• Về đầu trang
Spock
Spock

Từ bạn thân thành mẹ kế: Câu chuyện khó tin tưởng chỉ có trong phim ảnh lại xảy ra ở Malaysia

Cuộc sống

Norazila, 14 tuổi và Ayu, 11 tuổi đã từng là bạn thân của nhau, và họ cũng cùng nhau làm tất cả những gì mà những đôi bạn khác thường làm: ngủ qua đêm ở nhà nhau, chụp ảnh tự sướng, hay chém gió về những chàng trai dễ thương.

Nhưng tình bạn đẹp đẽ giữa hai đứa đã bị phá hủy hoàn toàn khi tháng trước, Norzila phát hiện ra rằng Ayu đã trở thành người vợ thứ ba của cha em mà em không hề hay biết.

norazila 14 at her familys restaurant in gua musang malaysia she was dumbfounded when she learned her friend ayu 11 had married her 41 year old father

Norazila, 14 đang ngồi ở nhà hàng của gia đình tại Gua Musang, Malaysia. Cô bé đã rất ngạc nhiên khi biết bạn mình Ayu, 11 tuổi sắp kết hôn với người bố 41 tuổi của mình.

“Bạn thân nhất của cháu giờ lại trở thành mẹ kế cháu", Norazila nói khi đang lướt Facebook và nhìn thấy những tấm ảnh cũ của hai đứa: "Thật quá sức vô lí."

Cuộc hôn nhân giữa Ayu và ông Che Abdul Karim Che Abdul Hamid, một thương nhân trong ngành cao su 41 tuổi có vị thế cao trong xã hội và sở hữu một bộ sưu tập xế khủng, đã bùng lên một cuộc tranh luận về sự ảnh hưởng của những khía cạnh bảo thủ trong Hồi giáo - vốn đã là thâm căn cố đế ngay cả trong một xã hội Malaysia dân chủ, hiện đại này.

Vào tháng 5, đảng cầm quyền hiện tại đã tuyên bố sẽ xóa bỏ hoàn toàn nạn tảo hôn trong lời hứa cử tri. Một nhà lập pháp làm việc cho liên minh cầm quyền ở đất nước này cho biết: "Đây là một tập tục xuất hiện từ hàng thế kỉ trước, nhưng trong một Malaysia phát triển và tiến bộ thế này, tảo hôn là một thứ không thể chấp nhận được"

nuraini che nawi the first wife of mr che abdul karim showing a photograph of her husbands marriage to ayu his third wife

Nuraini Che Nawi - vợ đầu của ông Che Abdul Karim - xem một bức ảnh đám cưới của chồng mình với Ayu - vợ ba của ông.

Nhưng kể từ khi vụ của Ayu bị đưa lên các trang mạng xã hội ở Malaysia, đặc biệt là có cả những bức ảnh “chúc mừng đám cưới” đầy chất mỉa mai được người vợ thứ hai của ông Che Abdul Karim được đăng tải lên tài khoản Facebook của bà, người dân đã tỏ ra hết sức thất vọng trước sự kém cỏi của chính quyền mới khi cố gắng thực hiện lời hứa của mình.

Phó Thủ tướng Malaysia, từng làm việc cho cơ quan chuyên trách về phụ nữ, gia đình và phát triển cộng đồng, gọi cuộc hôn nhân là một "câu chuyện có tính cáo buộc." Vào tuần trước, Bộ trưởng Wan Azizah Wan Ismail đã cho biết: “Thật là không công bằng khi người ta nhảy vào xâu xé một ai đó trên mạng chỉ vì cách chúng ta nhìn nhận vấn đề trên.”

Cô Wan Azizah, nhân vật từng phản đối nạn tảo hôn cũng từ chối đưa ra bình luận về trường hợp của Ayu vì nó liên quan đến công tác điều tra hình sự của cơ quan chính phủ, bao gồm cả việc kết hôn để lạm dụng tình dục trẻ em.

Năm ngoái, Malaysia đã coi hành vi trên là một dạng phạm tội, nhưng tính khả thi trong việc thực thi nó vẫn còn là một dấu hỏi.

