• Về đầu trang
Chim Mỏ Rộng
Chim Mỏ Rộng

32 năm sau thảm hoạ hạt nhân, thời gian vẫn 'đóng băng' tại thị trấn Chernobyl

Lịch sử

Thảm hoạ nguyên tử Chernobyl xảy ra vào ngày 26/4/1986 khi nhà máy điện hạt nhân Chernobyl trước đây thuộc Liên bang Xô Viết đột ngột phát nổ vào lúc rạng sáng. Vụ tai nạn xảy ra ở lò phản ứng số 4 được ghi nhận là để lại hậu quả nghiêm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân.

Do không có tường chắn, đám mây bụi phóng xạ nổ tung từ nhà máy lan rộng đến nhiều vùng phía tây Liên bang Xô viết, Đông và Tây Âu, Scandinavie, Anh quốc, và đông Hoa Kỳ. Hậu quả dẫn đến việc phải sơ tán và tái định cư cho hơn 336.000 người vì bị ô nhiễm nghiêm trọng. Thảm hoạ này phát ra lượng phóng xạ lớn gấp 400 lần so với quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima.

2

Vụ nổ xảy ra vào lúc 01:23:45 ngày 26/4/1986 tại lò phản ứng sô 4 nhà máy hạt nhân Chernobyl.

Thị trấn Prypiat nằm trong khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp đã không được sơ tán ngay lập tức. Vài ngày sau tai nạn, người dân mới được yêu cầu rời khỏi nhà và để lại tất cả tài sản để di tản đến một nơi an toàn hơn. Trong lệnh thông báo lúc bấy giờ, chính quyền đã chỉ thị họ chỉ rời đi trong 3 ngày, vì vậy người dân hầu như không mang theo hành lý. Nhưng sau đó, họ đã không bao giờ được phép quay trở lại.

Sau thảm hoạ vẫn có rất nhiều công nhân làm việc để khắc phục hậu quả và điều hành những lò phản ứng còn lại để cung cấp nguồn năng lượng thiếu hụt trong nước. Nhà máy Chernobyl vẫn hoạt động đến tháng 11/2000 thì mới chính thức đóng cửa.

1

Quan tài bê tông "chôn cất" lò phản ứng số 4 trong vòng 100 năm để giảm thiểu hậu quả của nó.

Lò phản ứng số 4, nơi xảy ra vụ nổ bị chôn cất bởi một quan tài bê tông cao 200 mét, niêm phong hoàn toàn vùng thảm họa trong 100 năm tới.

Nhiếp ảnh gia Ana Dumitru đã mạo hiểm ghé thăm những tàn tích còn sót lại sau vụ tai nạn kinh hoàng trên vào tháng 3/2018, 32 năm sau thảm kịch.

3

Sau thảm hoạ, nhà máy Chernobyl vẫn hoạt động để cung cấp năng lượng trong nước. Đến năm 2000 thì mới chính thức đóng cửa tất cả các lò phản ứng còn lại.

Có một số quy tắc rất nghiêm ngặt mà bạn phải tuân thủ khi muốn đến thăm ngôi làng bị bỏ hoang Prypiat. Ví dụ bạn không được phép chạm vào bất cứ thứ gì, không được phép uống nước hoặc ăn thức ăn từ khu vực này. Thậm chí bạn cũng không thể ăn khi đang ở trong khu vực thị trấn. Luôn mang giày, mặc quần dài, áo dài tay và nhớ rằng phải đeo mặt nạ. Quan trọng nhất, bạn không được phép vào các toà nhà, vì nơi này đang trong giai đoạn suy thoái nghiêm trọng và nó có thể sụp đổ bất cứ lúc nào.

4

Bên trong phòng ngủ của một nhà trẻ vẫn được giữ nguyên từ năm 1986.

5

Trong một nhà trẻ khác, mặt nạ chống độc dành cho trẻ em vương vãi khắp nơi.

6

Mặt nạ chống độc được tìm thấy trong một ngôi trường đã bỏ hoang.

7

Đây là Đài tưởng niệm dành riêng cho Đội xử lý thảm hoạ. Có hơn 800.000 người đã làm việc để dọn dẹp các khu vực bị ô nhiễm phóng xạ.

8

Những chiếc giường gỉ sét bên trên vẫn còn những con gấu bông của trẻ em.

9

Những chiếc nôi của trẻ sơ sinh vẫn nằm nguyên vị trí sau hơn 30 năm đã trôi qua.

10

Phòng trẻ sơ sinh tại một bệnh viện trong thị trấn.

11

Mặt nạ chống độc bị bỏ lại sau thảm hoạ kinh hoàng năm 1986.

12

Tháp giải nhiệt chưa được hoàn thành.

13

Người dân trong ngôi làng bị sơ tán và buộc phải bỏ lại toàn bộ của cải, tài sản của mình.

14

Một căn phòng hoang tàn trong bệnh viện.

15

Đây là nơi thời gian ngừng lại vào đêm định mệnh cách đây 32 năm.

16

Mọi thứ đều cũ nát và bỏ hoang trong nhiều thập niên.

Sau 32 năm thì nơi này bắt đầu xuất hiện sự sống của thảm thực vật, cây cối bắt đầu đâm chồi trên các bức tường bê tông. Đến đây, bạn sẽ cảm nhận được thời gian như dừng lại vào thời khắc 32 năm trước. Chứng kiến những thảm hoạ thế này, bạn sẽ hiểu sinh mạng con người rất mong manh trước những thảm kịch của thiên nhiên hay nhân tạo.

Theo: Bored Panda
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.