• Về đầu trang
Lạc Trôi
Lạc Trôi

PowerPoint sẽ bị 'khai tử' trong các trường đại học vì tội khiến sinh viên kém thông minh

Cuộc sống

Câu hỏi này đã được khảo sát trong lớp học có 105 học sinh ngành khóa học máy tính và kỹ sư phần mềm.

Một bài viết trên báo The Conversation cho rằng, các trường đại học nên cấm sử dụng PowerPoint vì việc này làm cho học sinh kém thông minh và các giáo sư cảm thấy chán nản.

Hoàn toàn đồng ý. Tuy nhiên, hầu hết các trường đại học sẽ phớt lờ lời khuyên hay ho này bởi thay vì đo lường mức độ thành công của mình bằng lượng kiến thức mà học sinh học được, các trường lại đo lường độ thành công bằng những bài khảo sát mức độ hài lòng, cùng nhiều thứ khác.

PowerPoint xấu ở điểm nào?

van de phuc tap

(Nguồn: Medium)

Quá phụ thuộc vào các slides đã góp phần hình thành một niềm tin lố bịch rằng việc mong đợi và yêu cầu học sinh phải đọc sách, lên lớp, viết bài và làm bài tập là không hợp lý.

Chính vì các khóa học được thiết kế xung quanh các slides nên đã dẫn đến việc người ta nghĩ học sinh có thể tiếp thu kỹ năng và kiến thức mà không cần vất vả đọc hàng tá sách, hàng trăm bài báo cáo và hàng ngàn thông tin khác nhau.

Một báo cáo nghiên cứu về PowerPoint chỉ ra rằng, dù học sinh thích PowerPoint thì PowerPoint cũng không làm tăng điểm số hay học lực. Yêu thích thứ gì đó không có nghĩa là thứ đó hiệu quả.

Nghiên cứu đã so sánh việc học trên slides với những phương pháp học tập khác mà học sinh phát triển tri thức và kỹ năng bằng cách đối mặt với những vấn đề thách thức và thực tiễn, kết quả chủ yếu nghiêng về ủng hộ các phương pháp thay thế.

thu vien vang ve

(Nguồn: scandinavianlibrary.org)

PowerPoint slides là điều độc hại trong việc giáo dục vì 3 nguyên nhân chính sau:

Slides hạn chế học sinh vận dụng tư duy. Slides khuyến khích giảng viên trình bày những chủ đề phức tạp trên những gạch đầu dòng, những câu slogan, hình ảnh trừu tượng và những bảng biểu đơn giản quá mức dựa trên lượng bằng chứng tối thiểu.

Nó còn ngăn cản việc phân tích sâu những tình huống phức tạp bởi vì gần như không thể trình bày một tình huống phức tạp, đa chiều trên slide. Việc này tạo cho học sinh một ảo tưởng rằng mình đã hiểu và hiểu rõ vấn đề.

Các đánh giá của sinh viên cho thấy, vì hầu hết các khóa học được thiết kế dựa trên slides nên học sinh bắt đầu nghĩ rằng, một khóa học thực ra là một tập hợp các slides. Giảng viên giỏi khi trình bày những vấn đề phức tạp, thực tiễn sẽ bị chỉ trích là thiếu rõ ràng. Các giảng viên tránh gạch đầu dòng và slides biểu đồ sẽ bị chỉ trách là chưa cung cấp được tài liệu học tập phù hợp.

Slides ngăn cản những mong đợi hợp lý. Khi giảng viên sử dụng PowerPoint, các học sinh mong đợi slides sẽ có hết mọi chi tiết cần thiết cho các dự án, bài thi và bài tập. Tại sao lại có người phí phạm thời gian đi đọc sách hay thời gian để đi đến lớp trong khi họ có thể đạt điểm A bằng cách lướt qua một đống slides khi đang ở nhà trong bộ đồ ngủ?

hoc o nha

(Nguồn: Pinterest)

Đo lường những thứ sai lầm

Các trường đại học đánh giá sự hài lòng của học sinh nhưng họ không đo lường việc học tập. Vì các tổ chức chỉ tập trung vào những gì học đo lường và học sinh thì thích PowerPoint, nên nó vẫn tồn tại, bất kể mức độ kém hiệu quả trong giáo dục của nó.

Các bệnh viên đo lường tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ tử vong. Các công ty đo lường doanh số và lợi nhuận. Chính phủ đo lường tỉ lệ thất nghiệp và GDP. Ngay cả trang web này cũng đo lường lượng độc giả, chia theo từng bài viết, từng tác giả. Nhưng các trường đại học lại không đo lường về mức độ hiệu quả trong học tập.

gio thi

(Nguồn: Telegraph)

Các bài thi, bài luận, các đề tài làm theo nhóm có thể đo lường kiến thức hoặc năng lực. Học tập là thay đổi kiến thức và kỹ năng và do đó cần phải được đo lường theo thời gian.

Khi hiệu quả học tập được đưa lên bàn cân thì kết quả lại không mấy đẹp đẽ. Các nhà nghiên cứu Mỹ đã chỉ ra rằng, 1/3 sinh viên tốt nghiệp không thể hiện được cải thiện gì rõ rệt trong việc học trong suốt chương trình văn bằng 4 năm.

Họ đã kiểm tra các học sinh từ lúc đầu, qua giai đoạn giữa rồi cuối của thời gian học, bằng cách sử dụng bài đánh giá việc học Collegiate Collegiate Learning Assessment, một công cụ để kiểm tra những kỹ năng mà mọi chương trình học đều giúp cải thiện – lý luận phân tích, tư duy phê phán, giải quyết vấn đề và viết lách.

Bất cứ một trường đại học nào cũng có thể thực hiện bài kiểm tra tương tự để đo lường việc học của học sinh. Cách này sẽ hỗ trợ việc đánh giá chuẩn xác những phương pháp giảng dạy khác nhau.

Chúng ta có thể định lượng được mối quan hệ giữa PowerPoint và việc học. Chúng ta cũng sẽ có thể tìm hiểu hàng tá mối liên hệ trong học tập khác nữa để cuối cùng xác định được cái nào hiệu quả và cái nào không.

Miễn các trường đại học còn tiếp tục việc đo lường mức độ hài lòng của học sinh thay vì mức độ hiệu quả trong học hành của họ, thì cái vòng luẩn quẩn này sẽ còn tiếp diễn. Và như thế sinh viên thời nào cũng sẽ nằm ở thế bị động, luôn mong đợi ít hơn, làm việc ít hơn, học tập ít hơn khả năng vốn có của họ.

Còn bạn, bạn có tán thành việc "khai tử" PowerPoint khỏi môi trường đại học hay không?

  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.