• Về đầu trang
Trứng chim
Trứng chim

Loạt phim bị coi là 'không xứng đáng với những lời khen' từ mùa giải Oscar 2008 đến nay

Phim ảnh

Nghệ thuật là sự kết hợp của các yếu tố chủ quan và khách quan. Vì vậy, có thể nói không có gì là hoàn toàn đúng hay sai trong lĩnh vực này. Sẽ luôn tồn tại những bộ phim khiến chúng ta tự hỏi tại sao nó lại nhận được nhiều lời khen đến thế; những bộ phim với chủ đề và thông điệp mà chúng ta không thể nắm bắt hay đồng cảm; những bộ phim mà chúng ta đã hiểu được nó, tiêu hóa được nó nhưng lại cảm thấy vẫn còn thiêu thiếu điều gì.

Tom Lorenzo, nhà phê bình phim của tờ Taste of Cinema đã đưa một danh sách gồm những bộ phim được đánh giá cao hơn so với thực tế trong 10 năm trở lại đây. Những tác phẩm này luôn xuất hiện trong mùa Oscar và chúng có xu hướng dẫn đầu nền công nghiệp điện ảnh bởi một số lí do khó có thể hiểu được.

1. Slumdog Millionaire (2008)

Khán giả yêu Danny Boyle. Ai đủ tỉnh táo (hay không) cũng sẽ yêu Danny Boyle. Nhưng bộ phim này là một trong những bước lùi trong sự nghiệp của anh.

Cách xây dựng nội dung của bộ phim thật sự có vấn đề. Nó được xây dựng dựa trên các câu hỏi của game show Ai Là Triệu Phú, trò chơi đã giúp nhân vật chính Jamal Malik đổi đời. Việc sắp xếp mạch phim lộn tùng phèo chỉ để phù hợp với trình tự của 12 câu hỏi trong gameshow thật sự khiến bộ phim trở nên khó hiểu.

slumdog millionaire

Danny Boyle thủ vai chính trong "Slumdog Millionaire"

Mỗi bộ phim đều cần có những khoảng gián đoạn, nhưng ở đây dường như khoảng gián đoạn là lớn hơn mức cần thiết. Đặc biệt khi so với mạch phim, những chi tiết này chỉ đơn giản là những lời sáo rỗng được trích từ quyển sách và làm cho bộ phim trở thành phiên bản Ấn Độ của Forrest Gump. Nó đơn giản. Ngay cả những thời khắc phức tạp cũng quá đơn giản.

Thực ra Slumdof Millionaire có cái hồn của nó và việc Boyle thủ vai chính cũng là một trong những yếu tố đáng xem của bộ phim. Nhưng nền tảng của bộ phim thật sự mỏng manh và èo uột để xây dựng bất cứ thứ gì hay ho.

2. Avatar (2009)

ava

Bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại nhưng không để lại tí ảnh hưởng nào về văn hóa. Nghe có vẻ khó tin khi nói Avatar chả có tí đóng góp nào cho thế giới. Thậm chí còn chả có ai quan tâm điều đó. Một bộ phim khủng cỡ này nên để lại một lượng lớn những tài liệu để khi James Cameron (đạo diễn của bộ phim) thức dậy ở thế giới thực còn có cái mà tiếp tục 69 cảnh tiếp theo nơi mà ông ta sẽ đưa bóc lột lao động vào thực tế chứ.

Comic, tiểu thuyết, đồ chơi và những tác phẩm nghệ thuật là những thứ đáng lẽ ra sẽ được sản xuất và bày bán đầy khi mà bộ phim đạt được thành tựu lớn như vậy. Nhưng không có gì cả. Sự thờ ơ của khán giả cũng đến khá nhanh. Sau một năm kể từ ngày ra mắt, đã không còn ai quan tâm đến tác phẩm này nữa.

