• Về đầu trang
Chim Mỏ Rộng
Chim Mỏ Rộng

10 hành tinh 'ác quỷ' sẽ biến con người thành cát bụi trong tích tắc

Độc lạ

Trong nhiều thế kỷ, các cường quốc về khoa học kỹ thuật đã khám phá được rất nhiều những hành tinh và tiểu hành tinh trong vũ trụ rộng lớn. Một số có tiềm năng trở thành miền đất hứa cho con người sinh sống, tuy nhiên một số lại mang sức mạnh vượt qua giới hạn chịu đựng của con người và chẳng ai có thể tiến đến gần.

Nếu con người không muốn tan xương, hay trở thành miếng thịt nướng thì chớ nên nuôi tham vọng đặt chân lên những hành tinh này.

1. Kim Tinh

Kim Tinh chụp bởi tàu vũ trụ Magellan 2012.

Được NASA liệt vào danh sách hành tinh nguy hiểm nhất hệ mặt trời, Kim Tinh có thể làm bạn tan biến chỉ trong vài giây. Kim Tinh đối với loài người còn khá bí ẩn, vì kể cả các cường quốc vũ trụ cũng không muốn "chạm mặt" với hành tinh nguy hiểm này. Tuy nhiên, Liên Xô đã đưa ra chương trình "Trở Lại Venera’’ để mang con người đến gần hơn với nơi đây.

Những tàu thăm dò của Liên Xô trong chương trình đã ghi nhận vài hình ảnh hiếm hoi của Kim Tinh, theo đó Kim Tinh có bề mặt cực kỳ bằng phẳng. Chỉ sau 127 phút tiếp cận với nó, tàu thăm dò cuối cùng của Liên Xô đã bị nghiền nát và tan chảy. Nhiệt độ tại bề mặt Kim Tinh ít nhất 462°C - có thể làm chảy chì, người ta thường miêu tả như một địa ngục nóng rực. Trên hết, hành tinh này bao quanh bởi một đám mây dày axít sulfuric, và khí quyển của nó có đến 96% là CO2.

2. Corot-7b

Corot-7b là hành tinh có thể đốt cháy bạn thành miếng thịt nướng khét lẹt, nếu chẳng may tàu vũ trụ rơi vào hành tinh này thì con người sẽ bị bốc hơi ngay lập tức. Nhiệt độ bề mặt hành tinh Corot-7b có thể làm bốc hơi tất cả đất đá. Đất đá bay lên, ngưng tụ lại và gây ra những cơn mưa đá trên bề mặt đầy dung nham nóng chảy. Tệ hơn, núi lửa hoạt động khắp bề mặt hành tinh và không thể có bất cứ sự sống nào trên Corot-7b.

3. Tres-2b

Hành tinh này cách chúng ta 750 năm ánh sáng, chính xác thì đây được gọi là một hành tinh ác quỷ. Không có nhiều thông tin về Tres-2b. Chẳng có gì trên hành tinh này ngoài bóng tối, đó là tất cả những gì con người biết về nó. Một hành tinh đen hơn than, có rất ít phản xạ ánh sáng và chẳng ai biết bóng đêm đó đang ẩn chứa những thứ đáng sợ gì. Trên thực tế, vẫn có vệt sáng đỏ như bếp lửa ẩn hiện trên Tres-2b, song đây luôn là một ẩn số đối với các nhà du hành.

4. WASP-12b

Đây là hành tinh nóng nhất từng được con người phát hiện. Nhiệt độ bề mặt của nó vào khoảng 2.200 độ C, bằng khoảng một nửa nhiệt độ bề mặt mặt trời, và nóng gấp hai lần nhiệt độ của dung nham. Các nghiên cứu vũ trụ về hành tinh này vẫn chưa có nhiều con số cụ thể, một số nhà khoa học tin rằng bên dưới bề mặt của hành tinh siêu nóng này có thể tồn tại kim cương.

5. Kepler-16b

Ngược lại với WASP-12b, hành tinh này lại có nhiệt độ quá lạnh để phát triển sự sống. Kepler-16b được cho rằng sẽ có 2 hoàng hôn vào một ngày, nhưng 2 mặt trời của Kepler-16b đều nhỏ hơn mặt trời của chúng ta – bằng khoảng 69% và 20% so với mặt trời – khiến nhiệt độ bề mặt ở mức -73 đến -101 độ C.

