• Về đầu trang
CIBOONG
CIBOONG

Vì sao chúng ta có thiện cảm với một ai đó dù thậm chí còn chưa gặp bao giờ?

Cuộc sống

Tình yêu hay thiện cảm nói chung được xây dựng qua 3 giai đoạn và các hormone khác nhau sẽ hoạt động trong từng thời kỳ. Không chỉ vậy, người ta đã chứng minh rằng những thay đổi xảy ra trong não bộ khi chúng ta yêu hoặc có thiện cảm với ai đó có thể được so sánh với các rối loạn về tâm lý.

Vấn đề là chính xác điều gì đã, đang và sẽ xảy ra trong cơ thể khi chúng ta bắt đầu yêu thích một (vài) người? Và tại sao chúng ta lại thích họ chứ không phải là những người khác? Khoa học có câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề này!

Những tin nhắn có dấu chấm câu thường bị xem là không trung thực hoặc thể hiện sự tức giận

Các nhà khoa học từ Đại học bang New York tại Binghamton cùng giám sát viên Celia Klin đã tổ chức một thí nghiệm với 126 sinh viên. Họ được cho đọc các đoạn hội thoại chỉ bao gồm 2 dòng: câu đầu tiên là câu hỏi và câu thứ hai bao gồm các biến thể khác nhau của câu trả lời như "ừ," "vâng", "chắc chắn", v.v.

Điểm mấu chốt nằm ở dấu chấm câu của mỗi câu trả lời. Những người tham gia có nhiệm vụ đánh giá mức độ chân thành của chúng theo cảm nhận của riêng họ. Kết quả khá bất ngờ, trong hầu hết các trường hợp, những câu trả lời không có chấm câu được đánh giá là chân thành hơn so với những câu có dấu chấm.

Chúng ta không thể sử dụng các tín hiệu phi ngôn ngữ như nét mặt, âm sắc, âm lượng của giọng nói và ngôn ngữ cơ thể khi nhắn tin. Đó là lý do tại sao chúng ta phải thể hiện qua chữ in hoa và dấu chấm than khi muốn thể hiện sự tức giận, hoặc thậm chí là cố tình viết sai ngữ pháp hay sai chính tả khi muốn tỏ ra không quan tâm hoặc đang bận rộn.

Giáo sư về ngôn ngữ học Mark Liberman đã giải thích rằng dấu chấm câu là tín hiệu cho thấy người nhắn đang nghiêm túc hoặc một cuộc trò chuyện đã đến hồi kết. Đó là lý do tại sao chúng ta có thể cảm nhận được sự tức giận từ những tin nhắn có dấu chấm câu.

Nếu bạn được trông đợi sẽ cư xử tốt thì khả năng cao là bạn cũng sẽ như vậy thật

Theo hiệu ứng Pygmalion, chúng ta cư xử với một số người theo cách tương ứng với những gì chúng ta nghĩ về họ. Điều này cũng khiến mọi người cư xử theo cách mà họ được mong đợi.

Nhà tâm lý học xã hội Amy Cuddy đã có lần giải thích trên Tạp chí Harvard:

Nếu người ta đánh giá một ai đó là kẻ cà chớn, họ sẽ cư xử với người đó theo cách khơi gợi những hành vi cà chớn. Và sau đó người ta nói: “Thấy chưa! Tôi biết ngay hắn ta cà chớn mà!”.

Đây chính là một nguy hại điển hình của việc đưa ra các định kiến. Khi chúng ta vô thức gợi những hành vi phù hợp với khuôn mẫu mà chúng ta áp đặt lên ai đó, chúng ta sẽ tự thuyết phục với bản thân mình rằng: “Thấy chưa! Những định kiến phản ánh đúng sự thật! '"

Giờ thì bạn đã biết quy tắc này rồi nên hãy tận dụng nó như một lợi thế nhé.

Chúng ta bị thu hút bởi người có những đặc điểm mà chúng ta thích ở bản thân mình và cả những đặc điểm chúng ta thiếu sót

Không phải ai cũng nhận ra nhưng quy tắc này thực sự đúng dù chỉ gồm 2 vế rất đơn giản:

  • Chúng ta thích những người có cùng đặc điểm mà ta thích ở chính bản thân mình.
  • Chúng ta thích những người sở hữu đặc điểm tích cực mà bản thân không có.

Có một ví dụ đơn giản thế này: Một cô gái đáng yêu và nhận thức được lợi thế về ngoại hình của mình nhưng lại không thích sự thật rằng cô ấy quá rụt rè và nhút nhát. Và rồi cô gặp một chàng trai cũng hấp dẫn không kém nhưng đồng thời anh ta lại rất lôi cuốn và tự tin. Tự tin đến mức anh ta có thể bù đắp cho sự rụt rè và bất an của cô.

Sự pha trộn các đặc điểm cụ thể này làm cho anh chàng trở thành mảnh ghép hoàn hảo với cô gái kia vì họ vừa giống nhau mà cũng vừa khác nhau. Điều này khiến họ có cảm giác trở nên hoàn chỉnh hơn.

