• Về đầu trang
Minh Ngọc
Minh Ngọc

18 bộ phim mà những người yêu thích Tâm lý học nên xem

Phim ảnh

1. “12 Angry Men” (1957)

Chủ đề: Xã hội, đạo đức

Diễn viên: Henry Fonda, John Fiedler

Cốt truyện: Một nhóm gồm 12 bồi thẩm viên sẽ quyết định số phận của một bị cáo người Latin 18 tuổi bị buộc tội giết cha mình. Khi một bồi thẩm viên cố gắng thuyết phục những người khác rằng vụ án này không đơn giản như họ nghĩ, những định kiến và ý kiến cá nhân của họ về phiên tòa bắt đầu xuất hiện.

Được đề xuất bởi: Tiến sĩ Lara Ault

Tại sao nên xem: Bộ phim có những bài học to lớn và giá trị về tâm lý học xã hội. Nó đề cập đến định kiến, tính thích ứng, sự hung hãn, làm việc nhóm, khả năng lãnh đạo, thuyết phục và các lĩnh vực cơ bản khác của tâm lý học xã hội và nghiên cứu hành vi ở con người

2. “28 Days” (2000)

Chủ đề: Chứng nghiện rượu

Diễn viên: Sandra Bullock, Viggo Mortensen, Dominic West

Cốt truyện: Sandra Bullock vào vai một người phụ trách chuyên mục cho một tờ báo. Cô chọn vào một trung tâm cai nghiện vì nghiện rượu thay cho phải ngồi tù vì ăn cắp một chiếc xe limousine trong đám cưới của chị gái cô và làm hỏng nó. Ban đầu, cô phủ nhận mình là người nghiện rượu và từ chối điều trị. Nhưng với sự giúp đỡ của các bệnh nhân khác, cuối cùng cô cũng nhận ra căn bệnh của mình và quyết định chiến đấu với chứng nghiện rượu và nghiện thuốc kê theo toa.

Đề xuất bởi: Tiến sĩ Glenn Lowery

Tại sao nên xem: Bộ phim này cho thấy các kỹ năng tư vấn và thúc đẩy sự lạc quan, đồng thời giúp xử lý các vấn đề lạm dụng chất gây nghiện.

3. “A Beautiful Mind” (2001)

Chủ đề: Tâm lý bất thường, rối loạn tâm thần / tâm thần phân liệt

Diễn viên: Russell Crowe, Ed Harris, Jennifer Connelly

Cốt truyện: Dựa trên cuộc đời của thiên tài toán học và người đoạt giải Nobel John Forbes Nash, người mắc bệnh tâm thần nặng, bộ phim này đã giành được bốn giải Oscar trong đó có Phim hay nhất.

Được đề xuất bởi: Tiến sĩ Antonio Laverghetta

Tại sao nên xem: Bộ phim cho thấy cuộc sống của một người mắc bệnh tâm thần phân liệt. Sinh viên tâm lý học sẽ nhận thấy rằng Nash thể hiện nhiều triệu chứng của bệnh thần phân liệt và cách chúng ảnh hưởng đến anh ta và những người xung quanh. Bộ phim cũng cho thấy những khó khăn trong việc giúp đỡ người mắc bệnh và tầm quan trọng của xã hội trong việc giúp đỡ họ.

4. “The Blind Side” (2009)

Chủ đề: Tâm lý xã hội, bao gồm ảnh hưởng xã hội, quan hệ gia đình

Diễn viên: Quinton Aaron, Sandra Bullock, Tim McGraw, Kathy Bates

Cốt truyện: The Blind Side là câu chuyện có thật về Michael Oher, một cậu bé người Mỹ gốc Phi vô gia cư, được nhận nuôi bởi một gia đình da trắng giàu có, Tuohys. Michael nhận ra tiềm năng của mình rồi thành công ở trường học và trở thành vận động viên của NFL vào năm 2009.

