• Về đầu trang
Chim Điên
Chim Điên

Những ý tưởng thí nghiệm kỳ quặc nhưng không vô nghĩa mà con người từng thực hiện (Kỳ 1)

Độc lạ

Những bí ẩn trong vũ trụ luôn thôi thúc các nhà khoa học tìm ra câu trả lời. Và để thực hiện mục đích ấy, đôi khi họ thực hiện nhiều thí nghiệm kỳ lạ lên động vật. Một số nghiên cứu lành tính, nhưng một số khác thì thật sự rất kinh khủng mà không ai dám tin.

Thí nghiệm sex trên loài ếch

Tại thành phố Scandiano ở Ý, người ta dựng tượng Lazzaro Spallanzani với cái kính lúp và một con ếch trong tay để tưởng niệm, tôn vinh phát hiện vĩ đại của ông.

Ngày xưa, con người và các nhà khoa học tin vào học thuyết tự sinh. Theo đó, mỗi sinh vật ra đời từ một phiên bản nhỏ tí hon của chính mình. Vào năm 1760, giáo sư Lazzaro Spallanzani (1729-1799) bắt đầu làm thí nghiệm thực tế với loài ếch để bác bỏ thuyết học này. Thí nghiệm của ông có tên là Mặc quần cho ếch. Thí nghiệm này chứng minh những con nòng nọc ra đời từ sự thụ tinh ở cả trứng của ếch cái và tinh trùng của ếch đực, chứ không đơn thuần tự nhiên sinh ra từ trứng như quan niệm thời đó.

Nguồn ảnh: Baoduhoc

Ông quyết định chọn một nhóm ếch cả đực và cái. Một số ếch đực được ông thiết kế cho một chiếc “quần” bó sát có khả năng giữ lại tinh trùng (có lẽ đây cũng là một hình thức sử dụng bao cao su ngày xưa). Những chú ếch đực còn lại không mặc quần và đóng vai trò như nhóm đối chứng trong thí nghiệm. Sau đó ông cho chúng vào cùng một hồ với ếch cái, kết quả chứng minh ếch đực mặc quần vẫn giao phối với ếch cái như bình thường, nhưng các tế bào tinh trùng đã bị lớp vải quần giữ lại và chúng không thể thụ tinh cho bất cứ quả trứng nào.

Điều khiển bằng trí tuệ - thí nghiệm lên con khỉ

Kiểm soát trí tuệ là một trò chơi mạo hiểm của khoa học viễn tưởng. Xét cho cùng, ai không muốn di chuyển những thứ xung quanh bằng bộ não của mình chứ? Nhưng thần giao cách cảm dường như không khả thi để làm điều đó, các nhà nghiên cứu từ Đại học Pittsburgh và Đại học Carnegie Mellon đã có một số bước tiến gây sốc khi nói đến việc kiểm soát tâm trí... với sự giúp đỡ của một vài con khỉ.

Năm 2008, một vài con khỉ được ''gắn thêm'' những cánh tay bằng máy. Chúng sử dụng cần điều khiển để di chuyển những cánh tay xung quanh, được học cách mở, đóng các cánh tay sắt và khoanh tay lại. Sau khi nhận được thức ăn từ bàn tay, các chú khỉ được cấy ghép một cảm biến nhỏ, đầu của nó gắn lưới điện liên kết đến cánh tay. Các con chip này sau đó nối với một máy tính nhận được tin nhắn điện tử trực tiếp từ bộ não của con khỉ.

Sau đó máy tính chuyển tiếp thông tin này đến cánh tay máy. Sau vài ngày được các nhà khoa học huấn luyện, khỉ có thể di chuyển cánh tay bằng cách sử dụng bộ não. Chúng có thể lấy thức ăn, nhai nuốt thậm chí liếm các ngón tay máy. Nhưng mọi thứ trở nên điên rồ hơn vào năm 2013, khi các nhà khoa học tạo ra một giao diện giúp những chú khỉ có thể điều khiển suy nghĩ của mình với phạm vi cách xa hơn 7.000 dặm.

Vũ trụ 25

Nhà khoa học John Calhoun hoàn toàn bị ám ảnh bởi động vật gặm nhấm. Trong nhiều năm, ông đã xây dựng một loạt "thiên đường" cho chuột. Đây được coi là thiên đường thu nhỏ của loài gặm nhấm này, thức ăn luôn đầy đủ, không gian sống rộng rãi. Nhưng chỉ sau 2 năm, quần thể chuột này đã tự tạo nên "ngày tận thế" của chính chúng và kết quả là tuyệt diệt. Calhoun đã thực hiện tổng cộng 24 lần thí nghiệm trước khi xây dựng thành công một thiên đường mà ông đặt tên là Vũ trụ 25 (Universe 25).

Vũ trụ 25 được đặt tại Viện Y tế Quốc gia ở Bethesda, Maryland. Về cơ bản đây là một bể chứa lớn đầy đủ thực phẩm, nước, và căn hộ nhỏ. Khí hậu hoàn hảo, không có mèo hay cú nào lướt qua. Vì vậy khi 8 con chuột đầu tiên đến nơi này (4 đực và 4 cái) chúng chẳng khác nào đang lạc vào thiên đường. Không bao lâu, dân số tăng vọt lên 2.200... và đó là khi mọi thứ bắt đầu suy thoái.

Số lượng tăng lên chóng mặt nhưng sau đó là sự suy thoái và tận diệt.

