• Về đầu trang
Nghĩaa Nghĩa
Nghĩaa Nghĩa

Những người phụ nữ Việt đi qua biên giới và ‘biến mất’ (P2)

Cuộc sống

Tại một ngôi làng ở Tả Van, những ngôi nhà bằng đất sét với mái tranh tập trung lại với nhau trên đỉnh núi chót vót thiếu thốn đủ điều. Hai bà mẹ Sung Thi Ku (54 tuổi) và Giang Thi Su (40 tuổi) nhìn về những thửa ruộng bậc thang phía xa xa, mong ngóng từng ngày được gặp lại đứa con gái bị mất tích của mình.

buon ban nguoi

Bà Sung Thi Ku, 54 tuổi, nông dân. Cả hai đứa con gái của bà đều bị bắt sang Trung Quốc. Bà đang mặc trên mình chiếc váy thổ cẩm của đứa con gái thứ 2 cũng là kỉ vật duy nhất của các con bà. Photo: Yen Duong

Cả hai đứa con gái của bà Ku đều đang ở Trung Quốc. Mặc dù họ chưa bao giờ kể về công việc ở bên đó, nhưng bà Ku tin rằng hai đứa con gái tội nghiệp của mình đã bị bán cho những kẻ buôn người và phải làm vợ bất đắc dĩ. Bà Ku nói với giọng trách cứ gia đình chồng của đứa con gái lớn: "Thằng chồng của đứa con gái lớn nhà tôi nói nó không cần con gái tôi nữa. Gia đình họ ngược đãi nó. Và con tôi đã quyết định sang Trung Quốc cùng bạn".

Bà Ku không được nghe bất cứ thông tin nào về con gái của mình trong suốt 5 năm ròng. Con gái nhỏ của bà Ku đi khỏi nhà năm 21 tuổi, khoảng 1,5 đến 2 năm trước. Trước Tết 2018 mấy ngày, bà Ku nhận được một cuộc gọi từ Trung Quốc, đó là cuộc gọi của cô con gái nhỏ.

"Nó nói nó đang sống rất tốt ở Trung Quốc mặc dù phải làm việc hơi vất vả. Nó đã có gia đình và con cái. Nó nói với tôi sẽ không trở lại Việt Nam nữa".

Còn bà Su vẫn giữ liên lạc với con gái của mình. Một ngày nọ, con gái bà trở về nhà với một nhóm người Trung Quốc, một gã trong số đó đã xin bà cho phép lấy cô ấy. Lúc đó, bà Su không hề biết chúng là bọn buôn bán người mặc dù cảm thấy mọi chuyện rất bất thường.

"Chúng chạm vào tóc, bàn tay và người của con gái tôi. Chúng nói hãy tin chúng, chúng sẽ đưa con gái tôi và tôi sang Trung Quốc trong một, hai ngày nữa nếu chúng tôi đồng ý".

Bà Su đã cảnh báo con mình, nhưng cô vẫn nhất quyết ra đi cùng người bạn và bố của cô ấy. Họ nghỉ ngơi tại một quán trọ gần biên giới, sáng hôm sau bố cô bạn thức dậy thì không còn thấy hai đứa nữa. "Chúng tôi chưa nhận được một khoản hồi môn nào từ chúng. Mấy đứa nó lúc bấy giờ mới 17 tuổi".

buon ban nguoi1

Bà Giang Thi Su, 40 tuổi, nông dân. Con của bà bị lừa bán năm 17 tuổi. Bà không hề giữ bất kì tấm ảnh nào của con. Photo: Yen Duong

Con gái của bà Su năm nay 20 tuổi, đã kết hôn với một người đàn ông góa vợ ở Trung Quốc. Anh ta sợ con gái bà Su sẽ bỏ đi nên không cho cô quay lại Việt Nam. Thậm chí còn không cho cô gọi điện về cho mẹ của cô.

"Tôi đã tức giận và khóc rất nhiều". Bà Su mắt rưng rưng kể lại. "Tôi nghĩ chúng đã bỏ bùa con gái tôi nên nó mới không nghe lời tôi như vậy".

Trong số 6000 nạn nhân được Tổng cục Cảnh sát Việt Nam thống kê đã có 600 nạn nhân đã trở về Việt Nam.

Trong số đó có Cau, một cô gái người Hmong bị người dì của bạn cô lừa bán sang Trung Quốc năm mới 17 tuổi. Người đàn bà đó đã bán cả Cau và cháu gái của mình cho bọn buôn người.

vet seo tam li

Bọn buôn người đưa Cau đến khắp nơi. Khi đến Triết Giang, Cau gặp rất nhiều cô gái Việt Nam trẻ đến từ Sơn La, Lai Châu và cả Mù Cang Chải quê hương của cô. Họ đã rất háo hức khi gặp cô.