Đề xuất bởi: Tiến sĩ Helen Oderinde

Tại sao nên xem: Bộ phim này đã thành công trong nêu bật một số khó khăn và hiểu lầm xảy ra giữa những người thuộc các nền văn hóa khác nhau trong một cộng đồng. Bộ phim cũng cho thấy mối quan hệ khăng khít giữa các thành phần này có lợi cho nhau như thế nào: Tuohys mở ra cơ hội giáo dục và tài chính cho Michael và ngược lại, Michael mở mang đầu óc cho họ.

5. “Driving Miss Daisy” (1989)

Chủ đề: Tâm lý xã hội, lão hóa, bệnh Alzheimer

Diễn viên: Jessica Tandy, Morgan Freeman, Dan Akroyd

Cốt truyện: Truyện phim xoay quanh vấn đề phân biệt chủng tộc diễn ra tại Mỹ. Theo đó, cô Daisy - một goá phụ người Do Thái và lái xe của cô - ông Hoke - một người đàn ông da màu đã dần nhìn thấy những thay đổi tích cực trong xã hội Mỹ trước vấn nạn kỳ thị chủng tộc.

Được đề xuất bởi: Tiến sĩ Antonio Laverghetta

Tại sao nên xem: Ngoài việc cho thấy bản chất của bệnh Alzheimer, bộ phim này khám phá một số câu hỏi lớn trong lĩnh vực tâm lý học xã hội: làm thế nào mà định kiến phát triển và cách vượt qua.

6. "Enough" (2002)

Chủ đề: Tâm lý xã hội, bạo lực gia đình

Diễn viên: Jennifer Lopez, Billy Campbell, Tessa Allen

Cốt truyện: Dựa trên tiểu thuyết Black and Blue của Anna Quindlen, bộ phim kể về một cô hầu bàn thuộc tầng lớp lao động tên Slim. Cô nghĩ rằng mình đã kết hôn với người đàn ông trong mơ của mình nhưng thực chất không phải như vậy. Sau khi sinh đứa con đầu lòng, anh ta trở nên thích kiểm soát và bạo lực. Slim trốn thoát khỏi anh ta nhiều lần, di chuyển đến các vùng khác nhau của đất nước với con gái, nhưng chồng cô ta theo dõi cô ta. Sau đó, cô đã đứng dậy bảo bằng cách học các võ Krav Maga.

Được giới thiệu bởi: Tiến sĩ Tammy Zacchilli

Tại sao nên xem: Diễn tả một cuộc chến về thể xác và tâm lý giữa hai nhân vật chính, bộ phim này đề cập đến những thách thức trong việc giải quyết và thoát khỏi mối quan hệ lạm dụng

7. "Good Will Hunting" (1997)

Chủ đề: Tâm lý xã hội và phát triển tâm lý, cách điều trị, năng khiếu

Diễn viên: Ben Affleck, Matt Damon, Robin Williams, Minnie Driver

Cốt truyện: Good Will Hunting là một người bảo vệ tại MIT có khả năng toán học đặc biệt. Bị lạm dụng khi còn nhỏ, anh ta đặt ra vô số luật lệ và không nhận ra tiềm năng đầy đủ của mình. Với sự giúp đỡ của một giáo sư tâm lý học, cuối cùng anh ta nhận được lời khuyên mà sẽ cho phép anh ta tìm ra danh tính và thay đổi cuộc sống của mình.

Đề xuất bởi: Tiến sĩ Glenn Lowery

Tại sao nên xem: Good Will Hunting là một tư liệu giảng dạy rất hay. Bộ phim này mô tả một mối quan hệ trị liệu khó khăn giữa một khách hàng không biết mình cần gì và một cố vấn có phần không chính thống.

