• Về đầu trang
Spock
Spock

Khi sông thiêng 'giãy chết' ở Ấn Độ

Cuộc sống

Vào một buổi sáng muộn cuối tháng Ba, anh Brij Khandelwal gọi cho cảnh sát Agra để báo cáo một vụ giết người có chủ đích.

Trùng hợp ở chỗ chỉ trước đó vài ngày, tòa án tối cao ở bang Uttarakhand của Ấn Độ đã đưa ra một phán quyết mang tính lịch sử, tuyên bố dòng sông Yamuna - và một sông linh thiêng khác của Ấn Độ, sông Hằng – phải được coi như một “thực thể sống”.

3500

Một người dân đang bới rác ở trên sống Yamuna.

Khandelwal, một nhà hoạt động môi trường đã nói về thực trạng của dòng sông rằng: "Về mặt khoa học, Yamuna đã chết lâm sàng". Trong một bản cáo trạng gửi lên cảnh sát, ông điểm tên của những viên chức chính phủ mà ông tin là đã gây ra tình trạng này: "Nếu con sông chết, ai đó phải chịu trách nhiệm cho việc giết nó."

Vào thế kỷ 16, Babur, hoàng đế Mughal đầu tiên, mô tả nước của Yamuna là "tinh khiết hơn cả mật hoa". Một vị vua sau đó cũng đã cho xây dựng một trong những công trình nổi tiếng nhất Ấn Độ là Taj Mahal bên bờ sông. Hai trăm năm mươi dặm đầu tiên (400km) của dòng sông bắt nguồn từ khu vực hạ Himalaya với dòng nước xanh ngắt, tràn đầy sự sống. Và rồi, nó chảy đến Delhi.

5191

Dòng sông Hằng nhìn từ Kolkata.

Tại thủ đô của Ấn Độ, nước của con sông Yamuna được khai thác triệt để cho sinh hoạt và công nghiệp, và con người cũng đổ thêm vào đó hàng tấn hóa chất cùng nước thải độc hại bằng 20 cống lớn chảy thẳng ra sông. Từ các miệng cống khổng lồ đó, vô vàn thứ chất thải nhớp nháp, hôi thối đổ vào dòng sông mỗi ngày.

Những dòng sông đã trở thành một phần quan trọng của các nền văn minh ở Delhi trong ít nhất 3.000 năm - và là nguồn nước duy nhất cho hơn 60 triệu người Ấn Độ ngày nay. Nhưng chỉ trong vài thập kỷ gần đây, Yamuna lại trở thành một trong những con sông bẩn nhất trên hành tinh này.

river yamuna dead

Một hộp sọ người trên bờ sông Yamuna ở Wazirabad. Theo phong tục cũ của đạo Hindu, thân xác phải được để trôi trên sông thay vì hỏa táng, khiến cho tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn.

Các kết quả kiểm tra cho thấy đến tận những năm 1960, chất lượng nước sông vẫn còn tốt hơn bây giờ”, Himanshu Thakkar, một kỹ sư điều phối Mạng lưới Đập, Sông và Người Nam Á, một tổ chức quy tụ nhiều nhóm hoạt động cho biết. “Đã từng có một hệ sinh thái đa dạng ở đây. Các ngư dân vẫn còn có thể bắt cá từ dưới lòng sông.”

Những chuyện xảy ra sau đó lại phản ánh một quá trình quan trọng của cả quốc gia, đặc biệt là kể từ khi kinh tế quốc gia bắt đầu mở cửa vào đầu những năm 1990. Nó kéo theo dòng người di cư khổng lồ từ các vùng thôn quê vào thành phố, và cùng sự phát triển của các ngành công nghiệp gây ô nhiễm tại đây, khiến cho nhiều tuyến đường thủy của Ấn Độ và bầu không khí trở nên độc hại gần như là số một trên thế giới.

Dân số thành phố Dehli đã tăng gấp đôi kể từ năm 1991. Hơn một phần tư, tầm 5 triệu người, sống trong các khu định cư bất hợp pháp. Trong khi các chất thải thì được đổ trực tiếp vào các cống thoát nước. 22 cống thoát nước mang theo nước thải công nghiệp đổ vào sông, trong khi dòng chảy và các con lạch, nguồn nước ngọt chính, từ lâu đã bị tắc nghẽn bởi rác thải.

yamuna 2 647 062016085009

Rác trên dòng sông Yamuna.

“Nguồn nước sạch thì bị giảm đi, nhưng nước ô nhiễm lại đang nhiều lên” - Thakkar nói. "Anh không cần phải là một nhà khoa học hàng đầu để dự đoán trước điều gì sẽ xảy ra."

Đáng chú ý nhất phải nói đến Wazirabad, nằm giữa biên giới Delhi, mà tại đây, con đập đã ngăn hoàn toàn dòng chảy. Ở một bên, chiếc cống lớn đổ vào đây gần 500m gallon nước thải mỗi ngày. Nồng độ oxy hòa tan trong nước giảm từ khoảng 13mg/lít xuống 0.

