• Về đầu trang
Chim Điên
Chim Điên

Kinh dị trào lưu chụp ảnh cùng người chết dưới thời Victoria (P1)

Độc lạ

Vào thời trị vì của Nữ hoàng Victoria, máy ảnh không còn quá đắt đỏ như trước, nhiều người chọn cách chụp hình cùng người chết (post-mortem photography) để lưu giữ lại khoảnh khắc cuối cùng với người thân của mình.

Đây được xem là những bức hình lưu niệm cuối cùng mà người còn sống có thể cất giữ để tưởng nhớ về người thân đã qua đời. Đồng tử của người chết thường được vẽ lên tấm ảnh để trông như họ vẫn còn sống.

1. Người mẹ và con

1

Thoạt nhìn chỉ thấy đây là một bức ảnh mẹ bồng con bình thường, tuy nhiên, đứa trẻ trong hình đã không còn sống nữa. Vào thời kỳ Victoria, phương pháp cứu chữa bệnh không hiện đại tối tân như bây giờ. Tình trạng trẻ em bị chết do biến chứng sau khi sinh hoặc sinh xong bị tiếp xúc với mầm bệnh xảy ra liên tục nhưng không có biện pháp gì cứu chữa cả. Cách duy nhất mà họ có thể làm là chụp ảnh kỷ niệm với đứa con xấu số của mình.

2. Cha và con gái

2

Một bức ảnh khác chụp lại cảnh người cha đang bế đứa con gái vừa mới mất làm ảnh lưu niệm. Vì là lần cuối cùng chụp hình với con gái mình nên vẻ mặt của ông không thể nào thoát khỏi cảm giác đau buồn, còn cô bé nhỏ nhắn ấy, bạn có thể thấy được phần da đã trắng xanh, không còn sức sống nữa.

Phần lớn chủ thể của thể loại ảnh lưu niệm này là hài nhi, trẻ em, thỉnh thoảng chúng còn được chụp cùng đồ chơi ưa thích lúc còn sống.

3. Chụp ảnh đứng

3

Ồ! Nhìn xem, dường như đây là một người đàn ông tạo dáng đứng chụp hình bình thường? Không đâu. Ông ta đã chết rồi. Tại sao ông ấy vẫn có thể đứng vững được nhỉ? Bạn có thấy mối liên hệ nào giữa miếng gỗ dưới chân và phần bên trong áo khoác của người đàn ông này không? Đó là cách giúp người chết đứng thẳng được các bác sĩ tạo ra để phục vụ nhu cầu chụp ảnh được tốt hơn. Nhưng tại sao mắt vẫn mở hờ nhỉ? Đây lại tiếp tục là một thủ thuật chụp ảnh khác, ngoài ra, người làm khâu mai táng đã vẽ thêm để ông trông vẫn như còn đang sống.

4. Anh em trai

4

Đến bức ảnh thứ 4 này rồi chắc hẳn bạn sẽ dễ dàng nhận ra cậu bé ngồi đang ngồi dựa nghiêng người đã chết. Tuy nhiên, bạn có để ý thấy rằng cậu bé còn sống ngồi kế bên anh trai mình có vẻ khá miễn cưỡng. Có thể thấy rằng trong lúc chụp tấm hình này, cậu bé không tỏ ra quá đau buồn tiếc nuối.

Hình thức chụp ảnh này được phát triển lần đầu tiên vào năm 1839, vài chục năm sau, năm 1941 trào lưu chụp ảnh với người chết mới chính thức phổ biến. Mặc dù trào lưu này bị cho là kinh dị và kỳ lạ nhưng nó vẫn còn tồn tại mãi cho đến thế kỷ 20.

5. Sự liên kết

5

Gia đình này chụp hình với đứa con gái vừa mới qua đời. Theo như bức hình, có vẻ như người cha vẫn muốn níu kéo niềm hạnh phúc bên con gái, nhưng bạn có thể thấy đấy, ánh mắt của ông rất buồn. Còn người mẹ thậm chí không thể giả vờ tỏ ra hạnh phúc được, nỗi đau hiện rõ lên khuôn mặt bà ấy. Và cô con gái đã mất có đôi mắt vô hồn nhìn vào không trung ấy là sản phẩm make up của thợ chụp ảnh.

6. Hình gia đình

6

Đây là một bức ảnh khá bất thường. Những bức ảnh bạn từng thấy, thông thường họ sẽ cố gắng để cho người chết trở nên tự nhiên nhất có thể, ví dụ như đang ngồi, đang đứng, hoặc đang nằm trên giường. Tuy nhiên, gia đình này lại chọn chụp ảnh xác chết cùng với chiếc quan tài của họ... Bạn có thể thấy sự bối rối hiện lên trên mặt của cậu con trai và cô bé bên trái. Những đứa trẻ này không biết phải làm gì và tất cả đều phải đang cố gắng cười.

7. Tình chị em

7

Nào, bây giờ bạn thử đoán xem trong bức ảnh này thì đứa bé nào là người vừa qua đời? Cô bé vừa mất là người mắt nhắm, tay khoanh lại. Hầu hết những bức ảnh trong trào lưu chụp với người chết đều là trẻ nhỏ, vì chủ yếu vào thời xưa trẻ em bị mắc các loại bệnh khác nhau nhưng lại không được kê đơn thuốc hoặc chữa trị kịp thời. Đây là một bức ảnh đau thương về cặp sinh đôi mà người chị bên trái đã chẳng may qua đời, đây cũng là bức ảnh cuối cùng của hai chị em trước khi người chị được chôn cất.

(còn tiếp)

Theo: thirtyverse
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.