Chúng ta có xu hướng đặt niềm tin vào những người lạ nếu họ khiến ta liên tưởng tới những người mà chúng ta đã tin

Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Mỹ đã tiến hành một trò chơi thí nghiệm để kiểm chứng điều này. Họ yêu cầu 29 người tham gia đưa ra quyết định: Giữ 100 USD hoặc đầu tư tất cả (hay một phần) cho một trong ba người lạ trong ảnh. Suốt trò chơi, những người tham gia nhận thấy rằng trong số ba người đàn ông lạ này thì có một người thường chia sẻ doanh thu từ các khoản đầu tư, người thứ hai thỉnh thoảng chia sẻ và người thứ ba lại rất hiếm khi chia sẻ.

Sau đó, phần thứ hai của thí nghiệm bắt đầu. Những người tham gia được đề nghị chọn một đối tác cho trò chơi mới. Trong ảnh, có 4 người hoàn toàn mới, trong khi 54 bức ảnh khác đã được Photoshop cho ít nhiều giống với những người ở thí nghiệm trước.

Từ đó, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người tham gia có xu hướng chọn người mà họ đã chơi cùng trước đó và người đã gây ấn tượng tốt. Hơn 68% số người tham gia từ chối bắt cặp với những người giống với người đàn ông thứ ba trong trò chơi đầu tiên vì ông này hiếm khi chia sẻ doanh thu và trông không đáng tin cậy.

Bộ não của chúng ta có thể nhận thấy mức độ nổi tiếng của một người nào đó

Hầu như trong tất cả các nhóm xã hội, sự nổi tiếng của một người được xác định bởi địa vị xã hội và các mối quan hệ của người đó. Nhưng làm thế nào để chúng ta nhận ra những người này nổi tiếng ngay cả khi gu của chúng ta khác với số đông?

Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí PNAS, các chuyên gia đã yêu cầu các tình nguyện viên ước tính mức độ phổ biến của ai đó thông qua những bức ảnh của họ trên phương tiện truyền thông xã hội. Đồng thời, bộ não của người tham gia cũng được scan để quan sát sự khác biệt.

Từ đó, các nhà khoa học phát hiện ra rằng một số bộ phận của não bộ hoạt động rất nhạy khi cố gắng ước tính mức độ nổi tiếng của một người nào đó. Cần phải có sự hoạt động của cả một mạng lưới thần kinh đặc biệt thì chúng ta mới xác định được mức độ hấp dẫn của ai đó. Việc này đòi hỏi sự đánh giá cảm xúc và hệ thống kiến ​​thức xã hội.

Chúng ta thích được người khác nhìn nhận theo cách mà chúng ta muốn

Mọi người muốn được nhìn nhận và đánh giá theo cách mà họ nghĩ về chính bản thân họ. Chúng ta đều muốn ý kiến ​​của mình được chia sẻ. Hiện tượng này đã được thử nghiệm nhiều lần ở các trường đại học khác nhau. Trong số các tình nguyện viên, có những người tự đánh giá tích cực về bản thân và có cả những người suy nghĩ tiêu cực về mình. Các tình nguyện viên này được hỏi giữa những người đưa ra đánh giá tích cực và tiêu cực về họ thì họ sẽ muốn giao tiếp với ai hơn.

Kết quả cho thấy những tình nguyện viên có quan điểm tích cực thích những người có ý kiến ​​tích cực và ngược lại. Điều này được giải thích bởi một thực tế là mọi người thích giao tiếp với người có thể cung cấp cho họ những phản hồi tương ứng với cách họ tự nhận thức về bản thân. Cũng dễ hiểu thôi vì chúng ta cảm thấy người đó đang hiểu chúng ta, vì vậy hài lòng về chất lượng của sự tương tác.

Một người trông càng đối xứng thì càng hấp dẫn

Khi bạn nhìn thấy một người hấp dẫn thì tất nhiên chả ai thốt lên rằng: "Wow, cô ấy/anh ấy trông thật đối xứng!" cả. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy vẻ đối xứng của một người thực sự đóng vai trò lớn trong sức hấp dẫn chung của họ. Tất nhiên, không có ai là đối xứng một cách hoàn hảo. Tuy nhiên, người ta đã chứng minh rằng mức độ căng thẳng oxy hóa càng thấp thì người đó càng đối xứng.

Trong một bài viết đăng trên The Independent, bạn có thể đọc về một thí nghiệm trong đó thực hiện một số phép đo để đánh giá mức độ đối xứng của một số người đàn ông. Có những số đo như kích thước của tai và chiều dài của ngón tay. Cuối cùng, một nhóm phụ nữ được yêu cầu đánh giá sự hấp dẫn của đàn ông bằng những bức ảnh chụp cơ thể và khuôn mặt của họ. Kết quả cho thấy những người đàn ông có vẻ ngoài đối xứng và ít căng thẳng hơn được chọn là những người hấp dẫn nhất.

Theo: brightside
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.