• Về đầu trang
Chim Điên
Chim Điên

Shipper Việt Nam cũng phải gọi các 'thánh' này bằng cụ

Cuộc sống

Việt Nam là một trong những nước nổi tiếng về khả năng thồ hàng trên xe. Sẽ chẳng khó khăn gì để bắt gặp mấy cô thu mua ve chai đi chiếc xe đạp lọc cọc vác sau lưng là hàng tá thứ đồ, hay các chú bán bong bóng lỉnh kỉnh chạy lòng vòng khu vui chơi sầm uất. Và Trung Quốc cũng là một đất nước như vậy, có khi còn ''đẳng cấp'' hơn nhiều so với những gì chúng ta hay thấy.

Những bức ảnh dưới đây được nhiếp ảnh gia người Pháp Alain Delorme chụp lại, với chủ đề chính là cảnh người dân lao động Trung Quốc cùng những sáng kiến độc đáo để có thể mang vác, vận chuyển một lúc càng nhiều vật dụng càng tốt.

Sau khi đến tham quan Thượng Hải, Delorme đã cố gắng miêu tả những ấn tượng của mình về thành phố nhộn nhịp bậc nhất Trung Quốc. Anh nói: "Chúng ta thấy khá nhiều hình ảnh về nhóm người làm việc ở khu công nghiệp hay các nhà máy lớn. Nhưng tôi muốn đi theo hướng ngược lại, tôi sẽ tập trung khai thác từng cá nhân."

Những người thợ dường như không thể nhét thêm bất cứ vật dụng gì lên chiếc xe của mình nữa, thậm chí các món đồ đã che hết phần tay cầm của xe.

Đồ đạc chất cao lên tận trời.

Theo Delorme, những người nhận công việc khuân vác nặng nề hay vận chuyển hàng hóa quá tải này thường là dân nhập cư đến Thượng Hải, với hy vọng về một cuộc sống tốt hơn. Anh Delorme cảm thấy đây là lực lượng lao động quan trọng, nhưng hầu hết đều bị thành phố xa hoa nhất Trung Quốc ngó lơ.

Anh nói: "Điểm nhấn thu hút ở đây không phải là những tòa nhà chọc trời mà là dưới mặt đất này, nơi những người dân di cư đi bộ ngang dọc thành phố cùng với kiện hàng khổng lồ. Theo tôi thấy, người nhập cư còn ấn tượng hơn những tòa nhà ấy nữa."

Delorme xem loạt ảnh của mình như lời bình về xã hội tiêu dùng ở Trung Quốc. "Người di cư xuất hiện giống như một siêu anh hùng có thể mang vác hết tất cả mọi thứ. Nhưng chúng ta có thể thấy, những món đồ mà họ đang thồ trên người như nuốt chửng họ... giống như cách người Trung Quốc bị choáng ngợp trước các mặt hàng tiêu dùng."

Mặc dù đây là những hình ảnh dưới góc nhìn cá nhân của Delorme, nhưng phần nào khắc họa được hiện thực khách quan về tầng lớp người lao động vận chuyển hàng ở Thượng Hải.

Anh nói thêm: "Lần đầu nhìn vào bạn sẽ thấy đây là một bức ảnh bình thường, tuy nhiên tôi đã phá vỡ các quy tắc trong nhiếp ảnh khi phóng to hình những người lao động chuyển hàng này lên để thu hút sự chú ý của khán giả. Khuếch đại hiện thực cũng mang lại rủi ro, người xem sẽ nghĩ mình làm quá nên tôi đã cố gắng ở trong mức chấp nhận được."

Ngoài ra những bức ảnh nhiều màu sắc thể hiện ý đồ phản ánh về Trung Quốc đương đại, "những điểm không nhất quán" mà Delorme quan sát được khi anh đến Thượng Hải tham quan.

"Đất nước cộng sản này đã trở thành nhà máy của cả thế giới. Bây giờ Trung Quốc được coi là một đất nước El Dorado mới cho nền kinh tế thị trường", nhiếp ảnh gia cho biết. (El Dorado là đất nước bằng vàng hay là truyền thuyết về thành phố vàng, đây là một thành phố thuộc khu rừng già Amazon của Nam Mỹ.)

Một số hình ảnh mà các shipper "lụa" nhất Việt Nam chưa chắc đã theo kịp:

Theo: D.Z
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.