• Về đầu trang
Spock
Spock

Hé lộ những bí mật đen tối ít người biết ở kinh đô điện ảnh Hollywood (Phần 1)

Showbiz

Nhìn từ bên ngoài, Hollywood trông không khác gì một chốn thần tiên với những diễn viên có vẻ ngoài hào nhoáng sống trong các căn hộ xa xỉ, những sự kiện ngập tràn ánh đèn flash hay các bản hợp đồng bom tấn trị giá tỉ đô. Nhưng câu chuyện thần tiên nào cũng có những góc khuất và Hollywood không phải ngoại lệ.

Khoa luận giáo

scientology 1503700732

Một văn phòng của Khoa luận giáo.

L. Ron Hubbard có thể là một nhà văn ít tiếng tăm nhưng ông cũng là người sáng lập tôn giáo bí ẩn nhất Hollywood - Scientology (Khoa luận giáo). Để có thể lôi kéo những ngôi sao nổi tiếng Hollywood gia nhập giáo phái của mình, Hubbard đã mua một khách sạn lớn ở Los Angeles và gọi nó là Trung tâm Của Người Nổi Tiếng, mà ở đó, ngay cả những kẻ không mấy danh tiếng cũng được hưởng quyền lợi như sao hạng A.

Theo tờ Los Angeles Times, đây là một phần của thứ được Hubbard gọi là "Dự án Nổi tiếng". Tại đây, các thành viên dự án sẽ được thưởng hậu hĩnh, nếu như họ lôi kéo được một ngôi sao gia nhập giáo phái.

Thật ngạc nhiên, kế hoạch của Hubbard thực sự có hiệu quả. Theo các cựu tín đồ Scientology, các diễn viên như Tom Cruise, John Travolta và Kirstie Alley bị cáo buộc là có dính dáng đến những thành viên trong hội Sea Org.

Những người trong hội này sẽ làm tất cả mọi thứ cho người thuê, chỉ với 1 USD một tuần. Một trong những vụ tai tiếng nhất có thể kể đến là khi hai thành viên cấp cao trong Khoa luận giáo đã công bố chi tiết thông tin cùng ảnh chân dung của những người tham gia. Đáng nói hơn, ngôi sao màn bạc Tom Cruise cũng nằm trong số này, và anh bị tình nghi là đã lạm dụng lao động trong suốt nhiều năm.

Bên cạnh những nghi vấn kể trên, nhiều tín ngưỡng kì quặc của Khoa luận giáo cũng bị phơi bày suốt nhiều năm qua. Một trong số đó là việc tin rằng con người trên Trái Đất thực chất đến từ một “lãnh chúa xuyên thiên hà” Xenu.

Dù hư cấu là vậy, nhưng nó vẫn thu hút một số lượng lớn người theo dõi người nổi tiếng tham gia, bao gồm Jenna Elfman, Beck, Danny và Christopher Masterson, Juliette Lewis và nhiều người khác nữa.

Những cuộc bầu chọn giải thưởng gây tranh cãi

awards voting scandals 1503700732

Nữ diễn viên Pia Zadora

Theo tờ The Hollywood Reporter, bài hát Alone Yet Not Alone (nhạc phim cho bộ phim cùng tên) đã bị loại khỏi danh sách đề cử cho bài hát gốc hay nhất ở lễ trao giải giải Oscar năm 2014. Lý do là vì tác giả của nó đã gửi một email tới những người bầu chọn để cho họ biết bài hát của mình đã được đề cử. Đây là một việc hoàn toàn không được phép.

Mặt khác, tờ báo cũng nêu lại việc một trong những nhà sản xuất của bộ phim The Hurt Locker cũng gửi đến người bầu chọn email có nội dung tương tự. Ông này sau đó đã bị cấm đến lễ trao giải, nhưng bộ phim vẫn ẵm một tượng vàng Oscar cho giải Phim xuất sắc nhất sau đó.

Những scandal xảy ra trước giải Oscar cũng khá hiếm, và trên thực tế, để xảy ra những việc thế này cũng ảnh hưởng nhiều đến Hội đồng chấm giải của Viện Hàn lâm.

Tuy nhiên, giải Quả cầu vàng thì khác. Theo tờ People, Pia Zadora đã giành giải "Ngôi sao mới của năm" năm 1982 với một màn trình diễn tệ hại trong bộ phim tình cảm Butterfly. Nhiều người nói, Zadora sẽ không giành được giải thưởng này nếu như anh chồng triệu phú của cô không mời toàn bộ những người bầu chọn Hội đồng Nhà báo nước ngoài Hollywood (HFPA) đến sòng bạc của anh, và mua chuộc họ bằng những bữa ăn xa xỉ.

Những lời đồn thổi về nạn nhận hối lộ và tham nhũng trong khuôn khổ giải Quả cầu vàng cuối cùng cũng được làm rõ, khi HFPA vướng vào một vụ kiện với nhà hoạt động Michael Russell, người từng khẳng định sẽ xóa bỏ tất cả những hành vi sai lệch trong nội bộ hội đồng này. Theo tờ New York Post, Russell đã thỏa thuận với HFPA bằng một số tiền chưa được tiết lộ, nhưng có vẻ như trục trặc sau đó giữa hai bên đã khiến họ rơi vào cảnh “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”?