"Tôi đã gặp một cô bé 14 tuổi bị bắt lấy một người đàn ông 36 tuổi" Cau kể lại. "Tôi hỏi sao con bé lại biết tôi cùng quê với nó. Cô bé trả lời rằng chồng của nó nói có một cô gái ở Mù Cang Chải mới đến. Cô gái đó chính là tôi. Cô bé nói với tôi rằng nó rất nhớ quê, và rất thèm được nói chuyện với người cùng quê".

Sau ba tháng, Cau quyết định trốn thoát khỏi nơi đang giam giữ cô và chạy đến đồn cảnh sát gần nhất. Theo miêu tả của cô cảnh sát đã tìm ra ngôi nhà nơi cô bị giam giữ và triệt phá được một đường dây buôn bán người. Bọn buôn bán người đã bị bắt, một số cô gái ở Việt Nam đã được giải thoát, nhưng bạn của Cau thì vẫn chưa được tìm thấy.

vet seo tam li1

Cau trốn thoát khỏi Trung Quốc sau 3 tháng bị lừa bán, nhưng bạn của cô vẫn chưa được tìm thấy. Photo: Yen Duong

Những vết sẹo tâm lí

Ở Việt Nam vẫn còn thiếu các chính sách và chương trình giúp các nạn nhân của nạn buôn bán người tái hòa nhập với cuộc sống bình thường. Những người phụ nữ sang Trung Quốc một cách tự nguyện hay bị lừa như con gái của bà Ku và bà Su được coi là không đủ điều kiện để nhận trợ cấp tài chính hay hỗ trợ tâm lí từ chính quyền. Điều này cũng tương tự như trường hợp của Mai, cô quay trở về Việt Nam bằng chính nỗ lực của mình và cũng không nhận được hỗ trợ.

Những nạn nhân của nạn buôn bán người sẽ bị ảnh hưởng tâm lí ở một mức độ nhất định. Những vết thương trong lòng họ sẽ không bao giờ có thể hoàn toàn chữa lành nếu trong xã hội vẫn còn tồn tại sự kì thị và phân biệt. Thuy - quản lí của tổ chức bảo vệ nạn nhân nạn buôn bán người nói: "Xã hội bây giờ vẫn còn một suy nghĩ rất xấu về nạn buôn bán người đó là đổ lỗi cho nạn nhân. Họ vẫn cho rằng nạn nhân là những cô gái hư hỏng không nghe lời bố mẹ để rồi bị bán hay chế giễu họ là lười biếng, tham lam và muốn kiếm tiền nhanh".

"Những phản ứng như vậy làm vết thương tâm lí trong quá khứ của các nạn nhân thêm trầm trọng hơn. Rồi họ sẽ đối xử với bản thân theo cách mà xã hội đối xử với họ; họ cũng sẽ tự đổ lỗi cho bản thân mình".

nha hoat dong xa hoi

Cau đang vẽ về ngôi nhà trong mong ước của cô. Ở trung tâm hỗ trợ nơi Cau đang ở luôn có các hoạt động hỗ trợ tâm lí cho các nạn nhân.

Quay trở lại Hà Nội, Tien bây giờ đã 21 tuổi, cô trở lại trường học và bắt đầu một cuộc sống mới. Khi cô trở về nhà, hàng xóm đã tỏ ra không chào đón cô.

"Khi tôi trở lại, tôi cảm thấy có một bức tường ở trước mặt tôi, nhất là khi nói chuyện với một ai khác" Tien nói. "Tôi rất sợ và rất ngại giao tiếp. Tôi sợ khi nói chuyện họ lại cười lên nỗi đau của tôi".

Quá khứ đen tối một lần nữa quay lại ám ảnh cô. Gia đình cũ mà cô trốn thoát khỏi ở Trung Quốc gọi điện và thuyết phục cô quay trở lại. Cô sợ hãi và đã thay thẻ sim để khỏi bị theo dõi.

Bây giờ, cô ấy không còn muốn nói về quá khứ của mình cho bất kì ai. Bạn bè ở trường không ai biết những gì đã xảy ra với cô. Cô lấy lại sự tự tin của mình và tiếp tục việc học bị dở dang của mình.

Tiên nói: "Đó là mơ ước từ bao lâu của tôi. Tôi học cách quên đi quá khứ đau thương và hòa nhập hơn với xã hội".

Ước mơ bây giờ của cô là có thể trở thành một nhà hoạt động xã hội giống những người đã đem cô về lại với cuộc sống tốt đẹp.

Theo: Scmp
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.