• Về đầu trang
Chim Lang Thang
Chim Lang Thang

Sự khác biệt phương Đông - phương Tây thể hiện qua bộ truyện tranh dễ thương

Cuộc sống

Siyu là một công dân Bắc Kinh chính hiệu, nhưng khoảng 10 năm trở lại đây, cô đã có cơ hội học tập, làm việc tại các nước Phương Tây, mà đặc biệt là Pháp. Tại đó, cô được chứng kiến rất nhiều điều thú vị, mới lạ. Cô chia sẻ: “Trong quan điểm của người dân phương Tây, Trung Quốc là một nước Cộng Sản, ô nhiễm, và không có Facebook. Nhưng ở Trung Quốc, mọi thứ không chỉ đơn thuần như vậy. Chúng tôi có phong tục tập quán, những ngày lễ hội và ngôn ngữ riêng. Đối với tôi, được học hỏi những giá trị văn hóa khác nhau là một trải nghiệm thú vị. Tôi muốn mọi người cũng cảm thấy như vậy. Do đó, tôi đã cho ra lò loạt truyện tranh này.”

Như đã chia sẻ ở trên, người Trung được giáo dục đức tính khiêm nhường, quan tâm mọi người và phải giấu đi quan điểm cá nhân. Do đó họ thường bị mọi người nhìn nhận là nhút nhát. Tuy nhiên thời đại kinh tế thị trường phát triển, giáo dục của Trung Quốc cũng phát triển không ngừng, những quan điểm cổ hủ đã bị lược bớt, giới trẻ ngày càng có nhiều cơ hội giao tiếp với thế giới bên ngoài hơn.

Tinh thần dân tộc của người Trung Hoa rất cao. Điều đầu tiên khi một người Trung chuyển đến nước ngoài, họ sẽ tìm cho mình những người bạn đồng hương, và tạo ra một "xã hội Trung Hoa" thu nhỏ. Tuy nhiên cũng dẫn đến việc người Trung Hoa sợ kết bạn mới, thu mình với những mối quan hệ quốc tế.

Trên bàn ăn của người Pháp, sẽ có rất nhiều loại muỗng, nĩa riêng biệt dành cho từng món ăn. Nhưng ở Trung Hoa, đôi đũa là vạn năng. Ở Việt Nam chúng ta cũng như vậy.

Tiếng Trung Quốc là một trong những ngôn ngữ lâu đời nhất. Và sẽ thật cool ngầu biết nhường nào nếu bạn có cho riêng mình một hình xăm câu nói ưa thích bằng tiếng Trung Quốc. Nhưng hãy sử dụng từ điển thật cẩn thận nha. Đừng để rơi vào tình huống “dở khóc dở cười” như anh chàng trong câu chuyện trên. Anh ta đã vô tình có một hình xăm chữ “súp gà” lên tay.

Nếu như muối và tiêu là hai loại gia vị không thể thiếu trên bàn ăn ở phương Tây thì bộ đôi nước tương và giấm ở Trung Hoa cũng vậy.

Thật khó để đoán tuổi của những người Châu Á chúng ta đúng không nào? Anh ấy 30, hay anh ấy 20? Chẳng ai ngoài bản thân anh ấy biết được. Ngay cả một tấm hình chụp gia đình cũng có thể bị nhầm lẫn là hình chụp giữa những người bạn thôi đấy.

Sự khác biệt trong quảng cáo mỹ phẩm của cả hai nền văn hóa. Trong khi ở Trung Hoa, mọi người hướng đến làn da trắng nõn nà, không tì vết thì ở các nước phương Tây, làn da rám nắng khỏe mạnh được ưa chuộng hơn cả.

Một cuộc hội thoại hài hước của ba cô cậu sinh viên thuộc về ba nền văn hóa khác nhau. Siyu giải thích rằng: “Khi còn ở Anh, tôi có một phòng riêng, nhà ăn và nhà vệ sinh thì dùng chung. Còn ở Mỹ, tôi phải ở chung phòng với thêm 1 người nữa. Nhưng ở Trung Quốc, một quốc gia có số dân lên đến 1,3 tỉ người, thì sẽ thật là bình thường khi tôi phải ở chung phòng với 5 bạn khác.”

Ở những nước phương Tây, chó mèo rất được coi trọng. Có hẳn một bộ luật và khung hình phạt riêng cho những người dám hành hạ động vật. Nhưng ở Việt Nam ta hay Trung Quốc, chó mèo cũng bị chế biến thành món ăn. Siyu giải thích rằng, chỉ có những người ở những vùng sâu xa mới làm vậy, đại đa số người Trung Quốc rất yêu động vật.