8. “The Hurricane” (1991)

Chủ đề: Tâm lý xã hội bao gồm định kiến, phân biệt đối xử, bạo lực, dân quyền

Diễn viên: Denzel Washington, Vicellous Reon Shannon, Deborah Kara Unger

Cốt truyện: Bộ phim này dựa trên cuộc đời của Rubin “Hurricane” Carter, một võ sĩ người Mỹ gốc Phi hàng đầu nổi tiếng. Anh có lẽ sẽ trở thành nhà vô địch thế giới vào năm 1966 nếu không bị ngồi tù vì tội giết ba người. Đơn kháng án của anh ta bị từ chối và vụ án gần đi vào quên lãng cho đến khi một cậu bé tuổi teen và gia đình của cậu bé tìm thấy bằng chứng mới mà cuối cùng dẫn đến việc anh ta được thả ra hai thập kỷ sau đó.

Đề xuất bởi: Tiến sĩ Bob Jacobs

Tại sao nên xem: The Hurricane cho thấy khả năng vượt qua khó khăn của chúng ta nhờ sự thay đổi từ bên trong.

9. “Identity” (2003)

Chủ đề: Rối loạn tâm thần, tâm lý học pháp y

Diễn viên: John Cusack, Ray Liotta, Amanda Peet

Cốt truyện: Một nhóm người lạ từ các tầng lớp khác nhau bị buộc phải tìm chạy vào một nhà nghỉ ngoài sa mạc ở Nevada để thoát khỏi cơn mưa xối xả. Tại đó, từng người một đã bị giết chết. Cùng lúc đó, một bác sĩ tâm thần đang cố gắng chứng minh sự vô tội của một người đàn ông bị buộc tội giết người.

Được đề xuất bởi: Tiến sĩ Lara Ault

Tại sao nên xem: Identity cho thấy một chứng rối loạn độc đáo và gây tranh cãi. Nó thể hiện một số quan niệm sai lầm về chứng rối loạn này, đồng thời giới thiệu một phương pháp điều trị độc đáo. Bên cạnh đó, đây cũng là một vụ giết người vô cùng gay cấn.

10. "Memento" (2000)

Chủ đề: Thần kinh học, mất trí nhớ

Diễn viên: Guy Pearce, Carrie-Anne Moss, Joe Pantoliano

Cốt truyện: Leonard Shelby bị thương ở đầu khi cố gắng ngăn vợ mình bị giết và hiện đang bị mất trí nhớ ngắn hạn. Để đối phó với tình trạng này, anh thường sử dụng các tờ giấy ghi chú, hình xăm và ảnh chụp lấy liền. Cùng lúc đó, anh cũng phải tìm ra kẻ giết người và trả thù cho cái chết của vợ.

Được đề xuất bởi: Tiến sĩ Lara Ault

Tại sao nên xem: Memento cho thấy một người bị mất trí nhớ ngắn hạn đang cố gắng giải quyết một bí ẩn. Điều đó phản ánh chính xác cuộc sống của những người không thể nhớ hơn một vài phút hoặc vài giây một lần. Bộ phim cũng vô cùng gay cấn và cảm động.

11. "The Notebook" (2004)

Chủ đề: Tâm lý học lâm sàng và tâm lý xã hội, sự khác biệt về văn hóa, bệnh Alzheimer

Diễn viên: Ryan Gosling, Rachel McAdams, Gena Rowlands, James Garner

Cốt truyện: Chàng trai nghèo, Noah Calhoun, phải lòng nữ thừa kế xinh đẹp Allie Hamilton vào mùa hè năm 1940. Khi mẹ của Allie phát hiện ra, bà cấm cô gặp Noah và gia đình rời khỏi nhà nghỉ hè của mình trên Đảo Seabrook và trở về Charleston. Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra, Allie và Noah tiếp tục cuộc sống riêng của họ nhưng rồi đoàn tụ nhiều năm sau đó.

Được giới thiệu bởi: Tiến sĩ Tammy Zacchilli

Tại sao nên xem: Tôi thường cho học sinh trong lớp của mình xem các đoạn clip trong phim vì nó có thể giúp họ thấy tình yêu hay các mối quan hệ thay đổi thế nào theo thời gian. Nó cũng liên quan đến tâm lý học vì một trong các nhân vật mắc bệnh Alzheimer.

