• Về đầu trang
Huyền
Huyền

Làn sóng nghệ sĩ tạm rời sân khấu, lấy tên mình gia nhập giới kinh doanh

Showbiz

Cách đây không lâu, Justin Bieber đã cho ra mắt nhãn hàng thời trang streetwear của riêng mình tên Drew House. Ngay từ ánh nhìn đầu tiên, người ta không khỏi nghĩ Drew House tựa như một đứa con của YEEZY cùng Chinatown Market. Những khoảng màu chói kết hợp cùng hình mặt cười, rất nhiều xu hướng hiện hành đều được kết hợp trong một sản phẩm. Không mấy ngạc nhiên lắm khi ngay từ khi ra mắt, toàn bộ mặt hàng của Drew House đều được mua sạch sẽ. Dự kiến trong tương lai thì tình trạng này cũng chẳng khác là bao.

1024 justin bieber hailer baldwin drew

Mới đây, con gái của trùm ma túy El Chapo cũng ra mắt một dòng thời trang tên El Chapo 701 dựa theo tên ông bố của mình. Có vẻ như bây giờ, dù cho bản thân có nổi tiếng hay không thì ai nấy đều lấn sân kinh doanh tạo cho mình một nhãn hàng riêng.

Việc một ngôi sao nhạc pop giàu nứt đố đổ vách như Justin Bieber ra mắt thương hiệu riêng đã phần nào nói lên cách những người nổi tiếng thời nay kiếm tiền. Chuyên viên tư vấn của Trung tâm dự báo xu hướng WGSN Brian Trunzo đã gọi đây là “thu nhập thụ động”. Đây cũng chính là cách mà giới nghệ sĩ đối phó với việc nguồn tiền bản quyền ngày càng hao hụt trước sự lớn mạnh của các nền tảng stream nhạc và download lậu. Giá vé concert thì ngày càng tăng cao đến chóng mặt còn concert merch không chỉ đơn thuần như một món đồ kỉ niệm cho những lần đi concert nữa mà biến thành một cơn sốt thời trang, trở thành một nguồn thu quan trọng cho người nghệ sĩ.

“Thu nhập thụ động là khi nhà đầu tư, cụ thể trong trường hợp này là người nổi tiếng dùng sự sức ảnh hưởng của mình để gánh lấy cái tên thương hiệu, trong khi đó để dành những công việc còn lại cho những người có chuyên môn làm. Bạn biết đấy, mấy cái việc như tìm xưởng áo quần để may quần áo, tìm công ty marketing cho đến những con người sẽ giúp sức đưa tận tay sản phẩm đến người dùng”

“Nếu tôi là một nghệ sĩ, hẳn là tôi cũng sẽ phải cân nhắc đôi chút đến sức khỏe bản thân khi phải chạy tour khắp thế giới, biểu diễn 5 đêm một tuần, suốt ngày hết ngồi xe buýt lại vi vu trên máy bay để di chuyển. Đem cái cường độ lao động này ra so với việc để bản thân nghỉ ngơi đôi chút, dùng tên tuổi của mình rồi tạo một hãng áo quần bán lấy tiền như một nguồn thu thụ động thì chắc chắn 100%, tôi sẽ chẳng ngần ngại thử rồi. Quả là một sự kết hợp hoàn hảo khi nó chẳng tạo ra bất cử trở ngại gì trên con đường nghệ thuật của tôi.”, Trunzo chia sẻ

Lấn sân sang lĩnh vực kinh doanh giờ đây đã chẳng phải chuyện gì xa lạ với giới văn nghệ sĩ. Rihanna có Fenty, Kanye có YEEZY, Beyoncé có IVY PARK, A$AP có AWGE, Drake có OVO, The Weekend có XO, Emily Ratajkowski có BODY, Gwyneth Paltrow điều hành nhãn hàng đầy tai tiếng goop, hai ngôi sao nhí một thời Mary-Kate và Ashley Olsen đã lùi về hậu trường để cho ra mắt hãng thời trang cao cấp The Row vào năm 2006. Danh sách này chắc chắn không dừng lại tại đây.

Kanye West cực kì thành công với YEEZY

Các mặt hàng kinh doanh cũng đầy đa dạng chứ không chỉ xoay vòng quanh mỗi áo với quần. Ví dụ như CHEAPYXO của Azealia Banks sẽ cung cấp cho các bạn những loại xà bông dành riêng cho bờ mông của bạn.

Vậy việc người nổi tiếng đổ xô đi làm CEO có phải là hiện tượng mới nổi gần đây không?

“Tôi nghĩ đây cũng chẳng phải chuyện gì quá mới mẻ. Trong những năm 90, “urban wear” đã có những bước tiến mạnh mẽ, lấy hip hop làm nguồn cảm hứn chính. Khởi đầu từ Wu-Tang, ngọn lửa này dần lan qua Russell Simmons với Phat Farm, P.Diddy và JAY-Z với Rocawear. Bước qua những năm 2000, trào lưu này vẫn được tiếp nối với 50 Cent và G-Unit, Eminem với Shady và André 3000 với Benjamin Bixby."

