• Về đầu trang
Coffeecat
Coffeecat

Thế vận hội Tokyo cấm khán giả tới xem trực tiếp được đăng hình lên mạng xã hội

Thể thao

Đợt bán vé đầu tiên của Olympic Tokyo 2020 vừa kết thúc, và những người đăng ký vé giờ đây đang nóng lòng chờ đợi kết quả bốc thăm, không biết mình được tham dự những sự kiện nào hoặc thậm chí là có được tham dự hay không.

ve olympic 2020 drfn

Trong thời gian chờ đợi, một số đã xem lại biểu mẫu đăng ký và bắt gặp một số thông tin có lẽ sẽ làm nhiều người hâm mộ mất vui.

Những điều khoản đăng ký tham dự bao gồm một mục quy định rằng người tham dự được quyền chụp ảnh, quay phim và ghi âm tại địa điểm tổ chức sự kiện, miễn là chỉ để sử dụng riêng. Điều này thì cũng bình thường thôi, nhưng điều khoản cũng chỉ ra rằng những hình ảnh hoặc đoạn ghi hình, ghi âm đó đều thuộc quyền sở hữu trí tuệ của Ban tổ chức Olympic. Tuy vậy, những quy định đó cũng không quá gắt gao.

Vấn đề có lẽ sẽ khiến nhiều người bức xúc nằm ở chỗ phạm vi hoạt động mà Ban tổ chức cho là "sử dụng riêng." Nội dung cụ thể của biểu mẫu như sau:

Người tham dự không được chia sẻ những hình ảnh, những đoạn ghi hình hay ghi âm được ghi lại tại địa điểm tổ chức sự kiện nếu không có sự cho phép của IOC. Việc chia sẻ này bao gồm qua TV, radio, Internet (bao gồm mạng xã hội và live-stream), và các thiết bị điện tử khác, bao gồm các loại thiết bị hiện còn chưa tồn tại.

the van hoi olympic 2020 cam chia se

Đúng vậy, ngay cả những công nghệ ghi hình tân tiến chưa ra đời cũng bị cấm nốt. (nguồn ảnh: Pakutaso)

Nói cách khác, bạn được phép thỏa thích chụp hình, quay phim và chia sẻ cho bạn bè, miễn là bạn chia sẻ trực tiếp với họ khi gặp mặt nhau. Nếu bạn muốn đăng lên Twitter hay Facebook thì sao? Cho dù chỉ có bạn bè thân thiết và người nhà theo dõi tài khoản của bạn? Thì bạn vẫn phải liên lạc với IOC để xin quyền chia sẻ trước, nên hãy cầu trời là Ban tổ chức sẽ thừa nhân lực đến nỗi họ có thể cử ra một đội ngũ túc trực quanh khán đài để duyệt cho bạn gửi hình về cho bạn bè người thân.

the van hoi olympic 2020 thuc an

May mắn thay, những tấm hình về tô ramen tuyệt vời mà bạn ăn sau sự kiện sẽ nằm ngoài vùng kiểm soát của IOC. (nguồn ảnh: Pakutaso)

Cũng không lạ gì khi những sự kiện trực tiếp đề ra quy định nghiêm ngặt cho việc ghi hình, nhưng đây không phải là điều mà Tokyo Olympic đang làm. Bạn có thể quay bao nhiêu video tuỳ ý muốn, chỉ là bạn không được đăng lên mạng xã hội thôi. Và tuy rằng nhiếp ảnh nghiệp dư bị hạn chế khá gắt gao trong ngành giải trí (bạn sẽ không tìm thấy tấm ảnh nào của đa số người Nhật nổi tiếng trên trang Wikipedia bằng tiếng Nhật), lĩnh vực thể thao tương đối thoải mái hơn.

Việc Ban tổ chức không muốn người tham dự live-stream toàn bộ cuộc thi đấu cũng là điều dễ hiểu. Nhưng một đoạn video vài giây sau trận đấu, hay một bức hình tuyển thủ trên bục nhận huy chương có vẻ sẽ không ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến những kênh phát sóng chính thức muốn bảo vệ quyền lợi của mình.

Nói gì thì nói, luật vẫn là luật, và Ban tổ chức đã nói không với việc chia sẻ những trải nghiệm Olympic Tokyo lên mạng rồi. Nhưng một mặt tích cực của luật cấm này là nó khuyến khích các fan rời mắt khỏi màn hình điện thoại/máy quay và theo dõi trực tiếp Thế vận hội.

Theo: SoraNews24
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.