• Về đầu trang
Chim Vịt
Chim Vịt

Nghe người xưa miêu tả dung nhan và kể chuyện đời của 10 tuyệt sắc giai nhân Trung Hoa

Khám phá

Người Trung Quốc xưa thường dùng câu nói: "Trầm ngư lạc nhạn, bế nguyệt tu hoa" (Cá lặn chim sa, nguyệt thẹn hoa nhường) để chỉ những người phụ nữ có dung nhan tuyệt đẹp hơn người.

Không ít mỹ nhân Trung Quốc xưa được người đời dành tặng cho câu nói này. Hãy cũng Lost Bird khám phá 10 “tuyệt sắc giai nhân” cổ đại được ca tụng hết lời về nhan sắc.

10. Ngu Cơ

10

Ngu Cơ sinh vào thời đại cuối nhà Tần ở huyện Thuật Dương, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc), không chỉ sở hữu sắc đẹp tuyệt mỹ mà nàng còn giỏi ca múa nên mọi người thường gọi với cái tên là Ngu mỹ nhân. Ngu Cơ là vợ của Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ - một vị tướng quân nổi tiếng thời Hán Sở.

Ngu mỹ nhân được mọi người biết đến nhờ tình yêu thủy chung, son sắt một lòng với chồng mình là Hạng Vũ. Nàng đã chấp nhận hy sinh mạng sống để có thể vực dậy tinh thần cho trượng phu. Cái chết của nàng tại Cai Hạ trở thành một câu chuyện nổi tiếng được truyền tụng nhiều đời trong lịch sử Trung Quốc.

10 1

Cái chết của nàng gắn liền với điển tích nổi tiếng, mà người đời sau gọi là Bá Vương Biệt Cơ

Tướng mạo: Khuôn mặt nhỏ nhắn, trán cao, mày đẹp, nụ cười rạng rỡ thu hút mọi ánh nhìn.

9. Trương Lệ Hoa

9

Trương Lệ Hoa sinh vào năm 559 đến năm 589 tại Nam Triều thuộc thời nhà Trần. Nàng còn có tên gọi khác là Trần Triều Trương Quý Phi, cũng được mệnh danh là tuyệt thế mỹ nhân của Trung Hoa xưa.

Trương Lệ Hoa vốn xuất thân là con nhà binh, giỏi cầm kỳ thi họa, nàng nhập cung năm 10 tuổi về sau làm Quý phi của Nam Triều Trần Hậu Chủ Thúc Bảo. Năm 589, nhà Trần bị diệt vong nên Trương Lệ Hoa cũng bị xử tội chết.

Tướng mạo: Nàng có mái tóc đen, dài, khuôn mặt thanh tú và đặc biệt là hàng lông mày đẹp đến nỗi được mọi người ví như tranh vẽ.

8. Chân Cơ (Chân Lạc)

8 1

Chân Cơ (Chân Lạc) hay còn được biết đến là Văn Chiêu Chân hoàng hậu sống từ năm 183 đến năm 221, là mẹ của Ngụy Minh Đế Tào Duệ người kế vị của triều đại Tào Ngụy.

Chân Cơ nổi tiếng với nhiều truyền thuyết. Nàng được lưu truyền trong dân gian với sắc đẹp lộng lẫy, làm động lòng nhiều nhân vật có tiếng tăm, tiêu biểu như Tào Tháo.

Khi còn sống, nàng chưa được phong làm Hoàng hậu mà chỉ được gọi là Chân phu nhân. Thụy hiệu Hoàng hậu là do Tào Duệ truy tôn khi lên làm Hoàng đế.

8

Tướng mạo: Đôi mắt to sáng, hai lúm đồng tiền, môi hồng răng trắng, vai nhỏ eo thon.

7. Bao Tự

7

Bao Tự là vương hậu thứ hai của Chu U Vương - vị thiên tử cuối cùng của giai đoạn Tây Chu trong lịch sử Trung Quốc. Bao Tự thường được liệt kê vào danh sách các mỹ nhân nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Ngoài sở hữu một vẻ đẹp tuyệt mỹ, thu hút thì nàng cũng được người đời gắn với danh hiệu “hồng nhan họa thủy” (tức mỹ nhân gây đại họa liên lụy đến các quân vương, thường là nguyên nhân làm sụp đổ triều đại).

Nàng là người được Chu U Vương mê đắm, bởi chưa bao giờ thấy Bao Tự cười nên Chu U Vương đã ra lệnh ai làm cho nàng cười sẽ được thưởng nghìn lạng vàng. Có lẽ cũng chúng vì điều này nên Bảo Tự được người đời đặt cho danh hiệu như trên.

7 1

Một nụ cười của nàng có thể đổi lấy cả một giang sơn

Tướng mạo: da dẻ trắng mịn, tóc đen dài, răng đều tăm tắp.

6. Tô Đát Kỷ

6

Tô Đát Kỷ là một mỹ nhân nổi tiếng trong huyền sử Trung Quốc. Nàng được biết đến là Vương hậu của Đế Tân (tức Trụ Vương) - vị quân chủ cuối cùng của nhà Thương.

Tô Đát Kỷ cũng được gọi với cái tên “hồng nhan họa thủy” khi trong nhiều câu chuyện nàng luôn được mô tả là có nhan sắc yêu kiều làm mê đắm lòng người, khiến cho Trụ Vương mê muội không dứt dẫn đến sự sụp đổ của nhà Thương.

