• Về đầu trang
MMim
MMim

Thời chưa internet cũng đã có khối thứ hay ho để giải trí rồi

Hài hước

Nếu bạn nghĩ cuộc sống con người trước khi máy tính được phát minh hẳn rất nhàm chán thì bạn nhầm to rồi. Người xưa đã chế ra nhiều trò chơi - từ vô hại cho đến... cực hại - để giết thời gian những lúc nhàn nhã.

1. Trò chơi bàn cờ

Các trò chơi bàn cờ sơ khai đã được ra đời từ xa xưa. Ví dụ, một trò chơi bàn cờ từ Ai Cập cổ đại có tên là Senet - là một trong những trò chơi lâu đời nhất trên thế giới, gồm có một bàn cờ và những quân tốt. Chi tiết và quy tắc không rõ, nhưng nó là trò chơi cho 2 người và gần giống với cờ vua ngày nay.

Theo truyền thuyết, Senet được Thoth - vị thần trí tuệ phát minh và thách thức lại Khonsu - thần mặt trăng để giành thêm vài ngày trong năm. Thoth đã làm cho Nut - nữ thần của bầu trời không thể sinh con vào bất cứ ngày nào trong năm vì lời nguyền của Ra. Với chiến thắng của Thoth, một năm đã được kéo dài thêm 5 ngày và người Ai Cập có một trò chơi mới

2. Võ sĩ giác đấu

Chúng ta ít nhiều chứng kiến những cảnh tượng đẫm máu này nhờ các bộ phim. Nhưng ít ai biết rằng, không chỉ có đàn ông và động vật hoang dã xuất hiện trong đấu trường, mà ngay cả phụ nữ cũng là những đấu sĩ. Tuy nhiên, họ thường chỉ được xem là “paegniarius” - những người đấu để giải trí chứ không phải chiến binh thực sự. Các trận đánh gây ra chết người phổ biến đến nỗi, năm 404 một nhà sư Cơ đốc giáo từ phương Đông, Telemachus đã tìm mọi cách để ngăn chặn trận chiến giữa các đấu sĩ này. Tuy nhiên, hành động đó đã khiến nhà sư bị thiệt mạng bởi ông bị một đám đông giận dữ ném đá cho đến chết.

Nhưng sự hi sinh của nhà sư không là vô nghĩa khi hoàng đế Honorius vì rất ấn tượng tinh thần tử đạo của ông nên đã cấm các trò chơi đấu sĩ vĩnh viễn

3. Lăn vòng

Đây là trò chơi ở Hy Lạp cổ đại và nó đã có nhiều biến thể khi trở nên phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới như châu Âu, Trung Quốc, Mỹ và châu Phi. Một trong những quy tắc phổ biến của trò chơi này là: người chơi phải tung chiếc vòng lên không trung bằng một cây gậy và bắt nó cũng bằng một cây gậy. Trong một số biến thể của trò này thì còn có quy tắc 2 người chơi sẽ thay nhau bắt vòng.

4. Kéo gậy

Kéo gậy là trò chơi yêu thích và rất phổ biến ở châu Âu suốt từ thế kỉ XIII-XIV. Có 2 kiểu chơi chính của trò này, gồm: kiểu thứ nhất sẽ có một thanh gỗ được lấy làm rảo cản giữa 2 người chơi, chiến thắng được xác định khi một trong hai người làm cho người còn lại bị cong đầu gối; kiểu thứ hai là những người tham gia sẽ cố gắng kéo đối thủ của mình vượt qua bàn ngang giữa họ, bên nào làm được trước tiên bên đó sẽ chiến thắng.

Ngày nay, trò này được gọi là đấu vật, và nó được gọi là thể thao Yakut

5. Hội nghị thần kinh học

“Thần kinh học” là môn nghiên cứu về sọ người, tuyên bố rằng cấu trúc của hộp sọ xác định tính cách con người, nhưng đã được coi là giả khoa học kể từ khi nó xuất hiện. Tuy vậy, thần kinh học lại trở thành một bộ môn phổ biến rộng rãi trong giai đoạn từ những năm 1850 đến 1890.

Do sự nổi tiếng của nó, rất nhiều nhà thần kinh học đã xuất hiện và thu hút sự chú ý của những người cho rằng thần kinh học có thể mang đến một một lời giải thích hợp lý về các quá trình tâm thần

6. Những bước chân khổng lồ

Mặc dù độ an toàn không cao, nhưng đây là loại hình giải trí rất được yêu thích trong giới trẻ Mỹ và trước cách mạng Nga. “Những bước chân khổng lồ” bao gồm 1 cây cột được dựng đứng, phía trên cùng có gắn các vòng sắt nhỏ để buộc các sợi dây thừng vào đó. Người chơi sẽ bám vào các sợi dây thừng rồi chạy những bước dài và đu quanh cây cột.

Đôi khi, do việc xây dựng những cây cột quá lớn làm người chơi cũng “bước” những bước lớn hơn, nếu như không bám chắc thì khi ngã sẽ bị thương rất nặng

7. Show diễn quái dị

Chương trình trình diễn quái lạ này thậm chí còn phổ biến hơn cả các chương trình truyền hình hiện đại vì những khán giả thời xưa thích quan sát người dị tật. Tuy nhiên, nhiều người dị tật lại tìm được cách kiếm sống nhờ vào các show diễn này, dù họ phải chấp nhận làm trò cười cho người xem.

Julia Pastrana là một ví dụ điển hình. Cô nổi tiếng là một vũ nữ người Mexico bị chứng tăng lông tóc và đã từng biểu diễn vào thế kỷ 19 ở châu Âu. Căn bệnh này vô phương cứu chữa nên toàn bộ khuôn mặt của Julia đều là lông.

8. Triển lãm trẻ sơ sinh

Loại triển lãm "không bình thường" này dường như lại rất bình thường vào thời đại trước bởi nó giúp cứu mạng sống của các em bé. Mục đích của nó là để thu hút sự chú ý của đông đảo quần chúng vì lúc bấy giờ, các bệnh viện không được trang bị các lồng ấp đặc biệt dành riêng cho trẻ sơ sinh và cũng không đủ tiền mua chúng. Các bậc phụ huynh nảy ra sáng kiến triển lãm chính con em mình để thu tiền mua trang thiết bị cho bệnh viện.

Mọi người khi đến xem triển lãm trẻ sơ sinh sẽ dành sự quan tâm của mình cho các em, số tiền thu được từ buổi triển lãm cũng dùng để trả tiền công chăm sóc trẻ và hiện đại hoá các máy ấp. Kết quả, đã có hàng nghìn trẻ được cứu sống và mỗi nhà hộ sinh đều có một phòng ấp riêng

9. Chương trình “cô gái mất đầu”

Chương trình kì dị với những “cô gái không đầu” đã xuất hiện ở Mỹ và châu Âu vào cuối những năm 1930. Các “bác sĩ” đã cố gắng để cho khán giả thấy rằng, đây là những cô gái bị mất đầu trong một số vụ tai nạn nhưng thân thể họ vẫn di chuyển được với sự giúp đỡ khó có thể giải thích của công nghệ.

10. Chen vào các buồng điện thoại

Một xu hướng giải trí "bất thường" trong những năm 1950 trên toàn thế giới là: những người trẻ cố gắng len mình vào các buồng điện thoại cho đến khi không ai có thể vào được nữa. Họ cũng từng thử như vậy với xe hơi, đặc biệt là những chiếc xe nhỏ.

Thật khó nói nguồn gốc của xu hướng này là ở đâu, nhưng đây là một trải nghiệm khá thú vị đối với những người tham gia

Theo: brightside
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.