• Về đầu trang
Tiểu Chiêu
Tiểu Chiêu

'Giấy ly hôn' thời nhà Đường đầy nhân văn, còn có cả lời chúc phúc dành cho đối phương

Cuộc sống

Dân gian có câu: "Cưới gà phải theo gà, cưới chó phải theo chó". Đây là một quan niệm truyền thống, có nghĩa là sau khi một người phụ nữ kết hôn, dù chồng cô có tốt hay xấu, cô cũng phải sống chung đến cuối đời.

e75f93b6667d423daff3c0a496e44a34

Tuy nhiên với sự phát triển nhanh chóng của thời đại, quan niệm "bảo vệ phụ nữ" đã được xuất hiện và áp dụng từ lâu. Đài Loan là quốc gia có tỷ lệ ly hôn cao nhất ở Châu Á, nhưng trong những năm gần đây, Trung Quốc đã thay thế Đài Loan trở thành quốc gia ba năm liền đạt danh hiệu đất nước có tỷ lệ ly hôn cao thứ hai, sau Hoa Kỳ.

af809b5871124c1a8d5d4c042da73d8b

Đối với các cặp vợ chồng thời nay, miễn hai bên không còn tình cảm, hoặc vì nhiều lý do nào đó thì ly hôn, chỉ cần 1 bên muốn ly hôn thì đã có thể. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng thỏa thuận ly hôn chỉ mới xuất hiện trong thời hiện đại vì quyền nam nữ bình đẳng. Nhưng trên thực tế, ngay từ thời nhà Đường đã có "thỏa thuận ly hôn" và người ta đã khai quật được "thỏa thuận thả vợ" ở hang Đôn Hoàng.

1548649065 0e3927db03f8c18c57571b58146183f6 1392x1186

"Nếu hôn nhân của chúng ta là một sai lầm, so với việc ở cùng nhau mà đau khổ, không bằng vui vẻ chia tay, giải thoát cho nhau, tránh việc nhìn nhau lâu thêm chướng mắt. Hy vọng sau khi chúng ta ly hôn, nương tử có thể làm lại từ đầu, trang điểm, ăn mặc cho mình xinh đẹp, lựa chọn lại người lang quân như ý một lần nữa, hưởng thụ bên hoa dưới trăng, hôn nhân mỹ mãn, vợ chồng tôn trọng nhau. Xin đem ân oán tình thù của chúng ta bỏ đi hết, không nên hờn giận đối phương. Mỗi người theo đuổi một loại hạnh phúc riêng của mình, cũng có thể vui vẻ. Ở chỗ này là ít quần áo, lương thực, gạo, đồ dùng hằng ngày ta cho nương tử cầm lấy mà sống qua ngày. Hy vọng nương tử sống vui vẻ, khỏe mạnh, sống lâu".

Đây là một phần "Hiệp nghị thả vợ" được tìm thấy.

1548649281 321e709458c58d2a2d4c506bf0b07d7f

Ở đời Đường, ly hôn không phải ít, tái giá cũng không phải chuyện gì lớn lao cho lắm. Nếu như nhà gái muốn ly dị, có thể dựa vào "Hiệp nghị thả vợ". Hiệp nghị này có rất nhiều điểm giống với giấy ly dị ngày nay, chính là "Cố bẻ dưa, dưa không ngọt. Đã gặp nhau, ắt có lúc chia ly". Đặc biệt hơn là hiệp nghị này còn có phần văn bản chúc phúc cho đối phương, mong muốn người vợ tìm được mong ước tốt đẹp, so ra vẫn hơn tờ giấy ly hôn thời nay.

Tuy vậy, triều nhà Đường cũng có luật hôn nhân, trong hôn nhân cũng có một số quy định.

Một, hiệp nghị ly hôn: hai bên nam nữ tự nguyện ly hôn, hòa thuận rời nhau, đây là lúc ký "Hiệp nghị thả vợ".

Hai, trọng tài ly hôn: do bên nam muốn ép buộc ly hôn, gọi là "thả vợ".

Ba, cưỡng chế ly hôn: khi phát hiện cặp vợ chồng có "hôn nhân bất hợp pháp" phải cưỡng chế ly hôn.

1548649695 0ba7084f2be3c950ae3c62c01b6777fd 696x500

Trật tự nam nữ ở xã hội phong kiến vốn khắc khe, phụ nữ không có quyền tự chủ, hoàn toàn phụ thuộc vào ba mẹ hoặc nhà chồng. Nhưng nhờ vào luật hôn nhân thời nhà Đường, chí ít chúng ta biết được rằng, trong phương diện hôn nhân, phụ nữ vẫn có tiếng nói riêng.

Cuối cùng, chúc mọi người đều có hôn nhân mỹ mãn, nếu thật sự không thể đi cùng nhau nữa, cũng phải nhớ, đã buông tay nhau thì hãy chúc phúc cho nhau.

Theo: sina
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.