Bạn không thể nhớ từng chi tiết của bộ phim. Có nhiều người đã đến rạp để xem nó, nhưng thử tìm một người xem bộ phim sau khi nó dừng công chiếu mà xem.

ava 2

Kỹ xảo 3D ấn tượng của "Avatar"

Avatar có đẹp không? Có, nhưng theo cái cách dỏm dỏm. Tất cả đều rất lộng lẫy nhưng ngoài khung hình thì sao? Lối dẫn dắt của câu chuyện này thật sự nhạt nhẽo và chán ngắt. Có gì khác ngoài Cameron và việc sử dụng công nghệ của ông?

Bộ phim này sẽ ra sao nếu nó chỉ ở trong đầu ổng? Cái thế giới trong phim chả có tí thú vị gì, cả nhân vật nữa. Kỹ xảo 3D là điều duy nhất khiến khán giả mua vé đi xem phim này và nó cũng là lí do duy nhất khiến bộ phim thành công.

3. The King’s Speech (2010)

Có lẽ đây chính là bộ phim sử dụng thành công Oscar bait trong truyền thuyết (“Oscar bait” là thuật ngữ dùng để chỉ một bộ phim được phát hành vào tháng cuối cùng trong năm với dàn diễn viên khủng, nội dung đề cập tới những vấn đề quan trọng nhằm thu hút sự chú ý của Viện Hàn lâm.).

Nhưng để bàn luận về bộ phim này thì thật sự chỉ có “chán chả muốn nói”. Nó khô khan, tẻ nhạt và rõ ràng chỉ được sản xuất với mục đích thắng giải Oscar.

Đây đương nhiên không phải là một tác phẩm giống với các chương trình rẻ tiền trên TV với mô típ đấu đá túi bụi. Bộ phim chỉ là không mang đến một tí “lửa” nào.

Đạo diễn Tom Hooper chỉ đơn giản làm theo kịch bản với nội dung: làm thế nào để đoạt gải Oscar. Không có gì ngạc nhiên, diễn xuất chắc tay, phần nhìn mãn nhãn, chỉ là không có mục đích. Đây đích thị là một tác phẩm vô hồn, một tác phẩm vô hồn thể hiện sự khác biệt hoàn toàn về định nghĩa một bộ phim hay theo quy chuẩn xưa cũ của Oscar và một bộ phim mà khán giả thực sự thích.

4. Drive (2011)

Drive, một bộ phim được đánh giá quá cao với nội dung nhàm chán của nó. Bộ phim đẹp và chỉ có thế. Cả câu chuyện như là cục bột nhão được nhào sẵn sau đó cán phẳng ra như là mấy show của Netflix vậy, cùng với dàn nhân vật không thể mờ nhạt hơn.

Ryan Gosling dành quá nhiều thời gian cho việc cố gắng trở thành một anh chàng cứng rắn, bắt đầu bằng bộ phim này, khi mà anh ta chỉ có lí nhí lầm bầm như mấy chị gái nhu mì trong suốt bộ phim.

drive movie

Ryan Gosling đảm nhận vai chính trong "Drive"

Cái sự diễn xuất chán ngán đó thì cũng không nói làm gì, nhưng mà thực sự không có gì là chất hay đọng lại về bộ phim này hết. Bạn sẽ chỉ mãi nghĩ về sự sáo rỗng của nó.

Ngay cả yếu tố lãng mạn cũng nhạt toẹt. Bộ phim này tồn tại nhiều vấn đề hơn là lối diễn xuất của Gosling. Nếu đây chỉ đơn giản là bộ phim xem để giết thời gian vào buổi tối? Ok. Nhưng nếu ví nó là một ngọn hải đăng soi sáng thể loại điện ảnh? Thôi bỏ đi.

5. Life of Pi (2012)

Đây là một tác phẩm tệ hại, thật sự nó quá dài dòng luôn đó. Ang Lee đã chứng minh mình là người có khả năng sản xuất những bộ phim tuyệt vời. Nhưng với Life of Pi, ông đã có tham vọng quá lớn và bất chợt dẫn đến sự thất bại trong thành quả cuối cùng.