Với số lượng chuột tăng lên chóng mặt ở khắp mọi nơi, chúng đối diện với khủng hoảng mới. Không còn đủ vai trò xã hội, khó khăn trong việc tìm đối tượng để giao phối ngày càng tăng. Một số con chuột bắt đầu tấn công lẫn nhau, trong khi một số khác ăn thịt đồng loại của mình. Một số con cái sau khi sinh đã giết chết hoặc bỏ rơi con mình trong khi một số con khác thì lẩn tránh, từ chối giao phối. Một số con đực được cho là "hấp dẫn" lại thường lẩn trốn bầy đàn, từ chối làm bất kỳ việc gì khác ngoại trừ nhiệm vụ ''chú rể''. Rất nhanh sau đó, vũ trụ phát triển đầy đủ này trở thành một vùng đất lãng phí.

Theo Calhoun, mặc dù có rất nhiều thức ăn và nước uống nhưng những con chuột đã rơi vào trạng thái thờ ơ bởi chúng đã mất ý thức của bản thân về một xã hội mở rộng. Calhoun tiên đoán điều tương tự có thể xảy ra đối với nhân loại, nếu người ta không học cách thiết lập không gian riêng của họ hay giữ vững nhân tính hoặc không tương tác với những người khác trong một thế giới đông đúc như ngày nay.

Thí nghiệm kền kền ăn xác thối

Nguồn ảnh: Shutterstock

Nhà khoa học John James Audubon nghi ngờ về khứu giác của kền kền và bắt đầu cuộc thí nghiệm. Ông dùng da hươu may quanh cỏ khô, sau đó trang trí thêm đầu, mắt và các bộ phận để làm giả xác một con hươu trên đồng cỏ. Ngạc nhiên thay, con kền kền xuất hiện và lao vào mổ ''xác hươu''. Một thí nghiệm khác, Audubon phủ những cành cây lên xác một con lợn đang phân hủy tại gần khu vực có nhiều kền kền, nhưng chúng không hề phát hiện bữa ăn ngon lành này. Tuy nhiên, John James Audubon bị nhiều nhà khoa học phản đối dữ dội.

Kền kền đen dùng thị giác để xác định con mồi nhiều hơn là bằng khứu giác.

Nhà tự nhiên học Jon Bachman có một thí nghiệm hay ho hơn để củng cố niềm tin mà ông dành cho Audubon. Ông thuê một họa sĩ vẽ lại xác chết của một con cừu bị thương, đặt một đống thịt đang bốc mùi và giấu dưới tấm gỗ nhỏ cách đó chừng 5 mét. Dưới sự ngạc nhiên của mọi người, lũ kền kền bắt đầu ùa vào mổ lấy mổ để bức tranh, không một con nào trong chúng mảy may đến đống thịt được ngụy trang ngay bên cạnh. Nhưng thí nghiệm trên chỉ đúng với loài kền kền đen, chứng minh rằng thị giác mới là công cụ chủ yếu giúp loài vật này phát hiện con mồi.

Ấu trùng ruồi trâu và ruồi cát

Nguồn ảnh: Shutterstock

Trên con đường tìm kiếm chân lý, các nhà khoa học thường sử dụng thí nghiệm khiến chúng ta rùng mình ghê sợ. Ví dụ như thí nghiệm của Jerry Coyne, một nhà sinh học tiến hóa tại Đại học Chicago. Năm 1973, thời còn là một sinh viên Harvard làm việc ở Costa Rica, Coyne bị muỗi cắn khi xuống rừng nhiệt đới. Vài ngày sau, ông phát hiện ra một vết xước trên đầu. Khi vết xước lan rộng, Coyne chợt nhận thấy điều kỳ lạ đang xảy ra: có một con ruồi trâu trên đầu ông...

Theo Coyne, ấu trùng này phát triển kích cỡ như một ''quả trứng cút''. Nó ngứa khủng khiếp, ông thường xuyên cảm thấy như có con gì đang "nghiền nát" hộp sọ của mình. Ông quyết định để chúng sống trong đầu nhằm nghiên cứu. Nhưng cuối cùng thì sinh vật dài 12.7 mm rời khỏi đầu Coyne, nhà khoa học đã cố gắng giữ nó sống cho đến khi nó trưởng thành. Thật không may cho ruồi trâu, nó đã qua đời vì Coyne quay trở lại Boston, nơi khí hậu không dành cho sinh vật này.

Sinh vât kinh dị này ẩn nấp dưới da và sinh sôi khiến vật chủ cảm thấy cực kỳ ngứa ngáy khó chịu...

Coyne không phải là nhà khoa học duy nhất ''chơi trò" lưu trữ ký sinh trùng trong người. Năm 2011, Marlene Thielecke là một nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Madagascar. Cô đã ở trong khu vực bị ảnh hưởng bởi ruồi cát, ký sinh trùng khó chịu này lẫn trốn dưới da, kết giao và sinh sản. Tình trạng da bị tàn phá nghiêm trọng thường được người ta gọi là bệnh giun lươn và Thielecke đã giúp đỡ những bệnh nhân bằng cách cấy một con ấu trùng ruồi cát vào chân. Cô khá hứng thú chờ đợi đợt thí nghiệm này, Thielecke để mặc cho ấu trùng hoành hành và phát triển thành một con quái vật dài 1cm. May mắn cho cô rằng nó chưa giao phối hay sinh sôi. Nhưng cuối cùng, cơn đau quá tồi tệ và Thielecke gặp phải khó khăn khi đi lại, cô ấy phải kết thúc quá trình thí nghiệm sau một số ca phẫu thuật.

Và những điều thú vị kỳ quặc sẽ tiếp tục trong Phần 2...

  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.