Tự gọi các paparazzi đến chụp ảnh mình

calling the paps on themselves 1503700732

Vợ chồng Kanye West và Kim Kardashian.

Trong mắt của nhiều ngôi sao, giới săn ảnh chính là kẻ thù lớn nhất khi họ ra đường nhưng với Sean Penn thì việc xuất hiện thường xuyên trên những tờ báo lá cải là cách duy nhất để duy trì danh tiếng.

Theo báo Rolling Stone, Kim Kardashian, Britney Spears và Tori Spelling thường xuyên liên lạc với paparazzi, và kết quả nhận được sẽ là những tấm ảnh chụp trộm “chuẩn không cần chỉnh” khi họ ra phố.

Rolling Stone cũng nói Lindsay Lohan đã dùng tiền đổi lấy những bức ảnh như trên. Thậm chí Ryan Reynolds thời “tiền Deadpool” cũng phải sử dụng thủ đoạn trên nhằm cứu vớt sự nghiệp phập phù của mình.

Mặc dù đa số các sao đều phủ nhận mối quan hệ ngầm của mình với giới săn ảnh, ngôi sao truyền hình thực tế Spencer Pratt lại vô cùng thích thú với việc mình làm.

Trong một cuộc phỏng vấn trên Bethenny, Pratt nói rằng các paparazzi "không bao giờ bám theo chúng tôi, mà chính tôi đã gọi họ". Anh giải thích:"Mấy cái đó mất nhiều tiền ghê lắm. Cứ mỗi một tấm được chụp, họ (paparazzi) lại bán chúng cho các tờ báo lá cải. Việc hợp tác với họ sẽ đem lại cho bạn một khoản tiền không lồ, thông qua chia chác. Tôi kiếm được đến nửa triệu USD một năm cơ mà".

Phim đã giả, tình thật còn giả hơn phim

fake relationships 1503700732

Nam diễn viên Henry Cavill và Kaley Couco

Đừng nghĩ rằng mình giàu có, thành đạt và quyến rũ là không gặp phải vấn đề gì trong các mối quan hệ nha. Từ xưa đến nay, nhiều ngôi sao đã phải dựa hơi các mối quan hệ kiểu này để duy trì hình ảnh của mình đó.

Bây giờ, cặp kè kiểu “có tiếng mà không có miếng” như này là để chạy theo mong muốn của các fan hâm mộ. Ví dụ, quan hệ lãng mạn giữa Henry Cavill và Kaley Cuoco của năm 2013 được công bố là hoàn toàn giả mạo. Rất nhiều suy đoán được đưa ra và giả thuyết phổ biến nhất là nó được dùng để tạo danh tiếng cho Cavill, trước khi anh tham gia bộ phim điện ảnh đình đám Man Of Steel.

Tiếp theo là Tom Hiddleston và quan hệ lùm xùm với Taylor Swift, được biết đến với tên gọi "Hiddleswift" vào năm 2016. Thật khó để quên những pha âu yếm gượng gạo của cặp đôi ở bờ biển New England, hay chiếc áo tai tiếng "I heart TS" ở Rhode Island.

Nó khiến cho dư luận nghi ngờ về việc có hay không một thỏa thuận giữa hai bên, mà qua đó, danh tiếng của Tom sẽ nổi hơn, còn Taylor sẽ có thêm nhiều đĩa đơn được bán ra hơn.

Ám ảnh cân nặng

weight issues 1503700732

Nữ diễn viên Raven-Symoné

Hiện tại, vấn nạn “nhục mạ hình thể” đã trở thành một đề tài nóng hổi ở Hollywood. Những ngôi sao với mọi vóc dáng, chiều cao, cân nặng đã có thể lên tiếng chống lại chuẩn hình thể lỗi thời của Hollywood, thứ từng khiến cho họ vô cùng khổ sở trong một thời gian dài.

Không chỉ nữ diễn viên, mà ngay cả những nam diễn viên như Sam Clafin, cũng chia sẻ cho báo giới về chuyện họ từng bị làm nhục thế nào. Một số nữ diễn viên hàng đầu của Hollywood cũng từng là nạn nhân của việc này. Ví dụ, Raven-Symoné từng tiết lộ rằng trong thời gian tham gia The Cosby Show, cô đã không dám ăn một số thức ăn vì sợ bị người khác nghĩ mình béo.

Một số nữ diễn viên như Patricia Arquette và Emma Thompson đã trở thành anh hùng đấu tranh chống lại định kiến cân nặng cho các vai diễn. Sau khi bị một nhà sản xuất bộ phim Medium (2005 - 2011) nhận xét về ngoại hình và nói rằng Patricia Arquette chỉ nên quay lại sau khi sinh con, người mẹ ba con đã tự tin khẳng định cô hoàn toàn phù hợp cho vai diễn. Còn về phần Emma Thompson, cô từng đe dọa rời khỏi bộ phim mình đang đóng ngay lập tức, nếu như nhà sản xuất vẫn còn ép cân bạn diễn của cô trong bộ phim Brideshead Revisited.