"Cô bé đó chắc chắn là một nạn nhân của dạng tội phạm thế này, không nghi ngờ gì nữa", một luật sư nhân quyền nổi tiếng Latheefa Koya khẳng định. “Tại sao chúng ta lại phải chần chừ trong bảo vệ một đứa trẻ? Thật kinh khủng khi không ai nhìn nhận nó một cách nghiêm túc."

Bà Latheefa bức xúc: “Là một người Hồi giáo, tôi thấy cái suy nghĩ như đứa trẻ đó không cần phải được bảo vệ vì mọi việc vẫn trong khuôn khổ cho phép của Hồi giáo thật đáng kinh tởm”.

siti noor azila the second wife of mr che abdul karim with her two daughters in her familys home in gua musang she said she and her husbands first wife had told him it

Siti Noor Azila - vợ hai của ông Mr. Che Abdul Karim - với hai cô con gái trong nhà mình ở Gua Musang. Cô nói cô và vợ đầu đã bảo chồng mình- “Hoặc chúng tôi hoặc cô bé đó.”

Các thành viên trong gia đình ông Karim cho biết, Ayu sẽ được đưa đến bệnh viện để kiểm tra trinh tiết trong tháng này và cùng ngày đó, cô bé cũng sẽ được về với chồng mình.

"Tôi yêu cô bé", ông Che Abdul Karim nói qua điện thoại, nhấn mạnh rằng ông sẽ không có bất kì "động chạm" nào vào người vợ mới của mình cho đến khi cô bé đủ 16 tuổi.

Về phần mình, Ayu cũng nói rằng em rất yêu chồng mình, người đàn ông đã từng có sáu đứa con với hai người vợ khác. Ayu còn sử dụng một biểu tượng cảm xúc trái tim để mô tả về ông trong một tin nhắn.

Theo Hiến pháp, hệ thống hành pháp tại Malaysia là theo hình thức phân nhánh. Người Malaysia không theo Hồi giáo, đa phần là người Trung Quốc và Ấn Độ - những nhóm sắc tộc thiểu số, sẽ phải tuân thủ theo luật dân sự. Theo luật, trừ khi có sự đồng ý của một quan chức nhà nước cấp cao, những người không theo đạo Hồi của Malaysia dưới 18 tuổi sẽ không được phép kết hôn.

Ở chiều ngược lại, các công dân là người Mã Lai Hồi giáo thì phải tuân theo luật Hồi giáo. Tòa án Shariah (tòa án theo luật Hồi giáo) có thể cấp giấy phép kết hôn những ai chưa đủ 16 tuổi. Còn nếu được chính quyền Shariah phê chuẩn, thì không có tuổi kết hôn tối thiểu cho nhóm công dân này.

ayus familys home in gua musang child marriages in malaysia are sometimes driven by the poverty of the brides family

Nhà của gia đình Ayu ở Gua Musang. Tảo hôn tại Malaysia đôi khi bị chi phối bởi sự nghèo đói của gia đình.

"Theo phong tục Hồi giáo, miễn là cô dâu và cha mẹ cô dâu chấp thuận cuộc hôn nhân, thì đám cưới có thể được tiến hành ngay khi cô vừa có kì kinh nguyệt đầu tiên,” ông Sayed Noordin, một lãnh tụ tôn giáo (imam) thuộc nhà thờ Kuala Betis, nơi mà ông Che Abdul Karim cũng là thành viên thường lui đến cho biết.

"Che Karim là một người Hồi giáo tốt", ông Sayed nói thêm. "Ông ấy luôn đến để cầu nguyện, và cũng là người có trách nhiệm."

Nhưng Che Abdul Karim đã gặp rắc rối nhỏ do không tuân theo tất cả các yêu cầu đối với cuộc hôn nhân này. Tòa án Shariah ở Kelantan đã phạt ông này 450 USD (10,45 triệu đồng) do đã kết hôn với Ayu ở nước láng giềng Thái Lan mà không có sự đồng ý của tòa án.