6. Hành tinh Carbon

Trái ngược với Trái Đất chỉ có khoảng 0,1% CO2 thì ở trung tâm thiên hà, nơi có rất nhiều CO2 xuất hiện một hành tinh mang tên "Hành tinh Carbon" với CO2 chiếm hầu hết bầu khí quyển. Chính vì đặc điểm này, hành tinh Carbon có bầu trời u ám với hình ảnh những đám mây màu vàng xen lẫn đen tạo bởi "bồ hóng".

Càng xuống sâu bề mặt bạn sẽ phát hiện những đại dương không phải màu xanh mà có màu đen, đặc quánh như dầu thô hay nhựa đường. Bề mặt hành tinh loang lổ là dấu tích của những bóng khí metan khổng lồ. Đây hoàn toàn không phải là nơi lý tưởng để sinh sống, nhưng rất giàu có với khoáng sản, kim cương và đá quý.

7. Hải Vương Tinh

Con người đã phát hiện những luồng khí phản lực chuyển động liên tục quanh hành tinh này với tốc độ đáng sợ. Dòng khí đẩy những đám mây đóng băng về phía hố đen trên hành tinh tạo ra những cơn bão với vận tốc gió lên đến 1.500 dặm/giờ. Với vận tốc kinh khủng như vậy, con người sẽ tan biến chỉ trong tích tắc nếu bất hạnh rơi xuống đây.

Một câu hỏi về Hải Vương Tinh vẫn làm đau đầu các nhà khoa học chính là năng lượng điều khiển những cơn cuồng phong này thật ra bắt nguồn từ đâu trong hệ mặt trời.

8. 51 Pegasi B

51 Pegasi B được đặt theo tên người hùng Hy Lạp Bellerophon, người đã thuần hóa chú ngựa có cánh Pegasus. Hành tinh khí khổng lồ này có kích thước gấp 150 lần trái đất, cấu tạo chủ yếu bằng hydro và heli. Nhiệt độ trên hành tinh luôn duy trì khoảng 1000 độ C. Với nhiệt độ này, chẳng thể có một chút nước hay hơi nước tồn tại. Sức nóng kinh khủng của 51 Pegasi B khiến sắt trên đây nóng chảy và tạo thành những đám mây sắt trên bầu khí quyển. Sau đó những đám mây tích tụ thành cơn mưa sắt nóng chảy, dội thẳng xuống bề mặt hành tinh.

9. Mộc Tinh

Bề mặt khí quyển của Mộc Tinh luôn bị khuấy động bởi cơn gió cường độ 400 mph và những trận sấm chớp có cường độ gấp 100 lần trên trái đất. Đáng sợ hơn, bên dưới bầu khí quyển này là 25.000 dặm biển sâu chứa đầy hydro kim loại lỏng. Hydro trên hành tinh của chúng ta chỉ là một loại không khí không màu, nhưng trong lõi của sao Mộc, hydro biến thành một thứ gì đó khó diễn tả mà chúng ta không bao giờ thấy trên Trái Đất.

10. Hỏa Tinh

Sao Hỏa chụp bởi tàu quỹ đạo Viking 1 năm 1980

Hỏa Tinh hay còn gọi là sao Hỏa không hề là một hành tinh lý tưởng cho con người. Trên hành tinh này, một trận bão bụi có thể phát triển trong một vài giờ và bao toàn bộ hành tinh trong vòng vài ngày. Bão bụi ở sao Hỏa là những cơn bão bụi lớn mạnh nhất trong hệ mặt trời. Hỏa bụi xoáy tạo ra những hình tháp cao như đỉnh Everest với sức gió khoảng 300 km mỗi giờ.

Trái ngược với suy nghĩ đây là hành tinh "chảo lửa", khí hậu của sao Hỏa gần giống với Trái Đất, do sự gần bằng về độ nghiêng của trục tự quay ở hai hành tinh. Sao Hỏa thay đổi từ nhiệt độ rất thấp -87°C trong thời gian mùa đông ở các cực cho đến -5°C vào mùa hè. Tuy nhiên, hành tinh này cũng không hề lý tưởng vì các trận bão bụi và không có nước để duy trì sự sống.

Theo: Tổng hợp
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.