Động vật không thể sống dưới những điều kiện nói trên, nhưng cuộc sống con người trên bờ sông vẫn cứ tiếp tục: đàn ông và phụ nữ vẫn đắm mình trong các nghi thức, tắm rửa, và giặt giũ quần áo chăn gối.

bathing structures at yamuna river

Người dân sinh hoạt ở gần dòng sông.

Một số người, như Sikander Sheikh, đang kiếm tiền trên chính sự ô nhiễm của con sông. Người đàn ông Bengal 95 tuổi, hằng ngày vẫn vợt rác thải trôi nổi trên dòng sông, và bán lại ở chợ cuối tuần với vài giá chục rupee. Ông nói: “Tôi không thể làm bất cứ công việc nào khác. Để làm công việc này, anh chỉ cần đôi mắt. Tôi thì cứ trôi nổi cả ngày, và tìm xem mình có thể kiếm được bất cứ thứ gì bán được.”

Ông sống bên phía bờ sông, trong một túp lều tạm và trang trí cho nó bằng một bằng những thứ rác rưởi ông tự vợt được. Nhưng chính lối sống này khiến ông mắc nhiều bệnh hơn. "Tôi sẽ đến chỗ bác sĩ, uống thuốc, rồi sẽ cảm thấy khỏe hơn. Sau đó, tôi sẽ trở lại và làm việc."

Đi lên vùng Yamuna, gần thành phố Agra, cư dân trong làng Patti Pachgai luôn phàn nàn về một loại bệnh gây biến dạng xương và ngộ độc fluoride. Tan Singh, một cư dân ở đó cho biết: "Bác sĩ đã nói với tôi đó là do nước". Ông đã bị mắc bệnh từ 5 năm trước và từ đó đến nay, sức khỏe ông không còn được như cũ nữa. Người đàn ông 40 tuổi này nói: “Tôi không thể thở được. Khi hít thở, tôi luôn có cảm giác cứng, còn xương sườn thì bị đau. Tôi không thể ngồi, di chuyển xung quanh hay làm gì cả, ”

Một nghiên cứu năm 2015 ở trên các thị trấn trong phạm vi 2km của Yamuna đều cho thấy, lượng fluoride trong nước tại đây cao gấp bốn lần so với mức cho phép. Các quan chức tin rằng, nó là kết quả của việc xả hàng triệu gallon nước thải chưa qua xử lý vào Yamuna, và chúng thì đang thấm dần vào mạch nước ngầm. Nhưng cái nghèo lại là một rào cản lớn với đa số người dân ở đây. Ông Sighh nói: "Bác sĩ nói chúng tôi nên ngừng uống nước này và mua nước lọc. Làm sao mà lần nào chúng tôi cũng mua và uống nó được? Nó quá đắt."

article 2240307 163f2afc000005dc 239 964x643

Một thầy tu đang thiền giữa đống bọt do nước thải của nhà máy.

Ở Mathura, một thị trấn khác dọc theo dòng sông, hàng ngàn tín đồ Hindu tập hợp tại đây mỗi năm để kỉ niệm ngày nữ thần Yamuna hiện ra cõi trần thế .

Họ tắm trong dòng sông và uống nước từ nó, với niềm hạnh phúc trên khuôn mặt. Rất ít người để ý đến chất lượng nước tại đây. Một thầy tu nói: "Đúng, Yamuna bị ô nhiễm, nhưng nó vẫn có sức mạnh để giải phóng chúng ta. Nếu được tắm trong Yamuna, anh sẽ không phải xuống địa ngục."

Jasminbhai đã đi từ tận Mumbai chỉ để tham gia dịp này. Khi được nghe về nước bẩn trong lòng sông, anh khăng khăng phủ nhận: “Không hề có nước bẩn trong lòng Yamuna. Những kẻ nào mà tin vào nó, tôi sẽ cho là họ đang nói dối."

Theo tòa án tối cao của Ấn Độ, một thông báo được công bố vào hồi tháng Hai đã chỉ ra rằng, hơn 2.000 đồng vàng rupee (240 triệu bảng) đã được chi cho việc dọn dẹp sông từ năm 1985. Ông Thakkar nói “Delhi không hề thiếu tiền. Thành phố có hệ thống xử lý nước thải tối tân nhất trong cả nước. Nhưng giờ nó lại bị bỏ mặc bởi những quan chức chính trị, các nhà tư pháp và giới truyền thông. ”

yamuna 720x340

Rác trôi thành từng mảng trên mặt sông.

Theo ông, vấn đề ở chỗ thời gian và tiền bạc đang bị rót vào một hệ thống hoạt động không hiệu quả. Hai mươi cơ quan chính phủ ở cấp tiểu bang và liên bang tranh giành nhau quyền kiểm soát dòng sông. Trớ trêu thay, dù nhận được từng đấy sự quan tâm của các cấp quản lí, thì một hệ thống quản lí cơ bản vẫn chưa có.