Tướng mạo: Tóc đen dài, má anh đào, lông mày như ngọn núi mùa xuân, mắt long lanh uyển chuyển.

5. Triệu Phi Yến

5

Hiếu Thành Triệu hoàng hậu hay được biết đến với tên gọi là Triệu Phi Yến, là hoàng hậu thứ hai của Hán Thành Đế Lưu Ngao - hoàng đế thứ 12 của nhà Hán.

Triệu Phi Yến được xem là là đệ nhất mỹ nhân thời Hán bên cạnh người đẹp Vương Chiêu Quân - một trong Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa. Phi Yến nổi tiếng với dung mạo tuyệt thế, thân thể nhẹ nhàng, vũ đạo uyển chuyển. Ngoài ra ở Trung Quốc, nàng còn được biết đến như là "một trong ba vũ công nữ xuất sắc nhất của Trung Quốc cổ đại".

Tướng mạo: Nàng mang một vẻ đẹp tự nhiên, cuốn hút, cơ thể nhẹ nhàng, uyển chuyển, mắt ngọc mày ngài, hàm răng sáng,...

4. Dương Quý Phi

4

Dương Quý Phi có tên thật là Dương Ngọc Hoàn - một thiếu nữ sống vào thời nhà Đường. Nàng là người Thục Quận (nay là Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên), là con út trong số bốn người con gái của một vị quan tư hộ đất Thục Chân. Sau này Dương Ngọc Hoàn trở thành sủng phi của Đường Minh Hoàng Lý Long Cơ.

Trong văn hóa Trung Hoa, Dương Quý Phi được xếp vào một trong Tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Quốc, có sắc đẹp được ví là Tu Hoa - khiến hoa thu mình lại vì hổ thẹn.

Tướng mạo: mang một vẻ đẹp đẫy đà, da dẻ mịn màng diễm lệ, ngũ quan thanh tú,..

3. Điêu Thuyền

3

Điêu Thuyền với nhan sắc được ví như Bế Nguyệt - khiến trăng phải thẹn mà nấp sau mây, nàng được xem là một trong Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa trong văn hóa Trung Quốc cổ đại.

Điêu Thuyền là nhân vật được hình tượng hóa một cách hoàn thiện bởi La Quán Trung trong tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa. Theo truyện, nàng sống vào thời Tam Quốc, khoảng thế kỷ thứ III.

Với sắc đẹp và tài năng khéo léo của mình, theo tình tiết của tiểu thuyết, Điêu Thuyền đã làm cho bánh xe lịch sử phải đổi hướng khi khiến Đổng Trác bị giết bởi Lữ Bố vì giành giật nàng.

Dân gian tôn sùng nàng như một người có thật, người đời cho rằng nàng tên Nhậm Hồng Xương - con gái một nhạc kỹ kép hát, người ở Lâm Thao, Định Tây, Cam Túc. Một số nơi lại cho rằng nàng chính là vợ trước của Tần Nghi Lộc, tức Đỗ Tú Nương.

Tướng mạo: đẹp đến nỗi khiến trăng phải thẹn mà nấp sau mây.

2. Vương Chiêu Quân

2

Vương Chiêu Quân sống dưới thời nhà Tây Hán (51 TCN - 15 TCN), là con gái của một gia đình thường dân ở Tỉ Quy, Nam Quận (nay là huyện Hưng Sơn, tỉnh Hồ Bắc). Nhờ vào nhan sắc tuyệt đẹp của mình mà Vương Chiêu Quân cũng được xếp trong Tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Quốc.

Tướng mạo: nhan sắc tuyệt trần, cử chỉ phong nhã, lời ăn tiếng nói dịu dàng thanh cao, mắt ngọc mày ngài không có tỳ vết.

1. Tây Thi

1

Tây Thi hay còn gọi với cái tên là Tây Tử, là một đại mỹ nhân trứ danh thời kì Xuân Thu, đứng đầu trong Tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Quốc. Nàng sống ở thời Xuân Thu, là một người con gái nước Việt, làm nghề dệt vải ở núi Trữ La, Gia Lãm (nay là Chư Kỵ). Tương truyền Tây Thi đẹp đến nỗi, ngay cả khi nàng nhăn mặt cũng khiến người ta mê hồn.

Nổi tiếng xinh đẹp, nàng gặp gỡ và yêu mến Phạm Lãi, một trọng thần của Việt Vương Câu Tiễn. Khi nước Việt bị Ngô Vương Phù Sai đánh bại và bắt Việt Vương làm con tin, Phạm Lãi đã dùng kế mỹ nhân để giúp Việt Vương.

Tây Thi được chọn là một trong các mỹ nhân tiến cho Ngô Vương, và nàng đã khiến Ngô Vương say đắm, thả Việt Vương về. Sau khi quay về, Việt Vương đã gầy dựng binh lực, đánh bại Ngô Vương, trở thành một giai thoại nổi tiếng trong lịch sử thời Xuân Thu.

Tướng mạo: sở hữu nhan sắc hơn người, đứng đầu trong tứ đại mỹ nhân Trung Hoa, vẻ đẹp tự nhiên thuần khiết, khiến ai nhìn cũng phải động lòng.

Theo: weitushe
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.