• Về đầu trang
Chim Điên
Chim Điên

Mỗi bức ảnh chân dung là một câu chuyện kể về nền văn hóa độc đáo của thổ dân da đỏ

Độc lạ

Năm 1900, nhiếp ảnh gia Edward Curtis thực hiện một cuộc hành trình truyền cảm hứng cho cuộc đời của mình: Ông quyết định đi cùng với nhà dân tộc học George Bird Grinnell một chuyến đến Montana để chụp hình Vũ Điệu Mặt Trời (Sun Dance), một nghi lễ của người da đỏ tại Blackfoot. Từ đó, ông đi đến Arizona để chụp các bộ lạc Hopi.

Những chuyến đi này đánh dấu sự khởi đầu của dự án đầy tham vọng của Curtis: Ghi lại hầu như toàn bộ những gì về các dân tộc người da đỏ ở châu Mỹ và quá trình văn hóa của họ bị biến mất nhanh chóng.

Tuy Curtis đã lãng mạn hóa văn hóa của người dân da đỏ (ông thường chụp lại hình ảnh người dân trong bộ lễ phục, những gì mà người da đỏ không thường xuyên mặc và sử dụng tóc giả để che đi những kiểu tóc hiện đại) nhưng những bức ảnh của ông vẫn là một tài liệu lịch sử duy nhất và quý giá cung cấp cái nhìn sâu sắc về cuộc sống của những người dường như bị tuyệt chủng bởi thuộc địa hóa.

Người phụ nữ Klamath, năm 1923

Các bộ lạc Klamath, bao gồm cả Modocs và Yahooskin đều sống bình yên và không bị người da trắng tiếp cận cho đến năm 1826, một người làm lông thú đi lang thang vô tình lạc vào lãnh địa của người da trắng. Chỉ 28 năm sau, vào năm 1864, các bộ lạc phải "đồng ý" nhượng lại 23 triệu đất cày cấy của họ đổi lại để lấy một khu vực riêng tư. Năm 1954, Quốc hội chấm dứt sự công nhận của liên bang dành cho các bộ tộc Klamath, điều đó đồng nghĩa với việc họ đã bị tước mất quyền sở hữu tài sản và cả nhân quyền. Mãi cho đến năm 1986, quyền lợi của các bộ tộc mới được khôi phục.

Tộc trưởng Crow Bull, năm 1908

Người da đỏ ở các bộ tộc thường đội những chiếc mũ sừng. Họ làm mũ bằng da của một con trâu rồi sau đó gắn sừng động vật lên.

Một cô gái trẻ tộc Jicarilla, 1904.

Những người Jicarilla là thành viên của dân tộc Apache, ban đầu họ cư trú ở Colorado và New Mexico. Jicarilla đã phản kháng mạnh mẽ đối với người châu Âu vì sự lấn chiếm đất đai của họ. Người Jicarilla đã chiến đấu với quân đội Hoa Kỳ để có thể tái định cư trở lại. Cuối cùng, Tổng thống Grover Cleveland đã ký một lệnh hành pháp thiết lập Khu bảo tồn người da đỏ Jicarilla ở New Mexico năm 1887.

Những năm 1860, trong khi chính phủ liên bang có chủ ý bắt buộc người bản địa Mỹ phải sống trong một khu dành riêng cho mình thì họ cũng bắt đầu xây dựng trường học gần những nơi này. Chính phủ Mỹ đã sử dụng trường học để dạy dỗ, giáo dục và "văn minh hóa" trẻ em da đỏ. Đến năm 1878, một trung uý Hoa Kỳ tên là Richard Henry Pratt đã thành lập các trường nội trú dành cho việc giáo dục lại các bộ lạc người Mỹ bản địa. Quy tắc của trường cấm học sinh nói tiếng mẹ đẻ, phải cắt tóc gọn gàng, mặc đồ của phương Tây và theo đạo Kitô giáo. Từ năm 1880 đến năm 1902, 25 ngôi trường nội trú được xây dựng với hơn 100,000 học sinh. Mặc dù bị đồng hóa nhưng nhiều bộ lạc vẫn giữ lại được những yếu tố truyền thống và bí mật truyền lại cho đời sau.

Một người phụ nữ tộc Cheyenne, 1910.

Hiệp ước Fort Laramie năm 1851 đã lập nên khu bảo tồn tộc người Cheyenne đầu tiên ở Colorado từ rất lâu trước khi Edward Curtis bắt đầu dự án của mình. Tuy nhiên, trong thời kỳ Gold Rush, chính phủ đã thu hồi bản hiệp ước đó và năm 1877 họ buộc Cheyenne phải đặt khu dành riêng tại Oklahoma. Một số người tộc Cheyenne chống lại và trốn đến Montana. Năm 1884, chính phủ liên bang cũng đã lập một khu dành riêng cho họ ở đó.

Những người đàn ông Cheyenne chuẩn bị cho Vũ Hội Mặt Trời, 1910

Những người đàn ông Cheyenne vẽ sơn lên người để chuẩn bị cho Vũ Hội Mặt Trời, một nghi lễ tôn giáo của các tộc người da đỏ ở thế kỷ 19 như Cheyenne, Sioux và Cree. Các bộ lạc biểu diễn nghi thức vào ngày Điểm Chí (Summer Solstice), các hoạt động bao gồm nhảy múa, ca hát, và đôi khi là hành động tự làm đau bản thân điển hình như một chàng trai trẻ tham gia buổi lễ, anh có thể nhảy múa quanh cây sào bọc da rồi dùng nó đâm vào ngực mình. Cũng vì lý do này mà Mỹ và Canada có cớ để loại bỏ phong tục, văn hóa của người dân da đỏ. Mãi cho đến khi Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ năm 1978, các bộ lạc người dân da đỏ mới có thể công khai Vũ Hội Mặt Trời.

Người phụ nữ Skokomish tên Hleastunuh, 1913

Người Skokomish sống ở khu vực Hood Canal của Bang Washington. Các bộ lạc da đỏ vùng Tây Bắc Thái Bình Dương đã tiến hành Potlatch - một bữa tiệc truyền thống được tổ chức vào những dịp đặc biệt. Trong nỗ lực đàn áp nền văn hoá và truyền thống người da đỏ, Canada đã cấm bữa tiệc Potlatch vào năm 1884 như một phần của Đạo luật Ấn Độ. Chính phủ đã không bãi bỏ lệnh cấm cho đến năm 1951.

Một người đàn ông Zuni tên Si Wa Wata Wa, 1903

Người Zuni (hay còn gọi là Anasazi) là những người da đỏ Pueblo cư trú ở New Mexico.

Một người đàn ông Acoma, 1904.

Bộ lạc Acoma đã sống trên Acoma Pueblo ở New Mexico trong hơn 800 năm.

Ba người đàn ông bộ lạc Crow tham gia một nghi thức được ông Curtis cho là "Lời tuyên thệ", 1908.

Theo: ATI
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.