• Về đầu trang
Mười
Mười

Khi nghệ thuật và phim ảnh trở thành một

Phim ảnh

Nghệ thuật và phim ảnh có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, cả hai đều sử dụng kỹ thuật bậc thầy để tạo ra một kiệt tác, kể những câu chuyện hấp dẫn và khơi gợi cảm xúc mạnh mẽ. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi các đạo diễn phim bày tỏ lòng kính trọng của mình đối với những kiệt tác nghệ thuật vĩ đại nhất thế giới. Hãy cùng khám phá 5 bộ phim - nơi nghệ thuật và phim ảnh trở thành một.

1. Scream (2000) và  tác phẩm “The Scream” của Edvard Munch

Bộ phim kinh dị mang tính biểu tượng và có ảnh hưởng của Wes Craven lấy cảm hứng rõ ràng từ nghệ sĩ yêu thích của ông - Edvard Munch và cụ thể hơn là bức tranh hiện đại nổi tiếng “The Scream”. Bức tranh mô tả một khuôn mặt mơ hồ, không phân biệt giới tính, thể hiện sự hỗn loạn và sợ hãi. Craven thể hiện sự hỗn loạn, đáng sợ này của bức tranh thông qua chiếc mặt nạ Ghostface mang tính biểu tượng của loạt phim Scream. Mặt nạ được đeo bởi các  nhân vật khác nhau, nhưng giống như bức tranh, chiếc mặt nạ biến danh tính của họ thành hư vô, chỉ để lại những cảm xúc mạnh mẽ và gây ám ảnh cho người xem.

Scream (2000) và tác phẩm "The Scream" của Edvard Munch

2. Shutter Island (2010) và tác phẩm “The Kiss” của Gustav Klimt

Bức tranh nổi tiếng “The Kiss” của họa sĩ người Áo Gustav Klimt được cho là biểu tượng cho mối quan hệ của Klimt với Emilie Flöge. Sự tương phản trong tác phẩm của Klimt giữa phông nền đơn giản và những nhân vật được trang hoàng lộng lẫy càng làm nổi bật tầm quan trọng của đôi tình nhân đối với nhau.

Bộ phim kinh dị tâm lý tân cổ điển Shutter Island của Martin Scorcese tái hiện lại bức tranh này. Điều này có thể được nhìn thấy từ các chi tiết như các mẫu váy của nữ chính cho đến tông màu vàng và xanh lá cây làm dịu đi trên nền. Chi tiết nghệ thuật này có tác dụng nhấn mạnh sự ham muốn mãnh liệt và cuộc hôn nhân bất ổn giữa các nhân vật của Leonardo diCaprio và Michelle Williams.

Shutter Island (2010) và tác phẩm “The Kiss” của Gustav Klimt

3. The Dark Knight (2008) và tác phẩm “Head VI” của Francis Bacon

Đạo diễn Christopher Nolan có lẽ được biết đến nhiều nhất với việc tạo nên vai diễn Joker của Heath Ledger. Ít ai biết rằng, chính đạo diễn đã tạo ra một Joker mang tính thẩm mỹ và tính biểu tượng, lấy cảm hứng từ nghệ sĩ yêu thích của ông, Francis Bacon.

Tác phẩm “Head VI”  được tạo nên tông màu tím và màu sắc loang lổ, mang lại năng lượng hỗn độn. Đạo diễn quyết định tái hiện những yếu tố này của bức tranh vào trang phục màu tím và cách trang điểm kỳ dị của Joker, tạo nên vẻ đẹp hoang dại và thành công tạo nên tính cách thất thường và khó đoán của nhân vật.

The Dark Knight (2008) và tác phẩm “Head VI” của Francis Bacon

4. Pennies From Heaven (1981) và tác phẩm “Nighthawks” của Edward Hopper

Bộ phim Pennies From Heaven năm 1981 của đạo diễn Herbert Ross có một cảnh phim mang nét tương đồng mạnh mẽ với bức tranh “Nighthawks” (1942) của Edward Hopper. Tác phẩm thể hiện sự nghịch lý giữa cảm giác bị cô lập khi ở trong một không gian đô thị. Việc sử dụng ánh sáng và màu sắc, tương phản với các tông màu tối, u ám là ánh sáng huỳnh quang chói chang, càng tạo ra một tông màu ảm đạm.

Lấy bối cảnh trong thời kỳ suy thoái của Hoa Kỳ, một thời kỳ tuyệt vọng và khó khăn, nhân vật chính của Pennies From Heaven đấu tranh để đạt được thành công và cố gắng kết nối với những người xung quanh. Do đó, sự tái tạo của bức tranh trở thành biểu tượng của sự cô lập và vô vọng ở đầu bộ phim.

Pennies From Heaven (1981) và tác phẩm “Nighthawks” của Edward Hopper

 5. A Clockwork Orange (1971) và tác phẩm “Prisoners Exercising” của Vincent Van Gogh

Bộ phim bạo lực và ám ảnh của Stanley Kubrick dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Anthony Burgess. Câu chuyện hé lộ một bức chân dung kinh hoàng về bản chất con người. Sau khi thực hiện một cuộc tấn công tàn bạo, nhân vật chính Alex bị cầm tù. Anh ta trải qua một cuộc điều trị thử nghiệm vô nhân đạo nhằm điều trị những cơn bạo lực của mình

Trong một cảnh phim, khi các tù nhân được tập thể dục bằng cách liên tục bị dẫn đi theo các vòng tròn. Bầu không khí ngột ngạt được tạo ra bởi những bức tường cao, chật hẹp, thể hiện sự ảnh hưởng rõ ràng từ bức tranh của Vincent Van Gogh.

A Clockwork Orange (1971) và tác phẩm “Prisoners Exercising” của Vincent Van Gogh
Theo: Artsper Magazine
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.