• Về đầu trang
Caroline
Caroline

10 thảm họa nhân tạo gây chấn động nhất lịch sử (Phần cuối)

Thế Giới

Tiếp nối phần trước, bài viết sẽ giới thiệu 5 thảm họa nhân tạo từng gây chấn động lịch sử và để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho môi trường và sức khỏe con người.

5. Thảm họa Bhopal

Vào ngày 2 tháng 12 năm 1984, một vụ rò rỉ khí gas đã xảy ra tại nhà máy thuốc trừ sâu ở Bhopal, Ấn Độ. Nguyên nhân được cho là do hệ thống an toàn bị trục trặc cộng với sự gia tăng áp suất trong các đường ống đã khiến 40 tấn methyl isocyanate bị rò rỉ vào khí quyển.

Tai nạn này khiến nhà máy bị bao vây bởi đám khói độc. Ước tính có khoảng hơn 600.000 người đã tiếp xúc với đám mây chết chóc này.

Những người sống xung quanh nhà máy đã không được thông về vụ việc và các nhân viên bệnh viện đã được cung cấp thông tin trái ngược nhau về tình hình thực tế. Những người vô tội bị ho, ngứa mắt, bỏng, khó thở và nôn mửa và có tới hàng nghìn người chết trong vòng vài giờ.

Các nghiên cứu dài hạn kể từ khi vụ tai nạn xảy ra đã xác nhận rằng hàng nghìn người vẫn bị ảnh hưởng bởi các tổn thương về mắt, phổi và tâm lý. Thậm chí đến ngày nay, thật khó để nói chính xác bao nhiêu người đã phải chịu đựng hậu quả của vụ rò rỉ này.

4. Dòng chảy bùn Sidoarjo

Hầu hết mọi người đều nghĩ dung nham chảy ra từ một ngọn núi lửa, nhưng ở Sidoarjo, Indonesia, bạn sẽ tìm thấy ngọn núi lửa phun ra bùn lớn nhất thế giới. Nó được tạo ra bởi vụ nổ tại một giếng khí điều hành bởi một công ty. Mặc kệ những chỉ trích, đại diện của công ty cho rằng một trận động đất cách đó khoảng 250 km đã gây ra điều này.

Có hơn 1.000 núi lửa bùn trên khắp thế giới, nhưng ví dụ này ở Indonesia có lẽ là trường hợp duy nhất do con người gây ra. Mọi chuyện bắt đầu vào ngày 28 tháng 5 năm 2006, khi một lỗ khoan tiến đến độ sâu 10.000 feet (3.000 mét), nước, hơi nước và khí phun ra từ mặt đất gần đó và đến ngày hôm sau, nước, hơi nước và bùn lại bắt đầu nổi lên. Lượng bùn mỗi ngày đạt tới hơn 6,3 triệu foot khối (180.000 mét khối).

Mười một người đã thiệt mạng trong một vụ nổ đường ống, và 30.000 người phải sơ tán khỏi khu vực. Theo trang tin Boston.com, hàng chục ngôi làng và hơn 10.000 ngôi nhà đã bị phá hủy. Kim loại từ dòng bùn cũng làm ô nhiễm các con sông gần đó.

3. Cháy rừng tại California

Biến đổi khí hậu đã khiến cháy rừng trở thành mối đe dọa phổ biến trên toàn thế giới, và trong năm 2018 đã chứng kiến những khu vực rộng lớn của California bị tàn phá bởi những đám cháy tàn khốc nhất từ trước tới nay. Hơn 100 người chết trong số 8.500 vụ cháy trên khắp California, các đám cháy còn phá hủy hơn 24.000 tòa nhà và thiêu rụi hai triệu mẫu đất.

Hầu hết các vụ cháy ở California diễn ra vào tháng 7 và tháng 8, và chính phủ đã ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia ở vùng này.

Không còn nghi ngờ gì nữa, các đám cháy này là do con người tạo ra. Những năm trước đám cháy chứng kiến sự gia tăng nhiệt độ do biến đổi khí hậu, làm chết nhiều cây cối ở California - và những cây khô, chết đó đã cung cấp nhiên liệu cho đám cháy lan rộng.

Các nhà khoa học dự đoán rằng loại thảm họa này sẽ trở nên phổ biến hơn do biến đổi khí hậu, vì vậy thời tiết khắc nghiệt của California có thể sớm trở nên bình thường.

2. Nổ nhà máy hóa chất ở Cát Lâm (Trung Quốc)

Vụ việc này diễn ra ở thành phố Cát Lâm của Trung Quốc vào tháng 11 năm 2005 tại một nhà máy hóa dầu. Theo New York Times, ngay sau vụ nổ, có hơn 10.000 người đã phải sơ tán khỏi khu vực.

Nhưng vấn đề không dừng lại ở đó. Các vụ nổ đã giải phóng khoảng 100 tấn chất độc hại vào sông Tùng Hoa, con sông cung cấp nước cho nhiều thành phố lớn.

Việc cung cấp nước đã bị dừng lại trong vài ngày để dọn sạch các chất độc hại, và nước phải được vận chuyển từ các thành phố không bị ảnh hưởng để giúp người dân đối phó vơi tình huống khẩn cấp này.

Chất độc từ các vụ nổ này không chỉ ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước của Trung Quốc. Chúng còn được phát hiện ở các thành phố của Nga và ở Biển Nhật Bản.

1. Đảo rác Thái Bình Dương

Không có nhiều thảm họa do con người gây ra có quy mô lớn và có thể nhìn thấy rõ ràng được như đảo rác lớn ở Thái Bình Dương. Sở dĩ đảo này được tạo thành từ một lượng lớn rác đã trôi vào đại dương trong hàng thập kỷ qua.

Great Pacific Garbage Patch không chỉ bao gồm bì nilon và chai nhựa. Hầu hết nhựa trong miếng vá đã vỡ ra thành những mảnh nhỏ chỉ đơn giản là làm cho nước có màu đục và các nhà sinh thái học ước tính rằng 70% các mảnh vỡ đại dương chìm xuống đáy biển. Chính vì vậy có thể còn nhiều hơn nữa dưới bề mặt.

Thảm họa thiên nhiên là điều con người không thể tránh né, tuy nhiên con người có thể hoàn toàn tránh khỏi những thảm họa từ chính các hoạt động của mình.

Theo: livescience.com
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.