Các nhà hoạt động về quyền trẻ em Malaysia cho biết, có khoảng 15.000 bé gái dưới 15 tuổi đã kết hôn vào năm 2010. Trên toàn thế giới, UNICEF ước tính rằng có đến 650 triệu trẻ em gái và phụ nữ thuộc nhiều tôn giáo khác nhau đã kết hôn trước 18 tuổi.

Nhưng các nỗ lực trong việc hình sự hóa việc tảo hôn cũng như đẩy mạnh chống lại loại hình tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em đã thất bại hoàn toàn trước Quốc hội. Một nhà lập pháp trong đảng cầm quyền trước kia cho biết ngay cả một cô bé 9 tuổi cũng có thể kết hôn, nếu như cô bé ấy đã dậy thì.

"Cơ thể của chúng không khác gì lúc 18 tuổi cả", ông Shabudin, một người từng là thẩm phán trong tòa án Shariah, cho biết trong một phiên họp quốc hội. "Vì vậy, thể chất và tinh thần chắc chắn không phải là một rào cản tiến đến hôn nhân của các cô gái.”

ms nuraini right in her familys restaurant where ayus mother worked ayu would often go there with her mother

Bà Nuraini (phải) trong nhà hàng gia đình nơi mẹ Ayu làm việc. Ayu thường đến đó với mẹ mình.

Nhiều vụ tảo hôn ở Malaysia cũng không hề được pháp luật cho phép. Dù vậy, tòa án Shariah cũng hết sức cởi mở trong vấn đề công nhận những cuộc hôn nhân kiểu này. Một nghiên cứu của văn phòng UNICEF tại Malaysia cho thấy có 2.143 đơn xin kết hôn với trẻ em được trình lên tòa án Shariah ở 7 bang của Malaysia từ năm 2012 đến năm 2016, nhưng chỉ có 10 đơn bị từ chối.

Trong một số trường hợp đặc biệt, các nạn nhân trong những vụ tấn công tình dục phải kết hôn với chính kẻ đã cưỡng hiếp họ. Vào năm 2015, một người đàn ông từ bang Sarawak phía đông Malaysia bị buộc tội cưỡng hiếp một cô gái 14 tuổi. Nhưng vụ án sau đó cũng bị khép lại khi tên này kết hôn với chính nạn nhân với sự cho phép của một tòa án Shariah. Theo luật pháp Malaysia, lạm dụng tình dục với đối tác hôn nhân của mình không phải là hành vi phạm tội.

Theo báo cáo của UNICEF, đôi khi, các tòa án Shariah chấp nhận cho phép kết hôn với trẻ dưới vị thành niên như một cách để hợp pháp hóa các thai nhi ngoài ý muốn. Nhiều vụ tảo hôn khác còn được thực hiện bởi gia đình của cô dâu, mà nhiều nhà trong đó là rất nghèo.

Trong trường hợp của Ayu, đây rõ ràng là một cuộc hôn nhân vì tiền bạc. Ayu là một công dân Thái Lan đến Gua Musang, thuộc bang Kelantan cùng gia đình của mình để làm việc trong các đồn điền cao su. Nơi em ở chỉ là một túp lều gỗ tồi tàn và không có nước máy.

Ngược lại, ông Che Abdul Karim, lại đang sống trong một biệt thự sang trọng, đồng thời sở hữu chiếc Mazda RX-8 thời thượng. Người vợ đầu tiên của ông, Nuraini Che Nawi, cũng là chủ một nhà hàng và cửa hàng tạp hóa ở ngay gần đó.

Một trong những nhân viên của bà chính là mẹ của Ayu, Aminah Hitam. Vì Ayu không được đi học, em thường xuyên phải đi làm với mẹ.

ms nuraini and her daughter norazila center at the restaurant

Bà Nuraini và con gái Norazila (giữa) trong nhà hàng.

Kelantan là một trong những bang nghèo và bảo thủ nhất của Malaysia. Một đảng Hồi giáo đã nắm quyền ở bang này trong nhiều thập niên, yêu cầu toàn bộ phụ nữ Hồi giáo ở đây phải mang khăn trùm đầu và viết chữ Ả Rập lên tất cả các biển báo.

