• Về đầu trang
Chim Mỏ Rộng
Chim Mỏ Rộng

Ẩm thực cổ đại: 11 món ăn có tuổi đời hàng ngàn năm mà bạn phải gọi bằng 'cụ'

Lịch sử

Từ trước đến nay, những thông tin về thức ăn, nước uống của người xưa vẫn luôn là chủ đề rất khó để tìm hiểu ngọn ngành. Tuy nhiên, ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng mở mang kiến thức ẩm thực với 11 món ăn lâu đời nhất mà các nhà khảo cổ từng tìm thấy.

1. Fruitcake 100 năm tuổi

Fruitcake là món bánh ngọt thường thấy trong các dịp lễ hội, kỳ nghỉ, tuy nhiên cũng không nhiều người yêu thích chiếc bánh này cho lắm. Chuyện đáng nói ở đây chính là các nhà thám hiểm đã vô tình tìm thấy một chiếc bánh Fruitcake niên đại hơn 100 năm nhưng gần như vẫn còn ăn được ở Nam Cực.

Có thể chiếc bánh đã bị Robert Falcon Scott bỏ lại trong chuyến thám hiểm đến Nam Cực vào khoảng năm 1910 đến năm 1913. Vào khoảng thời gian đó, Fruitcake là loại bánh rất phổ biến ở nước Anh, khí hậu lạnh lẽo thường xuyên khiến mọi người yêu thích hàm lượng đường và chất béo cao của loại bánh này.

1

Đáng buồn thay, Scott đã không có cơ hội thưởng thức bánh ngọt. Ông chết đói trong khi cố gắng trở thành người đầu tiên đặt chân đến Nam Cực vào năm 1912. Còn chiếc bánh đã ở trong điều kiện bảo quản rất tuyệt vời. Nó được cất cẩn thận trong một hộp thiếc đã bị ăn mòn, được tìm thấy trong cuộc khai quật túp lều mà Scott từng trú ẩn.

2. Pho mát trong lăng mộ Ai Cập

Một miếng pho mát đã được tìm thấy tại lăng mộ của Ptahmes trong cuộc khai quật vào năm 2013 - 2014. Tuy nhiên, không nên mạo hiểm mà nếm thử miếng pho mát này đâu vì bạn có thể mắc bệnh brucella - một căn bệnh truyền nhiễm do ăn các sản phẩm sữa không tiệt trùng.

2

Miếng pho mát có niên đại khoảng 3.200 năm và mang theo lượng lớn vi khuẩn độc hại. Phát hiện này đã giúp các nhà khảo cổ tìm hiểu về pho mát ở thời Ai Cập cổ đại.

Thành phần của miếng pho mát bao gồm sữa cừu và dê, nhưng hương vị thì vẫn chưa được đề cập chính xác. Giáo sư Paul Kindstedt, một chuyên gia về lịch sử pho mát, đã từng chia sẻ với tờ New York Times rằng miếng pho mát nghìn tuổi này có thể sẽ có vị “rất chua.”

3. Rượu lâu đời nhất

Nghệ thuật làm rượu vang trước đây được cho là phát minh của Iran khoảng 5.000 năm TCN. Nhưng những mảnh gốm thời tiền sử được tìm thấy gần thủ đô Tbilisi của Gruzia năm ngoái đã bác bỏ lý thuyết trên.

3

Một phân tích hoá học đã cho thấy rằng các mảnh đất sét có chứa dấu vết của axit citric, phấn hoa và thậm chí là dấu hiệu của ruồi giấm thời tiền sử. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng có thể những mảnh gốm là thùng đựng rượu từ thời tiền sử.

4. Bơ cổ đại

Vào năm 2009, một công nhân than bùn ở Ireland đã tìm thấy khoảng 35kg bơ từ một thũng gỗ sồi đã bị lãng quên trong suốt 3.000 năm.

4

Bơ trong thùng đã biến thành màu trắng nhưng về cơ bản nó vẫn còn nguyên vẹn. Có thể người xưa đã nhấn chìm chiếc thùng trong nước để bảo vệ nó hoặc phòng tránh trộm.

Ngay sau khi tìm thấy, nó đã được đưa đến Bảo tàng Quốc gia để giữ gìn và bảo quản an toàn.

5. Tô mì 4.000 năm

Mới đây người ta tìm thấy một tô mì 4.000 năm tuổi được làm từ hạt kê tại điểm khảo cổ Lajia dọc theo sông Hoàng Hà.

5

Các nhà khảo cổ cho rằng một trận động đất và lũ lụt đột ngột đã khiến ai đó bỏ dở bữa ăn của mình. Bát mì kê bị lật ngược lại trên mặt đất và ở đó trong 4 thiên niên kỷ. Bát mì được bảo quản dưới 3 mét của lớp trầm tích. Phát hiện này cũng cho thấy rằng mì có nguồn gốc từ Châu Á chứ không phải Châu Âu.