Bộ phim bắt đầu với những thông điệp đẹp đẽ về bản năng sinh tồn của con người cũng như về một thiên nhiên hoang dã đầy diệu kì. Nhưng sau đó lại biến chất trở thành chuyện kể về tâm linh trong 5 phút cuối phim.

life of pi movie

Sự thay đổi của các phân cảnh đầu phim nhàm chán và không tạo được tí xíu hứng thú nào với những khung cảnh sáo rỗng. Nhưng những cảnh phim sau đó về sự tâm linh mới thật sự làm người xem chịu không nổi. Một chuyến đi dài của một con người thiếu sức sống cùng một con hổ đồ họa không phải là điện ảnh. Nó chỉ là sự bê tha thôi.

6. Frozen (2013)

Đây không phải một bộ phim tệ. Tuy nhiên Frozen cũng không xuất sắc đến mức được khen ngợi nhiều như vậy. Đây chỉ là một tác phẩm đi theo mô típ quen thuộc có phần nhàm chán của Disney cùng một ít sự nỗ lực đổi mới truyền thống đó.

Nhưng Frozen mang lại cho người xem cảm giác nó vẫn chưa hoàn thiện. Như thể Frozen thực ra là một bộ phim dài hơn, đồ sộ hơn cùng những nhân vật thú vị hơn nhưng lại bị cắt giảm và thay đổi để phù hợp với Disney, phù hợp với với con nít. Nhạc phim không có gì đáng chê nhưng lại không phải là bài hát thực sự bắt tai như điều mà những bài nhạc phim Aladdin, The Lion King hay Moana đã làm được.

7. Birdman (2014)

edward norton birdman

Diễn xuất ấn tượng của Michael Keaton trong phim

Đạo diễn Alejandro Inarritu đã sở hữu chiến thắng đầu tiên trên đường đua Oscar danh giá với một bộ phim vô nghĩa về chủ đề diễn viên, Hollywood, và sự bi thảm của một người đàn ông da trắng.

Bạn biết đấy khi một bộ phim “vô nghĩa” kết hợp hoàn hảo với “diễn viên”, “Hollywood” và “da trắng” thì chẳng có lí gì Viện Hàn lâm lại bỏ qua cả. Birdman không tệ như The Revenant (một tác phẩm khác của Inarritu), chủ yếu bởi vì diễn xuất tuyệt vời của Michael Keaton cùng những diễn viên khác. Bên cạnh đó, bộ phim cũng sở hữu nhiều phân cảnh thú vị bất chấp kịch bản vụng về.

Kỹ thuật quay “one long shot” không giúp ích gì cho bộ phim ngoài việc khoe mẽ. Tác phẩm này chỉ đơn giản là về việc kéo và đẩy giữa nghệ thuật và thương mại. Và thật đáng xấu hổ khi sản xuất một bộ phim để kiếm tiền khi thông điệp của bộ phim lại là về “nghệ sĩ” thực thụ.

Và biết gì không, bộ phim kết thúc bằng một tờ ghi chú ngu ngốc cho rằng sự tưởng tượng của Keaton có lẽ đã xảy ra?? Hoặc không??? Để rồi Emma Stone bật cười vì một lí do điên rồ nào đó, có lẽ là vì bố cô ấy đã chết, hay vì hên quá cô ấy không bị điên giống bố mình?

8. The Revenant (2015)

the revenant leonardo dicaprio

Đây là một bộ phim hoàn toàn là về “tự sướng”. Một bộ phim sáo rỗng và tẻ nhạt. Những gì mà người ta bàn luận về nó chỉ xoay quanh sự khó khăn trong quá trình quay phim mà chẳng nhắc tí gì đến việc xem nó cũng thật sự khó khăn.

the revelant

Leonardo DiCaprio đoạt được tượng vàng Oscar đầu tiên trong sự nghiệp với vai diễn trong "The Revenant"

Phải chăng thông điệp mà bộ phim muốn truyền tải là trả thù không có gì là xấu, và chỉ có những người da trắng mới đủ ngầu để trả thù mà tâm hồn vẫn trong sạch? Rồi sau đó Leo nhìn thấy một con ma và hết phim.