- Hôm này tớ vừa đến một nhà hàng Hoa đấy.
- Thế á, thế cậu dùng những món gì nào ?
- Sushi này, Dimsum này, Mì này,..
- Nhưng Sushi đâu phải món Hoa!
- Cũng là Châu Á cả thôi!

Ở các nước Phương Tây, giao tiếp bằng mắt rất quan trọng. Đối phương sẽ cảm thấy được tôn trọng, được lắng nghe hơn nếu trong cuộc nói chuyện, cả hai nhìn vào mắt nhau. Nhưng ở Trung Hoa, mọi người thường tránh nhìn vào mắt nhau, nhất là khi nói chuyện với người cao tuổi. Ngược lại, trong quan niệm của các nước phương Tây, nếu bạn tránh không cho ai nhìn vào mắt bạn, người ta sẽ tin rằng bạn đang giấu giếm họ một điều gì đó.

Cân nặng là một vấn đề rất được quan tâm ở Trung Hoa. Siyu nói rằng cô đã từng nhìn thấy những cô gái một ngày chỉ ăn một quả táo và uống một loại trà đặc biệt làm bạn phải đi toilet đến 23 lần trong một ngày. Đối với những cô gái Trung Quốc, tăng cân là một vấn đề thực sự kinh khủng, và bọn họ thì lúc nào cũng muốn trông mình giống như những ngôi sao điện ảnh cả. Đối với Siyu, sẽ thật hạnh phúc biết bao khi chúng ta không cần phải cố gắng để trở nên giống bất kì ai.

- Nhìn cậu chẳng giống người Trung Quốc gì cả
- Ý cậu là sao ?
- ....
Những suy nghĩ rập khuôn của mọi người về hình ảnh của người Trung Quốc.

Ở những nước phương Tây, một số người tin rằng hắt hơi khiến linh hồn thoát khỏi cơ thể thông qua mũi. Nói "bless you" sẽ ngăn ác quỷ nắm giữ linh hồn vừa được giải phóng. Còn ở Trung Hoa, chỉ khi trẻ con hắt hơi, người ta mới nói “bai sui” (bách niên) có nghĩa là sống 100 năm. Siyu đã rất ngạc nhiên khi mỗi lần cô hắt hơi, là mỗi lần cô nghe “Bless you”.

Sẽ rất khó để chúng ta có thể nói: “Con yêu mẹ” hay “Con yêu ba” đúng không nào? Không riêng gì chúng ta đâu, người Trung Hoa cũng vậy. Thay vì thể hiện tình yêu trực tiếp, chúng ta quan tâm họ, hỏi thăm sức khỏe và mua cho họ những món quà. Ngược lại, việc nói lời “yêu” xem ra lại dễ dàng hơn nhiều ở phương Tây.

- Mẹ ơi con có điểm thi rồi này.
- Chắc là con của mẹ sẽ có điểm cao lắm đây!
- Ta Dah! (99/100)
- Một điểm kia đâu con?

- Làm sao cậu có thể ăn súp bằng đũa được nhỉ?
- Tụi tớ cũng biết dùng muỗng mà!

Hôn má chào nhau là truyền thống đặc trưng của người Pháp, nó thể hiện tình cảm vượt khỏi khuôn khổ gia đình, thân mật và bình đẳng. Đối với những người mới gặp nhau lần đầu, họ có thể đề xuất: “On se fait la bise!” (Mình hôn chào nhau nhé!). Nhưng ở các nước Châu Á hay ví dụ như Trung Hoa, chúng ta chỉ đơn giản chào nhau bằng nụ cười và một cái cúi đầu cùng với câu hỏi “Có khỏe không?”

Bạn có thể kể một nhãn hiệu nổi tiếng ở Trung Quốc trong vòng 3 giây mà không cần đắn đo chứ? Cả thế giới biết đến Trung Quốc qua chiếc tag “Made in China” có mặt ở khắp mọi đồ vật. Để đảm bảo sản phẩm vẫn chất lượng cao mà giá cả lại cạnh tranh thì chi phí cho nguồn nhân công phải rẻ. Do đó, Trung Quốc với nguồn lao động dồi dào nhưng giá rẻ là lựa chọn ưu tiên hàng đầu. Trung Quốc được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”. Đạo luật bảo vệ bản quyền ở Trung Quốc còn nhiều thiếu sót, do đó còn một chặng đường khá dài cho những người con Trung Hoa trên công cuộc khẳng định thương hiệu với thế giới.