Giáo sư Houyuan Lu chia sẻ với trang BBC News: "Dữ liệu của chúng tôi chứng minh rằng mì có lẽ ban đầu được làm từ các loại cỏ có nguồn gốc từ Trung Quốc".

6. Bánh mì 14.400 năm tuổi

Vào tháng 7/2018, các nhà khảo cổ đã khai quật được mảnh bánh mì lâu đời nhất trong một lò sưởi bằng đá ở sa mạc Đen của Jordan.

Mảnh bánh mì này có hình tròn, trông giống bánh Pita và có tuổi đời 14.400 năm. Thành phần của nó bao gồm ngũ cốc hoang dã như lúa mạch và yến mạch. Bánh mì có kết cấu rất thô, cứng và có thể có vị mặn.

6

7. Nước sốt salad trong chiếc tàu đắm

Con tàu đắm có niên đại từ năm 350 TCN đã được tìm thấy vào năm 2004 ngoài khơi đảo Chios của Hy Lạp.

Xác tàu đã được phục hồi vào năm 2006 và đưa vào nghiên cứu. Trong quá trình phân tích, các nhà khảo cổ đã tìm thấy amphoras (một loại lọ được sử dụng bởi người Hy Lạp và La Mã cổ đại) có chứa dầu ô liu trộn với lá oregano. Đây là một loại sốt chấm salad rất phổ biến hiện nay.

7

Phát hiện này chứng minh được rằng phụ nữ cổ đại đã biết thêm lá oregano, húng tây vào dầu ăn để gia tăng hương vị và biến món ăn trở nên ngon miệng hơn.

8. Bỏng ngô đã có từ cách đây 6.700 năm

Bỏng ngô là thức ăn vặt quen thuộc khi bạn đến các rạp chiếu phim. Điều thú vị là từ thời cổ đại người ta cũng đã biết chế biến món ăn này.

Các nhà khảo cổ học Peru đã tìm thấy ít xơ lõi ngô cổ xưa ở hai di chỉ khảo cổ học. Họ đã phân tích xơ lõi ngô này và nhận thấy có lẽ chúng đã tồn tại từ 6.700 năm trước. Bằng chứng thu được cho thấy người cổ đại ở đây đã chế biến rất nhiều món ăn với ngô và trong đó có món bỏng ngô như hiện nay.

8

9. Mẩu socola lâu đời nhất thế giới

Mẩu socola 116 tuổi ở Scotland hiện tại đang là mẩu socola lâu đời nhất còn tồn tại trên thế giới. Được biết mẩu socola này nằm trong bộ sưu tập đặc biệt dành để kỷ niệm cho lễ đăng quang của Vua Edward VII vào ngày 26/6/1902.

10

Vào năm này, một cô gái trẻ đã nhận được hộp socola nhưng đã không ăn và giữ gìn nó rất nhiều năm. Đến khi lớn tuổi, cô lại truyền lại cho con gái, gia đình họ đã giữ gìn mảnh socola rất cẩn thận cho đến ngày nay.

10. Súp xương cổ nhất thế giới

Năm 2010, một chiếc lư bằng đất nung dùng để nấu ăn đã được khai quật trong ngôi mộ gần kinh đô Tây An cũ của Trung Quốc.

Chính phủ cho khai quật địa điểm này như một phần của dự án mở rộng sân bay địa phương. Tuy nhiên, các công nhân đã vô tình tìm thấy món súp 2.400 năm tuổi dưới lòng đất. Các nhà nghiên cứu khảo cổ cho biết ngôi mộ này có thể thuộc về một binh lính hoặc phú nông thời xưa của Trung Quốc.

12

11. Thịt bò khô 2.000 năm tuổi

Nếu vẫn nghĩ thịt bò khô là món ăn hiện đại được sáng chế gần đây thì chia buồn cùng bạn, thịt bò khô đã có mặt trên khắp thế giới từ Ai Cập cổ đại đến Rome và cả đế chế Incan.

11

Chình vì vậy, cũng không ngạc nhiên khi món khô bò đã là món ăn vặt của Trung Quốc từ rất lâu trước đây. Cũng giống như phát hiện nồi súp xương 2.400 tuổi ở trên, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã tìm thấy thịt bò 2.000 năm tuổi được khai quật từ một ngôi mộ ở làng Wanli vào năm 2009.

Trong hàng nghìn năm, miếng thịt bò đã biến thành màu xanh lá cây đậm do quá trình cacbon hoá, nhưng nó không hề có dấu hiệu co lại, điều này chứng minh rằng miếng thịt đã được sấy khô trước khi được đặt vào ngôi mộ.

Theo: Mental Floss
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.