Chỉ những phân cảnh của Hardy là có tí hiện thực được lồng ghép vào thôi. Và cũng chỉ có mình Hardy là người duy nhất thưởng thức những cảnh phim mà không bận tâm hay lo lắng về việc đoạt được giải Oscar hay không.

9. Arrival (2016)

Đề tài khoa học viễn tưởng phát triển khá mạnh mẽ trong những năm gần đây. Đã có những tác phẩm thực sự thú vị được tạo ra bởi những người tài giỏi không kém. Nhưng chuỗi tác phẩm xuất sắc này đã xuất hiện những vết nứt được tạo ra bởi những tác phẩm “được cho là xuất sắc” khác.

Arrival chính là tác phẩm đó. Đây là một bộ phim chuyển thể từ truyện ngắn Story of Your Life. Và không khác những bộ phim chuyển thể khác, phim bị đánh giá là đã làm tầm thường hóa nguyên bản.

Khi truyện ngắn Story of Your Life muốn nhấn mạnh việc một người đưa ra quyết định cho cuộc đời mình, cụ thể ở đây là nhân vật Ian trong phim, khi cô có thể đi đến được tương lai thì biên kịch Eric Heisserer lại làm lệch lạc vấn đề này bằng cách lồng ghép các vấn đề chính trị và xung đột giữa các quốc gia. Và bạn biết đấy, Mỹ luôn là đất hùng mạnh nhất, sáng suốt nhất, tài giỏi nhất.

Vì vậy, hầu hết phân lượng của bộ phim là về tình đoàn kết dân tộc và chủ nghĩa anh hung nhàm chán. Nhiều khán giả sau khi xem phim nhận xét Arrival có một mạch phim rời rạc và không logic.

10. Lady Bird (2017)

ldb

Nữ đạo diễn Greta Gerwig (mặc váy xanh) và nữ diễn viên thủ vai Lady Bird - Saoirse Ronan

Đạo diễn Greta Gerwig sản xuất bộ phim lấy cảm hứng từ chính câu chuyện của cô vì vậy bộ phim có vẻ mang hơi hướng là một bộ phim tiểu sử. Yếu tố cá nhân này thực ra có mang lại nhiều điểm hay cho bộ phim, những điểm độc nhất mà không tác phẩm nào khác có. Nhưng theo nhiều cách nhìn khác, việc này thực sự làm cản trở nội dung phim. Nó làm cho mọi nhân vật khác lạc lõng và dường như không thực sự được có mặt trong câu chuyện. Các bộ phim không nhất thiết phải đưa ra đánh giá về nhân vật của mình, Lady Bird đã cố gắng thể hiện điều này nhưng không thực sự thành công.

Chính bản thân nhân vật Lady Bird là một dạng biến thể của rất nhiều rắc rối, khi cô liên tục làm mọi thứ trở nên rối loạn để thú vị hơn. Trong khi đó, mẹ của Lady Bird do Laurie Metcalf thủ vai, là một bà mẹ “kinh khủng”, giống như một bà phù thủy luôn sẵn sàng quật ngã con gái mình mỗi lần cô lệch bước trên con đường bà đã chọn sẵn cho cô.

Bộ phim không có một phân cảnh nào đọng lại sâu sắc trong người xem, không một thước phim nào nổi bật, không một ý tưởng xuất sắc. Lady Bird không phải là một tác phẩm tệ nhưng nó cũng sẽ không phải là một tác phẩm có thể gắn mác “huyền thoại”.

Theo: Taste of Cinema
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.