• Về đầu trang
Minh Ngọc
Minh Ngọc

Khi cả lịch sử thu bé lại chỉ bằng những tấm hình

Độc lạ

Đây là Dorothy Counts. Cô là một trong bốn học sinh da đen đầu tiên đăng ký học tại trường Harry Harding High School ở North Carolina vào năm 1957. Ngay ngày đầu tiên đến trường, cô đã bị bắt nạt và quấy rối. Sau bốn ngày liên tục bị đe dọa, cha mẹ đã bắt cô nghỉ học.

Một khi pháo được ra đời, sẽ chỉ là vấn đề thời gian trước khi họ trói tù nhân vào họng pháo, châm lửa và khiến họ tan tác thành trăm mảnh. Cách xử tử vô nhân đạo này bắt đầu vào thế kỷ 16, từ triều đại Mughal và kéo dài đến tận thế kỷ 20. Trong ảnh là một tù nhân bị hành quyết ở Iran.

Bên cạnh ý nghĩa như một món quà mừng sinh nhật, bức tượng Stalin ở Budapest còn là một biểu tượng cho quyền lực của Stalin và Đảng Lao Động Hungary. Tuy nhiên, trong cuộc Cách mạng Hungary năm 1956, hàng nghìn thanh thiếu niên đã xuống đường, chống lại chủ nghĩa Stalin và kéo đổ bức tượng này, chỉ để lại phần chân.

Trong chuyến đi tới Mông Cổ năm 1913  Albert Kahn đã bắt gặp một hình ảnh mà có lẽ cả đời ông sẽ không bao giờ quên. Đó chính là một người phụ nữ bị nhốt trong chiếc hòm và bị bỏ đói cho đến chết. Cô đang vươn tay ra để tìm kiếm sự giúp đỡ với mong muốn kéo dài sự sống, tuy nhiên ông không thể làm gì được vì như vậy là đi ngược lại với pháp luật Mông Cổ.

Gordon Robley là một sĩ quan quân đội Anh phục vụ trong cuộc chiến New Zealand. Trong thời gian đó, ông bắt đầu có hứng thú với các hình xăm và từng viết một cuốn sách mang tên Maori Tattooing. Đặc biệt, ông có một bộ sưu tập gồm 35 đầu người Maori với hình xăm. Bức ảnh này được chụp vào năm 1895.

Phát xít Đức đã bỏ đói người dân ở các vùng Xô Viết bị chiếm đóng bằng cách cướp thức ăn của họ. Kế hoạch của chúng là xóa sổ toàn bộ người dân ở đó và đưa quân Đức vào. Nhưng có vẻ anh lính trong bức ảnh này không hề quan tâm nhiệm vụ của mình và chỉ đang cố giúp đỡ những người dân bất hạnh.

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế Đức bị tàn phá nặng nề do phải trả chiến phí. Chính điều này đã khiến lạm phát tăng đột biến, đến mức 3,250,000% một tháng và giá cả hàng hóa tăng gấp đôi chỉ sau hai ngày. Tiền trở nên vô giá trị và trẻ em dùng chúng như những cục lego xếp hình.

Trong chiến tranh, không phải lúc nào ta cũng có thể mang theo những đồ cần thiết như là diêm hay bật lửa. Tuy nhiên, đối với hai người lính này thì việc châm lửa cho thuốc lá chỉ là chuyện nhỏ với khẩu súng phun lửa.

Ông tổ của nghề chân, tay giả - James Gillingham trước đây vốn là một thợ làm giày. Ông bắt đầu làm chân, tay giả sau khi nhìn thấy một người cùng thành phố bị mất tay do nổ pháo vào năm 1866. Từ đó, ông thiết kế và sản xuất các bộ phận giả, trở thành một trong những người tiên phong trong lĩnh vực này. Vào năm 1910, ông đã bán hàng nghìn bộ phận cho hơn 15000 bệnh nhân khác nhau. Trong ảnh là một cô bé với sản phẩm của ông vào năm 1898.

Để đạt được thành công và chiến thắng thì sự hy sinh là một điều tất yếu. Tuy nhiên, cái chết của phi hành gia Vladimir Mikhailovich Komarov dưới đây quả là khủng khiếp. Ông đã hi sinh sau khi tàu Soyuz 1 lao mạnh xuống đất do sự cố về dù vào năm 1967. Cú va chạm quá mạnh, những gì còn sót lại của ông chỉ là một mẩu xương nhỏ.

Bức ảnh của một tù nhân chiến tranh Đức trở về quê nhà tại Frankurt và phát hiện nhà mình đã bị phá hủy, gia đình cũng không còn ở đó nữa. Nó trở thành một trong những bức ảnh tiêu biểu nhất nói về nỗi đau thời hậu chiến.

Ai cũng biết đến Albert Einstein là một nhà vật lý thiên tài với nhiều công trình cực kỳ vĩ đại. Nhưng không nhiều người biết ông cũng có những lúc vô cùng bình dân với đôi dép xù cực kỳ dễ thương.

Tại một trận đấu giữa Denver Broncos và New England Patriots năm 1979, Robin Williams xuất hiện trong hình ảnh một cheerleader, diễn lại vai Mork của ông trong sitcom Mork và Mindy ở Colorado. Công bằng mà nói thì trông ông cũng khá hợp với bộ váy kim tuyến này.

Khi trẻ thì ai cũng “trẩu”, đó là một sự thật không thể chối cãi. Và tỉ phú Bill Gates không phải ngoại lệ. Người đàn ông giàu nhất thế giới này đã từng bị bắt do không tuân theo biển chỉ dẫn và không có bằng lái vào năm 1977. Ông cũng từng bị bắt vào năm 1975 do lái quá tốc độ.

Tạt axit là một trong những cách trả thù hèn hạ nhất. Nó không chỉ để lại di chứng nặng nề về sức khỏe mà còn cả về tâm lý. Trong bức ảnh này là Somayeh Mehri và đứa con ba tuổi. Cô cùng con đã bị chính chồng mình tạt axit vì dám ly hôn vào năm 2015. Tuy nhiên, thảm kịch này cũng không thể che mờ đi tình yêu của Someyah dành cho đứa con tội nghiệp.

Theo: Quora
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.