• Về đầu trang
Kiên Nguyễn
Kiên Nguyễn

Người đàn ông Ấn Độ đã giơ tay suốt 45 năm mà không bao giờ hạ xuống

Độc lạ

Ở Ấn Độ đang lưu truyền về câu chuyện một người đàn ông đã giơ tay lên trời suốt 45 năm mà không hề hạ tay xuống. Nhiều người thực sự không tin rằng câu chuyện của này là sự thật, cho rằng đó chỉ là một câu chuyện bịa. Nhưng thực tế Bharati đã giơ tay lên 45 năm mà chưa 1 lần hạ xuống.

Amar Bharati đã giơ tay suốt 45 năm mà chưa 1 lần hạ xuống

Để hiểu rõ hơn lý do vì sao người đàn ông này lại quyết định hành động như vậy, chúng ta cần phải nhìn lại cuộc đời của anh ấy

Năm 1973, Amar Bharati làm việc tại một ngân hàng ở Ấn Độ, ông kết hôn và có ba người con. Cuộc sống của Amar Bharati diễn ra bình thường, đơn giản như rất nhiều người đàn ông khác ở Ấn Độ.

Nhưng đột nhiên một ngày, Amar Bharati quyết định từ bỏ mọi thứ để dâng hiến toàn bộ cuộc đời của mình cho Shiva, một vị thần Hindu. Để thực sự phục vụ niềm tin tôn giáo của mình, Amar Bharati nảy ra một ý tưởng đó là quyết định sẽ giơ tay lên và không bao giờ hạ xuống.

Khi được hỏi tại sao lại giơ tay lên, anh ấy luôn trả lời rằng cử chỉ này là để chống lại các cuộc chiến tranh và ủng hộ hòa bình thế giới cũng như là một cách để thể hiện sự tôn kính của anh ấy đối với thần Shiva.

Amar Bharati chia sẻ rằng lúc đầu cánh tay của ông rất đau đớn. Sau khoảng hai năm, cơn đau bắt đầu giảm dần và sau đó Amar Bharati mất cảm giác, cánh tay ông giơ cao dần bị teo lại.

Cảm hứng từ cử chỉ này đã thúc đẩy hàng nghìn người trên khắp thế giới chiến đấu theo cách riêng của họ vì nền hòa bình thế giới.Điều thú vị hơn nữa, cử chỉ này đã truyền cảm hứng cho những người Ấn Độ khác trở thành Sadhu (nhà sư Hindu) và giơ tay cao trong thời gian dài, nhưng không ai có thể vượt qua kỷ lục của Bharati.

Hiện này Bharati vẫn đang giơ tay cao và anh ta không có ý định đặt nó xuống sớm. Ngay cả khi anh ấy bỏ tay xuống, cơ của anh ấy cũng bị teo nghiêm trọng, và rất có thể việc hạ tay xuống sẽ gây ra tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn ở cánh tay, vì vậy tốt hơn hết anh ấy nên giữ tay của mình trong suốt phần đời còn lại, không chỉ vì lý do sức khỏe mà còn vì lý do tinh thần.

Theo: historyofyesterday
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.