12. "On Golden Pond" (1981)

Chủ đề: Thần kinh học / mất trí nhớ, động lực hôn nhân / gia đình

Diễn viên: Katherine Hepburn, Henry Fonda, Jane Fonda

Cốt truyện: Hai diễn viên đoạt giải Oscar vào vai một cặp vợ chồng già là Norman và Ethel Thayer. Cả hai người trở về nhà nghỉ hè của họ trong khi đang chữa bệnh suy giảm trí nhớ của Norman. Điều này đã làm dấy lên những căng thẳng trong quan hệ của họ với con gái.

Đề xuất bởi: Tiến sĩ Mark Benander

Tại sao nên xem: Bộ phim này khám phá rất nhiều khía cạnh cơ bản của bản chất con người, bao gồm các mối quan hệ gia đình, lão hóa, cái chết, trưởng thành và sự tha thứ.

13. “One Flew Over the Cuckoo’s Nest” (1975)

Chủ đề: Rối loạn nhân cách, tâm lý học pháp y, điều trị

Diễn viên: Jack Nicholson, Louise Fletcher, William Redfield

Cốt truyện: Randle McMurphy có quá khứ tù tội. Để thoát án tù hiện tại của mình, anh ta nhận là bị điên để được gửi đến một viện tâm thần nơi mà anh ta cảm thấy nó thoải mái hơn trong tù. Sau khi vào đó và nhận ra nó khác hoàn toàn với những gì mình đã nghĩ, anh ta đã tập hợp các bệnh nhân khác để cùng chống lại y tá độc ác Ratched .

Được đề xuất bởi: Tiến sĩ Kevin Kieffer

Tại sao nên xem: Bộ phim đoạt giải Oscar này là một tác phẩm phải xem dành cho sinh viên tâm lý học. Nó cung cấp một cái nhìn thực tế về các bệnh viện tâm thần trong những năm 1960, như dùng sốc điện để chữa bệnh hay trị liệu nhóm.

14. “Ordinary People” (1980)

Chủ đề: Động lực gia đình, căng thẳng và cách đối phó, rối loạn tâm trạng, trị liệu

Diễn viên: Mary Tyler Moore, Timothy Hutton, Donald Sutherland, Judd Hirsch

Cốt truyện: Khi người anh trai đột ngột qua đời, Conrad Jarrett đã cố tự sát vì cảm thấy đau buồn và tội lỗi. Sau sáu tháng ở bệnh viện tâm thần, anh trở về nhà, gặp bác sĩ tâm thần và cố gắng sống bình thường. Cha mẹ anh có những cách đối phó riêng với chuyện này. Trong khi người cha thì cố xoa dịu nỗi đau của anh thì người mẹ lại trở nên giận dữ và chán nản.

Được đề xuất bởi: Tiến sĩ Kevin Kieffer

Tại sao nên xem: Bộ phim này nói về cách một gia đình đối phó với những tổn thương. Nó cung cấp hình mẫu của một nhà trị liệu lý tưởng và vai trò của họ trong việc giúp Conrad và cha mình chữa lành những vết thương.

15. “Rain Man”(1988)

Chủ đề: Thần kinh học / tự kỷ, động lực hôn nhân / gia đình

Diễn viên: Dustin Hoffmann, Tom Cruise, Valeria Golino

Cốt truyện: Rain Man là câu chuyện về một người bán ô tô tên là Charlie Babbit. Một ngày nọ, anh phát hiện ra mình có một anh trai tên là Raymond, người mắc bệnh tự kỷ nhưng lại có trí nhớ phi thường. Khi cha của cả hai qua đời và để lại tài sản cho Raymond, Charlie bắt đầu kế hoạch giành quyền nuôi Raymond và kiểm soát chỗ tiền ấy trong một chuyến đi xuyên suốt đất nước.