Một kế hoạch làm sạch dòng sông lớn nhất của Ấn Độ, sông Hằng, do thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đứng đầu cũng đi đến thất bại do không có sự quản lí hiệu quả.

“Nếu lắp đặt các nhà máy xử lý nước thải mới, cũng cần có một hệ thống để đảm bảo chúng hoạt động hiệu quả,” Thakkar nói.

Ông muốn có một hội đồng hoạt động độc lập để giám sát dòng sông, mà nó có thể trực tiếp đặt vấn đề với các quan chức và liên tục theo dõi việc làm sạch. “Hiện tại, không ai thực sự biết cách thức những nhà máy xử lý nước thải này hoạt động. Và nếu chúng không hoạt động, sẽ không có cách gì để khắc phục tình trạng này. Chẳng có gì xảy ra."

Quyết định coi dòng sông như một thực thể sống đã thể hiện rõ sự quan tâm về mặt hình thức, nhưng thực tế thì nó không đem đến chút chuyển biến nào. Ritwick Dutta, một luật sư môi trường tại Delhi cho biết: "Nó chỉ có giá trị tượng trưng. Trên thực tế, nó chẳng có ý nghĩa gì cả."

Dutta đã đúng. Chỉ ngay vào thứ Sáu của tuần tiếp theo, tòa án tối cao Ấn Độ đã đình chỉ quyết định coi hai dòng sông Yamuna và sông Hằng là thực thể sống. Chính quyền bang Uttarakhand nói rằng, việc ban tư cách pháp nhân cho hai dòng sông, sẽ khiến cho việc quy trách nhiệm cho những cá nhân làm bẩn dòng sông trở nên hết sức khó khăn cùng với nhiều vấn đề nảy sinh khác.

article 0 1387eb48000005dc 591 634x352

Rác thải xung quanh bờ sông.

Một kế hoạch khác để làm sạch Yamuna được chính quyền Delhi công bố vào hai năm trước đã đem đến một hướng giải quyết mới. Thay vì xây dựng thêm nhiều nhà máy xử lý nước thải mới, kế hoạch này lại thiên về quy hoạch lại bờ sông, bao gồm xây dựng đường dành cho xe đạp, nhà ở giá rẻ, trường học và công viên.

Đây là kế hoạch của một nhóm học giả với nhóm trưởng là ông Pankaj Vir Gupta, một giáo sư kiến ​​trúc tại Đại học Virginia. Họ cho rằng, nước sông Yamuna chính là tấm gương phản ánh một vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều, bắt nguồn từ quá khứ thuộc địa của Ấn Độ. Gupta cho biết vấn đề xuất phát từ những kiến ​​trúc sư người Anh, Edwin Lutyens và Herbert Baker. Họ là các kĩ sư đã thiết kế New Delhi trong thập niên 20, khu phố phía nam của thành phố, mang theo cảm hứng kiến trúc châu Âu đến những tòa nhà chính phủ, vườn công cộng.

Nước trong dòng sông Yamuna thay đổi liên tục vào hai mùa khô và mưa tại đây. Trong mùa khô, nước sông sẽ giảm đi, còn khi thời tiết gió mùa, thì nước sông sẽ lên rất cao. Nhưng những nhà quy hoạch cứng nhắc người Anh lại không quan tâm đến điều đó. Ông nói “Bất cứ điều gì mà không quá quan trọng, hay tiết kiệm, đều không phải là một phần trong kế hoạch của hoàng gia Anh tại Ấn Độ.”

mg 0597

Các bè làm từ bao nhựa được khâu với nhau và nhồi bằng sợi polyester tìm thấy trên sông.

Không giống trong quá khứ, người ta xây dựng lại thành phố New Delhi mà trong đó, Yamuna đã không còn là trung tâm đô thị. "Chính điều này làm sáng tỏ vị trí của dòng sông trong mối quan hệ với thành phố”, Gupta nói. “Những cái gì từng thuộc về văn hóa, lịch sử thì nay đều mang trên mình bộ mặt tiêu cực.”

“Anh có thể nói, ô nhiễm là một vấn đề liên quan đến nhận thức. Giây phút mà anh loại bỏ một cái gì đó, ngay cả trung tâm thành phố, thì ý nghĩa của nó cũng biến mất theo.”

Thakkar hoài nghi rằng, chất lượng của dòng sông sẽ còn tệ hơn nữa, trước khi ai đó làm sạch cho nó. Ông cho biết: “Anh thử nhìn sông Thames của London đi. Nó bẩn thỉu và mùi thối của nó còn bay tận đến tòa quốc hội, đến các chính trị gia còn không thể chịu nổi."

“Hiện nay, tòa quốc hội có lẽ chưa ngửi thấy mùi nước sông Yamuna. Và có thể là không bao giờ điều đó xảy ra trong một căn phòng có máy lạnh. Nhưng chỉ cần đến ngưỡng cửa tòa nhà quốc hội thôi, chắc chắn cảm giác sẽ khác liền.”

Theo: The Guardian
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.