• Về đầu trang
H.Khanh
H.Khanh

Khám phá kiến trúc 'ảo diệu' của Tử Cấm Thành (Kỳ 1): Những lát gạch vàng

Lịch sử

Việc xây dựng Tử Cấm Thành đã tốn hết 14 năm công sức (1406 – 1420), 10 năm trong số đó được dùng để lên kế hoạch xây cung thành cho vị hoàng đế mới của Trung Hoa cổ đại, Minh Thành Tổ. Những bản kế hoạch này tỉ mỉ đến từng chi tiết dù là nhỏ nhất và phải đảm bảo được tất cả các yếu tố từ thẩm mỹ đến an ninh.

Xây dựng cả một tòa thành vào thế kỉ 15 không phải là một điều đơn giản, những nhà thiết kế đã phải đau đầu tìm hiểu về vật liệu, cách vận chuyển chúng và sắp xếp sao cho thích hợp.

morser nat geo forbbiden city 100 copy 1

Khu phức hợp Tử Cấm Thành thời đó được xem là tinh hoa của Bắc Kinh. Tòa cung điện hình chữ nhật được bao quanh bởi hai đường vành đai hình vuông, với nhiệm vụ chính là bảo vệ thành phố cổ. Khi Bắc Kinh mở rộng qua nhiều năm, các đường vành đai cũng mở rộng ra khỏi Tử Cấm Thành. Thậm chí ngày nay, đường vành đai thứ bảy - nối Hà Bắc với Thiên Tân để tạo thành vùng đô thị quốc gia được gọi là Kinh Tân Kỳ (Jingjinji) - vẫn giữ nguyên hình dáng ban đầu, với cung điện ở trung tâm.

so do thanh

Hình học trong kiến trúc

Những vòng tròn thường tượng trưng cho sự hoàn hảo vì người Trung Quốc tin rằng không một ai có thể vẽ nên một vòng tròn hoàn toàn. Và ngược lại, những đường thẳng, hình vuông, hình chữ nhật thường tượng trưng cho trật tự, pháp luật và sự tuân thủ. Những tòa nhà hành chính luôn được thiết kế theo khuôn hình chữ nhật để thể hiện niềm tin này. Việc đặt thành của vua chúa ở giữa một khu vực lớn như Tử Cấm Thành cũng làm cho việc bảo vệ ngài dễ hơn, phần nào đảm bảo cho vương gia một cuộc sống ấm no, an toàn.

Tử Cấm Thành nằm dọc theo trục Bắc-Nam, với khoảng một độ nghiêng về phía Bắc. Đáng chú ý hơn là kỳ tích này được thực hiện 150 năm trước khi Gerardus Mercator, một nhà vẽ bản đồ người Đức, giới thiệu bản đồ đầu tiên để dự đoán chính xác các tỷ lệ của vĩ độ và kinh độ. Trục của Tử Cấm Thành vẫn là trục trung tâm của Bắc Kinh cho đến ngày nay.

sodoagain 1

Chủ nghĩa thần bí

Người Trung Hoa thời cổ đại nói riêng cũng như nhiều nước Đông Nam Á khác nói chung, đều tin vào chủ nghĩa thần bí như một điều gì đó rất thiêng liêng và thường áp dụng lên nhiều lĩnh vực trong đời sống. Phong thủy là một ví dụ điển hình cho việc này. Tử Cấm Thành cũng không ngoại lệ khi những quy tắc của phong thủy cũng được áp dụng nhằm giúp con người đạt được sự hài hòa với tòa kiến trúc quanh mình cũng như thiên nhiên xung quanh.

city moat 03

Một tòa thành đầy biến động

Với diện tích khoảng 720.000 mét vuông, được xây dựng bằng công sức của hơn 100.000 nghệ nhân và 1 triệu công nhân, Tử Cấm Thành đã trải qua rất nhiều biến động trong suốt thời gian tồn tại của nó.

firstsecondthirdforthfifthsixthseventheigthninth

Lựa chọn nguyên vật liệu

Nguyên liệu của tòa thành vĩ đại này được chuyển đến từ khắp nơi xuyên suốt Trung Quốc. Gỗ được nhập từ những khu rừng ở phía Tây Nam, đá được chuyển đến từ Bắc Kinh để tạo nên những khu vườn tuyệt đẹp cũng như dùng làm đáy cho những mặt hồ nhân tạo. Có nhiều câu chuyện về sự vĩ đại cũng như kì công của các nguyên vật liệu này, nhưng chắc chắn câu chuyện cuốn hút nhất phải là về những viên đá được điêu khắc dùng để trang trí lối vào chính của những ngôi đền bên trong thành.

Vào mùa đông, những người công nhân phải làm việc dưới thời tiết -3,7 độ C, nhưng cũng nhờ thời tiết lạnh giá này mà họ có thể sử dụng một phương pháp hết sức thú vị: Những phiến đá lớn sẽ được đổ nước lên, và thời tiết lạnh sẽ làm đóng băng mặt nước, khiến cho việc kéo chúng trên mặt đất trở nên dễ dàng.

stones desktop

Với phương pháp này, 40 – 50 người đàn ông đã có thể chuyển những phiến đá lớn đến cung thành từ một mỏ đá cách đó 70km. Trong mùa hè, việc di chuyển những phiến đá có thể tốn hơn 40 ngày và ít nhất 1500 công nhân.

Những lát gạch vàng

brick

forbidden city gold brick

Một loại vật liệu đặc biệt khác được chuẩn bị tại Tô Châu, nơi những thung lũng bên cạnh sông Trường Giang, là những lát gạch vàng. Ước tính rằng đã có hơn 100 triệu lát gạch vàng được dùng trong Tử Cấm Thành, để làm nền cho các tòa nhà thường xuyên được vua chúa cũng như quan lại lui tới.

Những lát gạch này được làm với chi phí cao ngất ngưởng. Vào thời nhà Minh, một lát gạch vàng có giá trị tương đương với 750kg gạo, hoặc 3 tháng lương của một quan tòa cấp cao.

pt1 pt2 pt3 pt4 pt5 pt6 pt7 pt8 pt9 pt10

Việc nung chậm và nghỉ trong một khoảng thời gian dài như vậy giúp cho gạch có độ cứng cao. Một điều thú vị nữa là mặc dù có tên là “Lát gạch vàng” nhưng những lát gạch này không hề chứa một tí vàng nào cả. Cái tên “vàng” dùng để nói đến quá trình vất vả để sản xuất ra những viên gạch cao cấp này.

Đây là chương đầu tiên trong hành trình khám phá những điều thú vị ẩn sau sự vĩ đại của Tử Cấm Thành, hãy cùng đón chờ kỳ 2 ở Lost Bird để tiếp tục khám phá nhé!

26166291 907079499449913 3754574355428919323 n

Theo: SCMP Multimedia
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.