• Về đầu trang
Hồng Hạc
Hồng Hạc

Nhật Bản thể hiện tài thơ văn trên lô hàng gửi cho Trung Quốc mùa dịch Covid-19

Cuộc sống

Dịch corona khiến các nước "đóng cửa giữ mình" nhưng lại thắt chặt tình đoàn kết, tình thương mến thương với nhau một cách mạnh mẽ. Nhật Bản và Trung Quốc là một ví dụ điển hình. Thời điểm xứ tỷ dân thiếu hụt khẩu trang, xứ phù tang đã nhanh chóng gửi tặng món hàng này.

Tuy nhiên, quà tặng đâu chỉ đơn giản như vậy, Nhật Bản còn để lại lời nhắn là những câu thơ cổ nhằm cổ vũ cũng như kết nối văn hoá với đất nước "nghìn năm văn vở" Trung Quốc.

Tỉnh Toyama tặng vật phẩm cho tỉnh Liêu Ninh

Dịch corona bùng phát khiến khẩu trang cháy hàng, tỉnh Liêu Ninh của Trung Quốc đã liên lạc với tỉnh Toyama của Nhật Bản mong khu vực này giúp đỡ cùng nhau chống lại dịch bệnh. Ngày 10/2, tỉnh Toyama tích cực mua và được vận chuyển bằng máy bay các kiện hàng đến thành phố Đại Liên tỉnh Liêu Ninh. 

Trên kiện hàng in hình quốc kì của hai nước cùng câu thơ cổ với hàm nghĩ sâu sắc: "Liêu hà tuyết dung, Phú sơn hoa khai; đồng khí liên chi, cộng phán xuân lai". Trong đó bốn chữ "đồng khí liên chi" là thành ngữ tiếng Hán, xuất phát từ bài Thiên Tự Văn của Chu Hưng Tự thời Nam - Bắc Triều, dùng để ví anh em ruột thịt.

Tạm dịch: "Anh em như thể tay chân, khi sông Đại Liêu tan tuyết, khi núi Phú Sĩ nở hoa, chúng ta cùng chờ mùa Xuân đến".

Thành phố Maizuru tặng vật phẩm cho thành phố Đại Liên

Không chỉ tỉnh Toyama mà thành phố Maizuru cũng gửi các kiện khẩu trang đến thành phố Đại Liên theo cách tương tự. Nhưng câu thơ mà phía này viết ra lại khác: "Thanh sơn nhất đạo đồng vân vũ, minh nguyệt hà tằng thị lưỡng hương".

Hai câu 14 chữ, nằm trong 4 câu 28 chữ của bài thơ Tống Sài Thị Ngự (Tiễn Người Thị Ngự Họ Sài) của Vương Xương Linh, một nhà thơ thời Đường. Tạm dịch: "Núi xanh một đường dầm mưa gió, trăng sáng một vầng lại ở hai nơi".

Đại ý nghĩa là ta với người một đường dãi gió dầm mưa đến núi xanh, trăng sáng trên cao chỉ có một vầng mà người thì ở hai nơi.

Cục sự vụ HSK tại Nhật Bản tặng vật tư cho Vũ Hán

Cục sự vụ của Cuộc thi trình độ tiếng Hán (HSK) ở Nhật Bản đã gửi kiện hàng gồm 20.000 khẩu trang và hàng loạt nhiệt kế hồng ngoại cho người dân Trung Quốc cùng câu thơ: "Sơn xuyên dị vực, phong nguyệt đồng thiên". Tạm dịch: “Sông núi thì khác vực, nhưng gió trăng cùng trời”.

Đây là câu thơ trích từ Đông Chinh Truyện của đại sư Giám Chân, một nhà sư nổi tiếng của Trung Quốc cuối thế kỷ thứ 8.

Truyện kể rằng, thời điểm bấy giờ vua Nhật gửi người sang Trung Quốc học Phật pháp, tặng cho nhà Đường ngàn chiếc áo cà sa thêu 16 chữ: “Sơn xuyên dị vực, phong nguyệt đồng thiên, ký chư Phật tử, cộng kết lai duyên”, nghĩa là “Sông núi khác vực, gió trăng cùng trời, gửi chư Phật tử, cùng kết thành duyên".

Đại sư Giám Chân sau đó nhận lời 2 tăng sĩ Nhật Bản, sang nước này truyền bá Phật pháp. Đây là một trong những sự kiện mang tính biểu tượng trong giao lưu văn hóa Trung – Nhật.

Tập đoàn dược phẩm Nhật Bản tặng vật tư cho Hồ Bắc

Công ty dược phẩm NPO - một tổ chức hoạt động mạnh trong giới y học của người Hoa tại Nhật Bản đã cùng 3 đơn vị khác liên kết quyên tặng vật tư cho Hồ Bắc. Bên ngoài đề 2 câu thơ:“Khởi viết vô y, dữ tử đồng thường” .

Đây là câu thơ nằm trong bài "Thi Kinh - Tần Phong - Vô Y" ở thời đại Tiên Tần (cách gọi chung về thời đại trước triều đại Nhà Tần của Trung Quốc), hiểu nôm na là "Sao phải nói rằng mình không quần áo, tôi sẽ chia sẻ cùng anh chiếc xiêm y".

Theo Sina News, dưới sự kiến nghị của du học sinh Trung Quốc tại Nhật Bản, các tổ chức đặc biệt sử dụng câu thơ này để thể hiện tình cảm của Hoa kiều với nhân dân trong nước.

Giải nghĩa từ Baike cho hay "Tần Phong - Vô Y" là bài thơ theo chủ nghĩa yêu nước nổi tiếng nhất "Kinh Thi", xuất phát từ bài hát của các chiến binh nhà Tần - những người có tinh thần thượng võ, dũng cảm, vì lòng ái quốc chống lại quân xâm lược Tây Nhung. 

Từ đây liên tưởng đến tình hình hiện tại, có thể hiểu rằng Hoa kiều hỏi người dân trong nước: "Sao lại không có quần áo, nào, hãy mặc cùng nhau".

Bài viết có tham khảo từ chia sẻ của thành viên Linh D Dng trong group Maybe You Missed This F*cking News.

Theo: Maybe You Missed This F*cking News
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.