• Về đầu trang
Chim Mỏ Rộng
Chim Mỏ Rộng

Nghe kể chuyện nấu ăn ở Nam Cực âm 70 độ C: Nhiều hiện tượng lạ lùng còn hơn phim viễn tưởng

Cuộc sống

Cyprien Verseux là một nhà nghiên cứu sinh vật học và vũ trụ học, hiện đang làm việc tại cơ sở khoa học xa xôi nhất trên thế giới, đó chính là trạm Concordia ở Nam Cực. Ngay cả Trạm vũ trụ quốc tế cao hơn 400km so với Trái Đất, cuộc sống cũng không khắc nghiệt, cô lập và gian nan như nơi tận cùng thế giới này.

Khi không bận rộn lấy mẫu vật và nghiên cứu về khí hậu tại đây thì Cyprien là chủ nhân của một trang blog chuyên chia sẻ trải nghiệm sống của mình tại môi trường khắc nghiệt này. Anh cho biết những khó khăn mà con người ở đây đang phải đối mặt, kể cả việc nhỏ nhất như ăn ngủ cũng trở nên gian nan vô cùng.

1

Cyprien Verseux là một nhà sinh vật học, hiện đang làm việc tại cơ sở khoa học xa xôi nhất trên thế giới: Trạm Concordia ở Nam Cực

Cyprien và một nhóm nhỏ các nhà khoa học đang ở đáy sâu Nam Cực, nơi mà vi khuẩn còn không thể tồn tại.

"Chín tháng một năm và trong suốt mùa đông, chúng tôi không thể rời khỏi nơi này và dĩ nhiên cũng không ai có thể đến đây.", Cyprien chia sẻ với Bored Panda. "Nơi này lạnh đến nỗi không có bất cứ chiếc xe nào có thể đến hoặc rời đi. Chúng tôi hiện đang có 13 người là kỹ thuật viên, nhà khoa học, một đầu bếp và một bác sĩ."

Việc thiếu oxy, cảnh quan tuyết trắng bao phủ và sự cằn cỗi, lạnh giá khiến các nhà khoa học cảm thấy như họ đang sống trên một hành tinh nào đó chứ không phải ở Trái Đất.

10

Nam Cực không chỉ là nơi lạnh giá nhất Trái đất mà còn thường trong tình trạng thiếu oxy.

"Đây là khu vực lạnh nhất trên Trái Đất, nhiệt độ có khi đạt dưới - 80 độ C vào mùa đông", anh tiếp tục. "Chúng tôi đã bắt đầu nhìn thấy Mặt Trời trở lại vào tháng 8 sau ba tháng không hề có một chút ánh nắng nào. Không khí cực kỳ khô và thiếu oxy."

Trạm Concordia là một nơi rất hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu từ những lĩnh vực khác nhau như thiên văn học, sinh lý học con người (cơ quan Vũ trụ Châu Âu đang nghiên cứu sự thích nghi của con người với điều kiện tương tự như ở Mặt Trăng hay Sao Hỏa), sông băng, khoa học khí quyển và địa vật lý.

11

Mặc dù có cảnh quan rất đẹp, nhưng sự khắc nghiệt ở đây có thể thách thức mọi giới hạn của con người.

Cyprien và các đồng nghiệp hiện đang giữ vai trò rất quan trọng, nghiên cứu của họ sẽ làm sáng tỏ về việc khí hậu đã thay đổi như thế nào trong quá khứ và đưa ra cái nhìn sâu sắc về những thay đổi có thể xảy ra trong tương lai.

"Nghiên cứu được thực hiện ở đây sẽ mang lại thông tin vô giá về biến đổi khí hậu. Nhờ vào dự án EPICA được tiến hành ở đây mà chúng tôi biết được mật độ của khí nhà kính, đặc biệt là khí carbon dioxide và mêtan, chưa bao giờ quá cao trong ít nhất 800.000 năm qua."

12

Cyprien Verseux trong thời gian rảnh rỗi cũng thường xuyên đăng ảnh về trải nghiệm của mình tại nơi lạnh giá của thế giới.

Để giải trí trong quá trình làm việc tại nơi lạnh lẽo nhất Trái Đất, Cyprien đã quyết định ra ngoài trời và nấu ăn. Tất nhiên, đó chỉ là một trò chơi nho nhỏ, nhưng hình ảnh thức ăn bất chấp trọng lực mà lơ lửng khiến thế giới hiểu thêm về cái lạnh giá khắc nghiệt ở Nam Cực.

"Chúng tôi đã hết thức ăn tươi từ đầu mùa đông, vì thức ăn chỉ được tiếp tế từ đầu tháng 2 đến đầu tháng 11. Do đó, chúng tôi hầu như chỉ ăn thực phẩm đông lạnh, vì nhiệt độ luôn lạnh giá nên chúng tôi chỉ cần lưu trữ bên ngoài là được".

2

Ở vùng Nam Cực nhiệt độ có thể xuống đến -80 độ C, vì vậy thức ăn gần như đông cứng rất nhanh.

3

Những hình ảnh như ở hành tinh khác.

4

Mọi thứ đều như không tuân theo quy luật của trọng lực.

5

Việc nấu nướng cũng trở thành điều rất khó khăn đối với những nhà nghiên cứu sinh sống và làm việc tại Nam Cực.

6

Thức ăn lơ lửng hệt như bạn đang ở ngoài không gian.

7

Sau khi Cyprien Verseux đăng tải những hình ảnh này, cả thế giới đều bất ngờ và cảm thấy khó tin..

8

Mặc dù chỉ là những chia sẻ nhỏ nhưng mang đến rất nhiều cái nhìn mới cho thế giới.

Qua loạt ảnh độc lạ trên, chúng ta có thể hiểu thêm về những gì đang diễn ra tại Nam Cực. Ở nơi đó, sự khắc nghiệt của thiên nhiên là rất đáng sợ nhưng nhiều nhà nghiên cứu khoa học vẫn chấp nhận hy sinh để cống hiến cho nhân loại.

Theo: Bored Panda
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.