Mohamad Amar Nik Abdullah, phó thủ hiến bang Kelantan và cũng là phó chủ tịch Đảng Hồi giáo Mã Lai, nhấn mạnh, tảo hôn là hoàn toàn hợp pháp ở quốc gia này, và người ta nên đi giải quyết những vấn đề khác thay vì chỉ chăm chăm nói về câu chuyện trên.

Ông cũng thổ lộ quan điểm của mình khi nói, việc công khai đồng tính và cha mẹ đơn thân ở Malaysia “là một vấn đề đáng quan ngại đối với chính phủ và xã hội của chúng ta”.

Tuy nhiên, những người Malay tiến bộ lại đặt ra câu hỏi, tảo hôn có thực sự là một truyền thống trong văn hóa Hồi giáo hay đơn giản đó chỉ là một hủ tục. Trong khi những người ủng hộ tảo hôn nói rằng Thiên Sứ Muhammad đã kết hôn với một trong những người vợ của mình khi cô 6 tuổi, nhưng thực chất cô già hơn thế.

Bà Latheefa phủ định: “Chúng ta không thể sử dụng một lỗi lầm mà Thiên sứ Muhammad đã mắc trong lịch sử để biến nó thành cái cớ chấp thuận tảo hôn. Thật là đáng sợ."

Các quốc gia mà Hồi giáo chiếm đa số như Ma-rốc và Ai Cập cũng nghiêm cấm việc hôn nhân trước tuổi trong xã hội, mặc dù vấn đề trên vẫn còn âm ỉ trong xã hội.

37733909 277192553044519 1719932259412213760 n

Cổng vào Gua Musang. Thị trấn này nằm ở Kelantan, một trong những bang nghèo và bảo thủ nhất Malaysia.

Trong tháng này, Bộ trưởng xã hội Hồi giáo Malaysia Mujahid Yusof Rawa nói rằng bộ của ông cũng đang nỗ lực để hạn chế nạn tảo hôn trong cộng đồng Hồi giáo, nhưng một lệnh cấm ngay lúc này là không khả thi.

Trong khi đó, hai người vợ đầu tiên của ông Che Abdul Karim cũng tỏ ra hết sức bức xúc trước quyết định của chồng mình.

"Chúng tôi đã nói với ông ấy, hoặc là chúng tôi hay là cô bé đó," Siti Noor Azila, vợ hai của ông Che Abdul Karim phát biểu. “Chúng tôi đã nói ông hãy chọn đi. Ông không thể cùng lúc có cả ba người được. ”

Theo phong tục truyền thống trong Hồi giáo ở Malaysia, mỗi người đàn ông vẫn được phép có tới 4 bà vợ.

Bà Siti Noor cho biết chồng bà chưa bao giờ đưa cho bà đủ tiền để bà có thể chăm sóc 4 đứa con chung của hai người, trong đó có một người hiện đang bị nứt đốt sống. Để chi trả cho các hóa đơn của mình, hiện bà đang phải làm việc cật lực trong lò bánh.

"Ông ta bủn xỉn với chúng tôi, nhưng vẫn có tiền để cưới và đi nghỉ tuần trăng mật cùng Ayu” bà Siti Noor bức xúc khi nói về những bức ảnh của chồng mình và Ayu trên mạng xã hội. Bà cũng nói thêm, Ayu là người vợ duy nhất được phép lái chiếc xe Mazda của chồng bà.

Trong khi Siti Noor đang trả lời, hai đứa con của bà tiếp tục đòi dỗ khi đang nằm trong nôi. Điều này khiến bà kiệt sức.

“Cha chúng nó chẳng bao giờ chăm sóc cho chúng”, bà nói. “Ông ta còn chẳng thích trẻ con.

Nhưng rồi bà nói thêm. “Lão chỉ thích duy nhất một đứa trẻ con thôi. Cô bé Ayu đó.”

Theo: The New York Times
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.