Thuở đầu thì các thương hiệu của giới nghệ sĩ như một phép thử nghiệm, kèm theo cách quản lý cực kì tệ hại khiến phần lớn chúng rơi vào trong quên lãng, không thì cũng tồn tại như một trò đùa của công chúng. Ngày nay, các thương hiệu đều được tổ chức bài bản và chuyên nghiệp hơn nhiều.

“Tôi nghĩ rằng ngày nay các nghệ sĩ đều biết phải chọn ai để bắt tay làm việc cùng mình. Bản thân họ cũng muốn kéo dài độ nổi tiếng bằng cách tự chứng tỏ bản thân, khiến công chúng công nhận mình ở nhiều mặt khác. Trở lại ngày trước, hầu hết các thương hiệu từ người nổi tiếng đều bị dẹp bỏ hoặc phá sản, không thì nhân sự công ty luôn phải thay đổi liên tục bởi sự bất cập trong cách quản lý. Bây giờ thì tình hình tốt hơn rất nhiều, mọi thứ đều như một cỗ máy được bôi trơn hoàn hảo”, Trunzo chia sẻ thêm.

Bên cạnh đó, mạng xã hội là một yếu tố mới đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi hoàn toàn phương thức ra mắt một thương hiệu riêng.

Thứ mà họ bán ra xét cho cùng cũng chỉ từa tựa như merch của concert thôi, chỉ là bây giờ thì thứ merch cao sang này chính là nguồn kiếm lời dễ nhất của giới nghệ sĩ.

“Tôi nghĩ xu hướng hàng merch đang bắt đầu trở nên lỗi thời. Tuy vậy, trong thời gian dài tới nó vẫn sẽ bán chạy như thường thôi. Drew House chính là một ví dụ điển hình cho việc lượm nhặt xu hướng ở nhiều chỗ khác nhau, ví như xu hướng hàng merch mấy năm trước, hợp chúng lại, cải tiến chúng, biến chúng thành hàng giới hạn rồi thổi bùng nó lên. Chuẩn không cần chỉnh nhỉ?"

“Những chiếc áo hợp tác cùng Fear of God được bày bán trong tour diễn của Justin Bieber nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt. Chính nó đã mở đường cho sự ra đời của Drew House. Như kiểu “Ừ tại sao mình lại không thử làm thế nhỉ, khiến nó không chỉ là một xu hướng mà còn bền vững hơn thế?”, Trunzo cho hay.

A$AP bên chiếc áo từ thương hiệu AWGE của mình

Khi nghĩ đến việc người nổi tiếng tận dụng hiệu quả độ hot của mình để kinh doanh, chắc hẳn không ai vượt qua được gia đình Kardashian – Jenner. Trong số ra chủ đề “Những nữ tỷ phú người Mỹ”, Forbes đã chọn Kylie Jenner - chủ sở hữu đồng thời là gương mặt đại diện của Kylie Cosmetics lên trang bìa. Cô cũng đang trên đà trở tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới với khối tài sản ước tính lên đến 900 triệu USD.

Việc gắn tên tuổi nghệ sĩ với nhãn hàng trở nên hiệu quả hơn bao giờ hết. Kylie càng nổi thì tên tuổi cô nàng càng phủ sóng mạnh mẽ trên các phương tiện thông tin đại chúng, tỷ lệ thuận với số tiền cô nàng kiếm được.

Tuy vậy thì vẫn có những rủi ro nhất định ở đây. Nếu sự thành công trong kinh doanh gắn liền với tên tuổi và độ nổi tiếng của bạn thì giây phút mà bạn đánh rơi hình ảnh của mình, đó cũng là lúc thương hiệu bạn lập nên bị tổn thương không thể cứu chữa. Ví dụ này có phần hơi nặng độ nhưng hãy nhìn VLONE, thương hiệu từng được NSS xem như là “thương hiệu hot nhất ở thời điểm hiện tại”. Tuy nhiên, việc A$AP Bari – người sáng lập nên VLONE phải hầu tòa với các cáo buộc quấy rối tình dục một người phụ nữ tại khách sạn ở Anh khiến thương hiệu này giờ như củ khoai nóng bỏng tay chẳng ai muốn chạm vào.

Mới một thập kỉ trước, giới nghệ sĩ rủng rỉnh tiền là bởi người ta dúi tiền tận tay mời diễn. Hát. Nhảy. Biểu diễn. Đến tận bây giờ người nghệ sĩ vẫn vậy, vẫn hát vẫn nhảy vẫn biểu diễn như xưa. Nhưng có lẽ với riêng những con người mang nghiệp cầm ca, phát hành nhạc không còn đem lại cho họ đủ tài lộc như nó đã từng. Xây cho mình một thương hiệu chẳng phải là việc gì thực sự cần thiết. Âu cũng là nghịch lý ở đời: người ta chẳng thèm mua album nhạc của bạn nhưng lại sẵn sàng góp sức khiến nhãn hàng streetwear của bạn cháy hàng chỉ trong vài giờ.

Theo: Highsnobiety
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.