• Về đầu trang
Chim Mỏ Rộng
Chim Mỏ Rộng

Ngày 30 Tết chia tay năm cũ, bạn đang tất bật làm những gì?

Cuộc sống

Trong đêm giao thừa có một số phong tục mà bạn cần thực hiện để chia tay năm cũ và chuẩn bị bước sang năm mới.

1. Dọn dẹp nhà cửa

Tuy có rất nhiều gia đình đã bắt đầu dọn dẹp từ vài ngày trước 30, nhưng hôm giao thừa bạn hãy nhớ dọn dẹp lại lần nữa nhé. Vì điều kiêng kỵ đầu năm là không quét nhà trong 3 ngày Tết, nên hãy dọn dẹp thật sạch để ăn Tết thật vui nha.

2. Tắm nước lá mùi già

Theo truyền thống, chiều tối 30 bạn phải tắm nước lá mùi già. Quan niệm người xưa cho rằng, tắm bằng loại lá này sẽ xua tan những chuyện không vui, xui xẻo ở năm cũ, từ đó đón chào những điều may mắn trong năm mới.

Phong tục này vẫn được lưu giữ ở miền Bắc, cứ sáng 30 Tết mọi người sẽ ra chợ mua lá mùi già về tắm

Tắm nước lá mùi già sẽ giúp xua tan mọi xui xẻo và chuyện không vui trong năm cũ

3. Chuẩn bị mâm cúng

Ngày 30 tất cả các gia đình đều cúng vào buổi trưa và buổi tối. Thêm vào đó, đây cũng là thời điểm chuẩn bị thức ăn cho những ngày đầu năm nên sẽ nấu nướng rất nhiều. Bạn nhớ mua sẵn thức ăn trước vài ngày, chuẩn bị đầy đủ gia vị, thay bình gas để mọi chuyện đều suôn sẻ nhé.

Mâm cơm cúng sẽ tùy vào vùng miền nhưng không thể thiếu gà luộc, bánh chưng

4. Cúng mâm cơm ông bà

Buổi trưa sẽ là lúc bày mâm cơm với các món ngon lên bàn thờ ông bà. Người xưa cho rằng buổi trưa giao thừa, chúng ta sẽ cúng để đón ông bà về dùng bữa và ăn Tết cùng với cả nhà.

30 Tết theo phong tục là ngày đón ông bà trở về nhà ăn Tết, các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ đầy cúng mời ông bà

Trưa và tối 30 Tết cả nhà sẽ quây quần ăn cơm cùng nhau để tạm biệt năm cũ

5. Chuẩn bị bao lì xì

Nếu đã lớn thì bạn sẽ đau lòng khi năm nay không còn ảm giác đón nhận lì xì, mà còn phải chuẩn bị nào là lì xì cho em, lì xì cho cháu, lì xì bố mẹ và cả mấy đứa nhỏ hàng xóm. Nhưng lì xì là lấy lộc đó, nên mọi người đừng keo kiệt nha.

Lì xì là phong tục của người Việt Nam, người lớn lì xì trẻ em để thêm lộc, người trẻ lì xì người già để thêm thọ Nguồn ảnh: Vũ Phạm

6. Lễ trừ tịch

Hay còn được gọi quen thuộc hơn là cúng Giao thừa. Theo tục lệ cổ truyền thì “giao thừa” được tổ chức nhằm đón các thiên binh trên trời. Lúc đó họ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội không kịp vào tận bên trong nhà được, nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà.

Mâm lễ được sắp bày với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón người mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới.

Đêm giao thừa các gia đình sẽ bày bàn cũng ra trước cửa để đưa tiễn người trời cai quản gia đình ở năm cũ và đón người trời mới đến nhà

7. Xem Táo Quân

Giao thừa là phải xem Táo Quân, vừa đợi đến thời khắc chuyển giao, cả nhà cũng có dịp quây quần bên nhau. Táo Quân là một chương trình thường niên tổng kết tất cả sự kiện của năm, vì vậy ngày cuối cùng của năm nhớ xem Táo Quân nha.

Chương trình Táo Quân đã góp mặt vào dịp Tết của người Việt trong suốt 15 năm, thấy Táo Quân là thấy Tết

8. Hái lộc

Khi vừa bước sang năm mới, mọi người thường đi chùa và có tục hái trước cửa đình, cửa đền một cành cây gọi là cành lộc mang về ngụ ý là "lấy lộc" của Trời đất, thần, Phật ban cho.

Nguồn ảnh: Vũ Phạm

9. Xông nhà

Thường mỗi gia đình sẽ chọn một thành viên hợp tuổi, tốt mạng ra ngoài trước giờ trừ tịch. Sau lễ trừ tịch, người đó sẽ mang lộc ở đình chùa về. Lúc về, thành viên này sẽ tự xông nhà, mang nhiều điều tốt đẹp về cho gia đình.

Nguồn ảnh: Vũ Phạm

  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.