• Về đầu trang
[+ +]
[+ +]

Cùng mục sở thị những sân bay ‘hãi hùng’ nhất trên thế giới

Cuộc sống

Sân bay Lukla, Nepal

Nếu như muốn hạ cánh xuống Lukla (Nepal), chắc chắn bạn sẽ phải ‘mặt đối mặt’ với núi Everest - nóc nhà của thế giới. Và chỉ có duy nhất một nơi mà máy bay có thể đáp xuống: Sân bay Lukla.

shutterstock 637126060 1024x678

Với địa hình hẹp, sát chân núi cùng đường băng ngắn, sân bay này đã từng khiến cho rất nhiều phi công nổi tiếng trên thế giới phải “toát mồ hôi”! Bên cạnh đó, dù mang tiếng là sân bay hàng không, nhưng ở Lukla lại hoàn toàn không có bất kỳ trạm điều khiển không lưu nào!

Sân bay Toncontin, Honduras

Lại tiếp tục là một sân bay nữa nằm trong danh sách nguy hiểm! Tuy sở hữu nhiều công nghệ tiên tiến, thế nhưng sân bay Tocontin lại đòi hỏi các phi công và nhân viên trạm không lưu phải có kỹ năng và sự cẩn thận mới có thể đáp xuống thành công!

honduras crisis jul 2009 1024x683 1

Muốn hạ cánh xuống Toncontin, các phi công phải nhanh chóng thực hiện một cú xoay 45 độ và giảm độ cao trước khi chạm đất để không trực tiếp “cạo” xuống địa hình lòng chảo ở phía dưới.

Sân bay quốc tế Princess Juliana, St Maarten

Đã bao giờ bạn tưởng tượng ra cảnh vừa hạ cánh vừa… nhìn người tắm biển hay chưa? Vậy mà ở sân bay Princess Juliana, đây lại là một điều hoàn toàn… bình thường.

shutterstock 51160321 1024x683

Chỉ cần nghĩ đến việc có một chiếc máy bay “hạ cánh” trên đầu mình lúc đang tắm nắng là đã hãi rồi!

Cần hơn 8000 feet (2.4384 km) đường băng mới đủ để hạ cánh an toàn xuống sân bay Princess Juliana. Tuy vậy, diện tích thực của nó chỉ ở tầm khoảng 7.100 feet (2.16408 km) mà thôi.

Ban đầu, sân bay này được xây dựng với mục đích làm chỗ hạ cánh cho những máy bay cỡ nhỏ và vừa. Vậy nhưng, với sự bùng nổ của du lịch và giải trí ở nơi đây, sân bay Princess Juliana dần trở nên “chật chội” với những chiếc máy bay thương mại và hàng hóa cỡ lớn!

Sân bay Paro, Bhutan

Văng vẻ, chật hẹp và nguy hiểm là những từ có thể được dùng để miêu tả về sân bay Paro. Nằm kẹp giữa những đỉnh núi cao của dãy Himalaya và sở hữu một đường băng siêu nhỏ chỉ dài tầm 6.500 feet (1.9812 km). Tuy nhiên, cũng đừng lo bởi lẽ chỉ duy nhất 8 phi công được phép “đỗ” xuống sân bay này!

shutterstock 562907131 1024x683

Sân bay Narsarsuaq, Greenland

Không nơi nào trên trái đất “tồi tệ” hơn sân bay Narsarsuaq! Đường băng ngắn bị bao phủ trong băng, nhiệt độ âm lạnh lẽo, gió xoáy cùng tầm nhìn thấp do tuyết dày và những đám mây tro bụi từ núi lửa mới… chỉ là “món khai vị” khi máy bay đáp xuống nơi này!

Nói chung, sân bay Narsarsuaq không dành cho những ai yếu tim!

narsarsuaq airport bgbw and brattahlid located on eriksfjord aerial view 1024x683

Sân bay Congonhas, Sao Paulo (Brazil)

Với lối kiến trúc kỳ lạ và nằm “tọa lạc” ngay tại giữa trung tâm thành phố, ít ai biết được sân bay Congonhas là một trong những đường băng chính yếu phục vụ cho gần 12 triệu người đi đi lại lại giữa Sao Paulo và thế giới.

sao paulo sp brazil july 17 2012 a plane of brazil s tam airline arrives in congonhas airport past the site of the tragedy where an aircraft of tam crashed and burst into flames in july17 2007 1024x68

Thế nhưng, sự phát triển của đô thị và những tòa nhà cao tầng dần biến nơi đây trở thành một “cơn ác mộng” đối với những chiếc máy bay. Theo miêu tả của nhiều người, khi hạ cánh xuống sân bay Congonhas, hành khách sẽ được trải nghiệm cảm giác như thể đang… đâm vào các tòa nhà vậy.

Bên cạnh đó, đường băng trơn trượt với diện tích hẹp cũng là thủ phạm gây ra khá nhiều vụ tai nạn máy bay nổi tiếng tại Sao Paulo.

Sân bay Saba, Caribbean Hà Lan.

Nằm chơi vơi giữa những vách đá hướng ra biển, việc hạ cánh xuống sân bay Saba giống hệt như một trò chơi mạo hiểm đích thực! Nếu như sân bay Congonhas ở Sao Paulo khiến chúng ta có cảm giác như va chạm với các tòa nhà, thì sân bay Saba lại khiến nhiều người cảm thấy hệt như đang… đâm thẳng xuống dưới đại dương!

shutterstock 1131863255 1024x683

MCAS Futenma, Okinawa (Nhật Bản)

Theo tờ The Diplomat, sân bay MCAS Futenma đã vi phạm trực tiếp các tiêu chuẩn an toàn được đặt ra cho các sân bay theo quy định của Cục Hàng không Liên bang (FAA).

Đường băng Không Quân này nằm ngay giữa một thành phố đông đúc với trường học, bệnh viện, doanh nghiệp và hơn 3.000 cư dân đang sinh sống tại “vùng an toàn” (Clear Zone).

marine corps air station futenma or mcas futenma is a united states marine corps base located in ginowan okinawa japan 23 jul 2013 1024x683

Sân bay Gibraltar, Gibraltar

Không chỉ nằm khép mình trong một khu vực nhỏ hẹp có diện tích vượt quá ngưỡng an toàn Hàng Không, mà đường băng của sân bay Gibraltar còn trực tiếp cắt ngang qua... khu dân cư và trục đường giao thông chính ngạch trong thàng phố!

gibraltar august 29 2017 city of gibraltar the airport runway with a landed monarch airplane and la linea de la concepcion in spain 1024x684

Thế nhưng, dù sở hữu những yếu tố hiểm nghèo như vậy, thần kỳ là vẫn chưa có bất kỳ vụ tai nạn nào xảy ra ở đây!

Theo: rd.com
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.