Ẩm thực Trung Hoa phong phú, nhiều của ngon vật lạ. Sự phát triển ẩm thực của Trung Hoa gắn liền với lịch sử hàng nghìn năm văn hóa. Có thể kể đến những món ăn trứ danh như vịt quay Bắc Kinh, đậu Tứ Xuyên, thịt kho Đông Pha. Siyu nói rằng việc thưởng thức những món ăn là cả một nghệ thuật ở nước cô, và ăn cũng là cách để mọi người kết nối với nhau. Nếu bạn muốn làm quen với một ai đó, hãy dẫn họ đi ăn. Nếu bạn muốn thỏa thuận với đối tác kinh doanh, hãy cùng họ đến một nhà hàng. Trung Quốc luôn luôn quan tâm đến khẩu phần ăn của mỗi người, và từ thời xa xưa, thức ăn luôn luôn là ưu tiên hàng đầu.

Từ trái qua phải: chủ tịch Đảng Cộng sản Mao Trạch Đông, Khổng Tử và Hoa Mộc Lan. Ở các nước phương Tây, mọi người dường như chỉ biết đến những chính trị gia đã góp phần hình thành, định hướng Trung Quốc, mà đã quên đi rằng đất nước này cũng sở hữu rất nhiều nghệ sĩ, nhà bác học uyên thâm. Có thể kể đến như Tiền Học Sâm, người đã có những đóng góp to lớn cho các chương trình không gian, Đồ U U với ý tưởng chữa sốt rét từ cây thanh hao hoa vàng – là thành tựu mang tính đột phá đối với ngành y học nhiệt đới, hay Họa sĩ Tề Bạch Thanh nổi tiếng với các tác phẩm màu nước linh động đầy sức sống,..

Siyu chia sẻ rằng: “Ở Trung Quốc, chúng tôi được dạy phải khiêm nhường, phải biết hạ mình xuống và sống dung hòa. Vì vậy khi được ai đó chú ý hay đánh giá, chúng tôi thường rất dễ mất kiểm soát, từ đó trở nên ấp a ấp úng, ngại ngùng.”

Không riêng gì Trung Hoa, ở nước chúng ta, các gia đình có xu hướng sống quây quần bên nhau, ba hay bốn thế hệ trong cùng một ngôi nhà. Điều đó cũng có ý nghĩa là bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền so với thuê nhà riêng, và cũng sẽ có nhiều cơ hội để trông nom lẫn nhau hơn. Nhưng ở văn hóa phương Tây, các gia đình muốn con cái sống tự lập. Họ đánh giá cao tính tự lập đến nỗi, sẽ rất là xấu hổ nếu bạn đã tốt nghiệp Đại học mà vẫn sống chung với bố mẹ.

Ngoài bản tính nhẫn nại, người Trung Hoa sống rất thực tế.

Những câu nói Siyu thường được nghe khi mọi người biết cô là “con một”:
- Tuổi thơ của cháu có buồn tẻ và cô đơn không?
- Cháu có muốn có thêm anh, em không?
- Chắc cháu luôn được cưng chiều nhỉ! Như vậy là không tốt đâu nhé.

"Beijing Bikini” hay còn gọi là Bikini Bắc Kinh, là từ dùng để chỉ những người đàn ông kéo áo lên hết cỡ vào mùa hè để tránh nóng. Đối với những nước có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam hay Trung Quốc, vào mùa hè, nhiệt độ có thể lên đến hơn 35 độ C. Và đâu chỉ riêng Bắc Kinh, Việt Nam cũng có “Vietnam Bikini” mà.

Ở các trường học ở Trung Quốc, học sinh bị cấm hút thuốc, không phải chỉ vì nó không có lợi cho sức khỏe, mà người ta còn cho rằng hút thuốc là một hành động rất hư hỏng. Nhưng ở Pháp, Siyu để ý rằng có rất nhiều thanh thiếu niên hút thuốc, và việc hút thuốc được xem là rất “cool ngầu” tại đây.

Ở Trung Quốc, việc mở quà trước mắt người khác không được khuyến khích. Tuy nhiên, ở phương Tây, quà tặng thường được mở ngay sau khi nhận

Ở Pháp, mọi người rất thích đọc. Văn hóa đọc ở đây phát triển mạnh mẽ, mọi người thường đọc sách bất cứ khi nào có thời gian rảnh, ngay cả trên tàu điện ngầm. Nhưng Siyu chia sẻ rằng ở Trung Quốc, phần lớn mọi người thường đọc tin tức trên các báo mạng.

Theo: BoredPanda/ Instagram: @tinyeyescomics
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.