thậm chí đi ngủ cùng nó luôn. Cũng khá là dễ dàng, vì size vòng 1 của tôi là ngoại cỡ nên nó như kiểu, vừa khít ở giữa ngực luôn vậy đó.

Khi tôi phải đi tắm, thì chồng tôi sẽ là người giữ quả trứng. Tôi phát hiện là nếu vịt mẹ rời đi để kiếm chút thức ăn được, thì sẽ không sao cả nếu tôi cũng rời đi một chút để làm sạch mình mà, đúng không.

Vịt con dần dần lớn lên bên trong quả trứng

Nhưng như thế chưa phải là hết. Công cuộc tìm hiểu cách chăm sóc trứng của bà mẹ 3 con vẫn chưa ngừng lại tại đây. Betsy tiếp tục nghiên cứu phải làm gì khi vịt con chuẩn bị nở cũng như cách chăm sóc nó sau đó. Cô biết rằng việc xoay quả trứng cần phải dừng lại và khi sắp nở, nó sẽ cần rất nhiều độ ẩm hơn bình thường.

Ý tưởng về việc tạo ra môi trường phù hợp hơn cho quả trứng dần dần nảy ra trong đầu của Betsy. Cô gom lại các dụng cụ bao gồm: một cây đèn, một hộp nhựa, vài chiếc túi nhựa zip đựng thực phẩm, một tô nước và thật nhiều băng keo để tạo ra hộp ấp trứng tự chế của riêng mình.

Sau 35 ngày, tôi bắt đầu nghe thấy tiếng kêu chíp chíp yếu ớt mà dân mạng hay gọi là pipping (tiếng kêu của chim non phá vỡ trứng từ bên trong). Sau đó thì cái mỏ bé tí xíu dần dần lộ ra bên ngoài màng trứng.

Cô liền đem quả trứng đặt vào chiếc hộp ấp tự chế rồi chờ đợi. Sau một ngày, cô cảm thấy có điều gì đó không ổn lắm nên đã gọi cho bác sĩ thú y. Hóa ra, vịt con đang bị màng co bọc lại bên trong trứng (lớp màng bao bọc hoàn toàn cơ thể khiến nó không cử động hoặc không thở được).

Bác sĩ bảo Betsy cần bóc lớp vỏ ra thật nhẹ nhàng, từ tốn, tránh động chạm đến các tĩnh mạch và đảm bảo mũi của vịt con ở đúng vị trí để nó có thể thở được. Cô đã làm theo thật cẩn thận.

“Bé vịt gần như đã ra được nửa chặng đường rồi, nhưng nó hãy còn kết nối với lòng trắng ở phía dưới của quả trứng. Tôi được bảo là do bé nở ra sớm, nhưng khi tìm hiểu trên Reddit (một mạng xã hội nổi tiếng) thì người ta lại nói do nhiệt độ không đủ ấm hoặc không ổn định trong quá trình ấp.”

Chú vịt con khi mới vừa sinh ra

“Tôi lấy một chiếc khăn giấy ướt bọc lấy vỏ cùng với lòng trắng, rồi thoa Neosporin lên trên để bé vịt con không bị nhiễm trùng. Đây có thể không phải ý hay nhất nhưng lúc đó tôi đang rất sợ.”

Khi cơ thể hãy đang hấp thụ lớp kháng sinh đó, vịt con yếu đến nổi không thể chuyển động, di chuyển hay đứng dậy trong nhiều ngày. May mắn là Betsy đã không bỏ cuộc và luôn cố gắng chăm sóc thành viên nhỏ này.

Một ngày kia, chúng tôi thức dậy và thấy bé vịt đã đi lại khỏe mạnh được. Tiếp theo sau đó, tôi đã để bé tập bơi dần trong bồn tắm và các vũng bùn để làm quen.

Vào giữa ngày, bé thường ngủ trưa với tôi như một thói quen tự nhiên. Tôi còn làm cả hộp đựng nhỏ cho bé và đem bé theo mình tới mọi nơi.

Chú vịt nhỏ xíu đấy rất hay đi theo tôi, kể cả khi chỉ nghe thấy giọng tôi thôi bé cũng bắt đầu hét toáng lên rồi. Thậm chí chú bé này dường như còn biết lúc nào tôi đã đi ra ngoài mà thiếu chú nữa. Vì chồng tôi đã than phiền là vịt con lúc đó sẽ ngồi sụp xuống rồi khóc.

Trông thế này thôi nhưng rất quấn mẹ hooman

Tôi liên hệ với một trong các kết nối cứu hộ mình biết và tìm thấy một trang trại nhỏ cứu hộ động vật ở gần mình. Hiện giờ thì bé đang sống rất tốt ở đó và có một hooman bạn gái thân thiết rất rất yêu quý bé rồi.

Hình ảnh trưởng thành gần đây của Thawn, lớn bổng và ra dáng chững chạc, cứng cáp hơn hẳn:

Một số bình luận của cư dân mạng:

Theo: Boredpanda
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.