• Về đầu trang
H.Khanh
H.Khanh

9 bí mật thuộc về sâu thẳm tiềm thức mà bạn không hay biết

Cuộc sống

1. Kí ức luôn thay đổi

Trong não bộ, kí ức như những đoạn video clip nhỏ nhặt. Sau khi bị "lưu trữ" quá lâu, chúng sẽ thay đổi, và những thay đổi này dựa vào kí ức gần đây của bạn. Ví dụ, bạn không nhớ rõ rằng ai đã vắng mặt tại buổi họp gia đình, nhưng vì cô của bạn chưa bao giờ bỏ lỡ những dịp này, nên não bộ sẽ tự động thêm người đó vào buổi họp mà người đó không đi.

2. Số lượng bạn bè của chúng ta rất giới hạn

Các nhà tâm lí học đã nghiên cứu ra "số Dunbar", số lượng bạn bè mà một người có thể có. Nên kể cả khi bạn sở hữu cả ngàn bạn bè trên Facebook, thì những người thật sự gọi là "bạn bè" của bạn cũng chỉ trong tầm 50-200 thôi.

3. Chúng ta cảm thấy vui vẻ hơn khi bận rộn.

Bạn đang ở sân bay, cần phải đi nhận hành lí. Trong 10 phút, bạn đi bộ đến khu vực chờ và lấy hành lí của mình.

Một tình huống khác. Bạn tìm thấy một đường tắt để đến khu vực chờ và tới đó trong 2 phút, nhưng bạn phải chờ 8 phút để nhận hành lí của mình.

Trong cả 2 trường hợp, bạn đều dùng 10 phút để nhận hành lí. Tuy nhiên, ở tình huống thứ hai, bạn sẽ mất kiên nhẫn và khó chịu hơn. Đây là vì não bộ không thích sự rảnh rỗi, nó thích được bận rộn. Hơn nữa, nếu đi bộ 10 phút để lấy hành lí, chúng ta sẽ có cảm giác đạt được mục tiêu, não bộ sẽ tiết ra dopamine, hormone của hạnh phúc.

4. Năng suất não bộ không lớn như bạn nghĩ

Các nghiên cứu chỉ ra rằng chúng ta chỉ có thể nhớ từ 3-4 điều một lúc, và khoảng thời gian chúng ta nhớ cũng chỉ tầm 20-30s. Sau khoảng thời gian này, chúng ta sẽ quên thông tin đó, trừ phi liên tục làm mới thông tin.

Dựa vào điều này, các công ty liên lạc và ngân hàng đã tạo ra những dãy số chia làm 3 phần, mỗi phần gồm 3-4 chữ số, mục đích là để bạn dễ dàng nhớ chúng hơn đấy.

5. Chúng ta dành khoảng 30% mỗi ngày để mơ màng

Hãy tưởng tượng bạn đang đi học, đi làm. Đột nhiên, bạn nhận ra là bạn vừa đọc đi đọc lại một câu 3 lần. Não bạn đang mất tập trung.

Các nhà khoa học tại Đại học California chỉ ra rằng, 30% thời gian mỗi ngày của chúng ta là dùng để mơ mộng, đôi khi con số này có thể lên tới 70%. Nếu bạn cũng như thế thì đừng lo, những người hay mơ màng thường sáng tạo hơn, dễ tránh xa stress hơn và giải quyết các vấn đề tốt hơn.

6. Có 3 điều chúng ta không thể bỏ qua: Tình dục, đồ ăn và nguy hiểm

Bạn có bao giờ nghĩ rằng tại sao chúng ta lại thích nhìn những vụ tai nạn giao thông chưa?

Những tò mò đó bắt nguồn từ xa xưa, khi bản năng sinh tồn của con người bắt đầu phát triển. Tiếp xúc với môi trường xung quanh, não bộ luôn ngầm định 3 câu hỏi: "Thứ đó có ăn được không? Tôi quan hệ với thứ đó được không? Thứ đó có thể giết tôi không?". Đồ ăn, tình dục và nguy hiểm là 3 điều thiết yếu cho sự sinh tồn của chúng ta nên chúng ta luôn chú ý đến chúng.

7. Chúng ta cần nhiều lựa chọn nhất có thể

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành một thí nghiệm nhỏ sau: Ở một bàn, họ đặt 6 loại mứt, ở chiếc bàn thứ hai, họ đặt 24 loại. Kết quả cho thấy rằng 60% khách hàng đã thử các loại mứt ở bàn thứ hai. Nhưng khi nói đến kết quả mua hàng, thì bàn một vẫn bán chạy hơn, gấp 4 lần so với bàn hai.

Tại sao? Như chúng ta đã biết, não bộ chỉ có thể tập trung vào 3-4 điều một lúc, nên việc đưa ra quyết định mua sẽ dễ dàng hơn nếu chỉ có một giới hạn lựa chọn nhất định. Tuy nhiên, chúng ta luôn thích sự đa dạng. Những người mua hàng thường thích thử nhiều mặt hàng của các nhãn hàng khác nhau. Nhưng sau cùng, chúng ta sẽ vẫn mua loại mứt mà chúng ta hay mua thôi.

8. Chúng ta đưa ra rất nhiều quyết định một cách vô thức

Ai cũng nghĩ rằng mình là một người cẩn thận, tính toán kĩ càng trước khi làm bất cứ điều gì. Nhưng thực tế mà nói, 80% quyết định chúng ta đưa ra mỗi ngày đều là vô thức. Chúng ta không nghĩ, chúng ta cứ làm thôi.

Mỗi giây, não bộ tiếp nhận hàng triệu đơn vị dữ liệu từxung quanh. Để tránh việc não bộ kiệt sức, những công việc hàng ngày được làm một cách tự động, không cần suy nghĩ. Tắt đèn, khóa cửa,...Chúng ta làm những việc thế này một cách máy móc, không cần suy nghĩ.

Điều này cũng thường dẫn đến việc hoài nghi bản thân. Ví dụ, khi bạn đến văn phòng, bạn sẽ bắt đầu hoảng vì không nhớ mình đã tháo công tắc bàn ủi ra chưa.

9. Không có gì gọi là đa nhiệm cả

Các nghiên cứu chỉ ra rằng chúng ta chỉ có thể làm hiệu quả một việc duy nhất tại một thời điểm. Hãy cứ thử vừa nói chuyện vừa đọc sách, hay viết thư trong khi đang nghe một audiobook, bạn chắc chắn phạm sai lầm ở đâu đó.

Tuy nhiên, có một trường hợp ngoại lệ. Nếu một trong 2 hoạt động là hoạt động vô thức, không cần suy nghĩ, thì bạn có thể làm 2 việc một lúc. Ví dụ, bạn có thể vừa nói chuyện điện thoại vừa đi bộ. Nhưng có khả năng cao là bạn sẽ mất dấu cuộc trò chuyện thôi.

  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.