Bất bình đẳng thu nhập

the pay gap 1503700732

Dàn diễn viên "American Hustle"

Không chỉ quấy rối tình dục, Hollywood cũng thường bị chỉ trích bởi vấn đề thù lao thiếu công bằng giữa nam và nữ. Vấn đề này càng trở nên nhức nhối hơn khi các email trao đổi giữa Jennifer Lawrence và studio về mức thù lao thiếu công bằng giữa diễn viên nam và nữ trong bộ phim American Hustle ( 2013) bị hack.

Theo Daily Beast, Lawrence và Amy Adams nhận được ít hơn hẳn so với đồng nghiệp nam của mình, Bradley Cooper và Christian Bale, mặc dù trên thực tế họ mới là người đem đến sức lôi cuốn cho bộ phim.

Cùng với đó, nữ diễn viên gạo cội Meryl Streep cũng lên tiếng về việc các bạn diễn nam của bà luôn kiếm được nhiều hơn trong mọi bộ phim bà đóng cùng. Diễn viên Robin Wright cũng một lần yêu cầu Netflix phải trả lương cho bà mức lương tương đương như Kevin Spacey trong bộ phim House Of Cards, nếu không bà sẽ phanh phui toàn bộ việc này ra ngoài. Nhưng tất nhiên, kể cả khi được công bố, cũng chẳng mấy ai quan tâm đến vấn đề của bà hết.

Bóc lột sức lao động trẻ em

dangerous exploitation 1503700732

Nữ diễn viên Shirley Temple khi còn nhỏ

Các diễn viên đóng phim không chỉ cho riêng mình. Xung quanh họ, còn có một ngành công nghiệp đồ sộ bao gồm nhà phát hành, nhà sản xuất,… và những người này thì đều sống nhờ vào doanh thu của bộ phim, mà thành công của diễn viên là một phần rất quan trọng. Không may, đôi khi điều này khiến cho các ngôi sao phải hứng chịu những trải nghiệm tồi tệ.

Trong cuốn hồi ký Child Star, nữ diễn viên quá cố Shirley Temple đã kể lại nhiều câu chuyện đau buồn trong thời hoàng kim của bà. Khi lên 3 tuổi, bà thủ vai chính trong một loạt các bộ phim ngắn ở một studio nhảy, đạo diễn đã sử dụng "một hộp đen với đá lạnh như chiếc ghế duy nhất”, để phạt trẻ con mỗi khi chúng mắc lỗi. Temple cũng kể lại quãng thời gian 12 tuổi của mình khi nhà sản xuất của hãng phim MGM Arthur Freed quấy rối tình dục bà. Các ngôi sao khác cùng thời khác như Judy Garland thì nghiện ma túy và đã phải kết thúc cuộc đời trong đau khổ.

Không phải chỉ những người trong ngành mới là kẻ lạm dụng lao động của các sao nhí mà nhiều khi chính cha mẹ của cũng chúng cũng đối xử với con mình như những cỗ máy kiếm tiền. Không cần lấy ví dụ đâu xa. Cả Macaulay Culkin và Ariel Winter đều đã phải kiện chính cha mẹ để thoát khỏi những quản lí kiêm giám hộ của mình. Sau tất cả, các bậc phụ huynh cay đắng nhận ra rằng, chính họ là người đã đẩy những diễn viên nhí này vào một cuộc sống đầy đau khổ.

Tài năng không được công nhận đúng mực

buchwald 1

Biên kịch Art Buchwald

Không mấy người quan tâm đến việc viết lách trong giới Hollywood nên chuyện các biên kịch bị ghẻ lạnh, đánh giá thấp cũng là lẽ dĩ nhiên. Trên thực tế, từ năm 1960, Hội Nhà văn Mỹ (tổ chức đại diện cho hầu hết các nhà biên kịch của Hollywood) đã bị ngó lơ khi cố gắng đòi lại công bằng cho những biên kịch, theo tờ Variety.

Trong những năm qua, một số nhà văn đã phải tự mình giải quyết vấn đề, như vụ kiện giữa biên kịch Art Buchwald và hãng Paramount. Trong này, biên kịch Buchwald đã tiết lộ về một quy trình kiểm kê bí mật, cho phép hãng Paramount tuyên bố với bên ngoài về thất bại của bộ phim Coming To America (1998) bất chấp doanh thu lên đến 288 triệu USD tại phòng vé. Hãng Paramount từ chối trả cho Buchwald "lợi nhuận ròng" vốn đã được kí kết từ trước trong hợp đồng với hãng. Ông đã tiến hành khởi kiện, và tòa án cũng đưa phán quyết ủng hộ ông này. Sau đó, hãng Paramount thương lượng bồi thường với số tiền là 900.000 USD.

Dường như, các nhà sản xuất và đạo diễn quên rằng nếu không có các biên kịch thì sẽ không có gì cho các ngôi sao thể hiện trước ống kính hết. Và một bài học nhãn tiền có thể thấy là thất bại về mặt chuyên môn của Quantum Of Solace (2008).

Theo: Nicki Swift
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.