Được đề xuất bởi: Tiến sĩ Antonio Laverghetta

Tại sao nên xem: Bộ phim này đề cập đến bệnh tự kỷ vào thời điểm mà có rất ít người biết được về hội chứng này. Raymond thể hiện nhiều hành vi cho thấy anh có trí thông minh thiên tài, dù khả năng giao tiếp bị hạn chế. Khi Charlie bắt đầu hiểu Raymond nhiều hơn, anh học cách quản lý sự căng thẳng và chăm sóc người anh trai của mình tốt hơn, từ đó trở thành một con người tốt hơn.

16. “Regarding Henry” (1991)

Chủ đề: Thần kinh học, quên ngược chiều, động lực hôn nhân / gia đình

Diễn viên: Harrison Ford, Annette Benning, Michael Haley

Cốt truyện: Henry là một luật sư khó tính. Một ngày nọ, anh bị bắn vào đầu trong một vụ cướp và bị tổn thương não. Sau khi thoát khỏi cơn hôn mê, anh mắc bệnh quên ngược chiều. Trong quá trình đấu tranh để phục hồi khả năng vận động và lấy lại trí nhớ, anh ấy nhìn thấy được các sự thay đổi và xây dựng một cuộc sống mới cho gia đình và bản thân anh ấy.

Được đề xuất bởi: Tiến sĩ Antonio Laverghetta

Tại sao nên xem: Dù chứng quên ngược chiều ngoài đời thực khá hiếm nhưng lại có rất nhiều phim lấy nó làm chủ đề, dẫn tới một số lầm tưởng về căn bệnh này. Tuy vậy, bộ phim này làm rất tốt trong việc cho thấy chứng mất trí nhớ ngược có thể có tác động đáng kể đến các cá nhân và gia đình họ - đôi khi tốt hay xấu.

17. “Reign Over Me” (2007)

Chủ đề: Rối loạn căng thẳng sau chấn thương

Diễn viên: Adam Sandler, Don Cheadle, Jada Pinkett Smith

Cốt truyện: Sau khi mất gia đình trong vụ tấn công ngày 11 tháng 9 tại thành phố New York, Charlie Fineman đã đau buồn tới nỗi bỏ việc và tự cô lập mình. Sau một cuộc gặp gỡ tình cờ, anh nhen nhóm tình bạn với người bạn cùng phòng đại học cũ, Alan Johnson, người giúp anh đối mặt với quá khứ và xây dựng lại cuộc đời.

Đề xuất bởi: Tiến sĩ Mark Benander

Tại sao nên xem: Reign Over Me là một bộ phim hài hước nhưng nó cũng cho thấy cách mà PTSD có thể tác động đến cuộc sống của người bệnh cũng như những người xung quanh họ.

18. “Save The Last Dance" (2001)

Chủ đề: Tâm lý xã hội, mối quan hệ giữa các chủng tộc, áp lực ngang hàng, bạo lực

Diễn viên: Julia Stiles, Sean Patrick Thomas, Kerry Washington

Cốt truyện:. Sara, một cô gái da trắng sống ở vùng ngoại ô, buộc phải chuyển đến nội thành Chicago. Với việc chuyển đến một ngôi trường mà đa phần học sinh là người Mỹ gốc Phi, cô đã gặp không ít khó khăn. Nhưng tại nơi đây, cô đã gặp người bạn trai mới là một thiếu niên da đen tên Derek, người cũng yêu khiêu vũ giống cô.

Đề xuất bởi: Tiến sĩ Helen Oderinde

Tại sao nên xem: Save the Last Dance tập trung vào mối quan hệ giữa hai người thuộc hai chủng tộc khác nhau và cách họ đối phó với những định kiến từ xã hội. Chính từ đây, quan hệ của cả hai ngày một nảy nở và bền chặt hơn.

Theo: Saint Leo
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.