• Về đầu trang
MMim
MMim

Người da đen đã là một phần lịch sử Trung Hoa từ rất lâu rồi (Kỳ 1)

Lịch sử

Người da đen từng chiếm một phần dân số trước thời kì hiện đại của Trung Quốc. Nhưng thực tế, chưa có ai được nghe nói về những con người này. Trong khi Trung Quốc có hơn 1,3 tỉ dân nhưng hầu như  tất cả đều không biết gì về người da đen. Một nền văn hoá cổ đại, luôn được coi là có “lịch sử lâu đời nhất”, nhưng chắc chắn cũng sẽ không thể đầy đủ mà vẫn có những sự việc bị bỏ lỡ. Và một trong những sự kiện bị bỏ qua đó là sự tồn tại của người Trung Hoa da đen từ thời xưa cho đến tận thế kỉ XX.

Tuy nhiên, may mắn thay khi những bức ảnh đen trắng được chụp ở Trung Quốc của các nhiếp ảnh gia nước ngoài vẫn được lưu giữ lại để chúng ta có thể “lấp đầy” khoảng trống mà các nhà sử học đã bỏ quên.

1. Những người phụ nữ Mãn Châu trong một bữa ăn

Nhà Thanh của Trung Quốc được thành lập bởi người Mãn Châu, có thời gian cai trị từ năm 1644 đến năm 1912, được miêu tả như một đế quốc rộng lớn và đa văn hoá. Nhưng có vẻ như đa văn hoá cũng là một cách nói khác về “đa chủng tộc”. Không gì có thể minh hoạ điều này tốt hơn so với những bức ảnh đen trắng được chụp bởi một khách du lịch đến từ châu Âu vào cuối những năm 1800. John Thomson - một nhiếp ảnh gia người Ailen, là một trong những người đầu tiên chụp được hình ảnh tiết lộ những điều bất ngờ về một Trung Quốc đương đại.

Một trong những bức ảnh đẹp nhất của Thomson chính là hình ảnh cả 6 người phụ cùng ngồi chung một bàn ăn, được đặt tên là “Những phụ nữ Mãn Châu trong một bữa ăn”. Đây là bức ảnh được chụp ở thành phố Bắc Kinh vào năm 1869. Giữa bức hình là hai người phụ nữ: ngồi ở bên phải có dáng cao hơn là điển hình cho phụ nữ Mãn Châu, còn ngồi bên trái là một phụ nữ da đen, có thể là mẹ hoặc bà.

Ngoài sự khác biệt có thể nhìn thấy trong bức ảnh này, thì một điều đáng nói khi Thomson viết về họ là ông không phân biệt chủng tộc và đẳng cấp, những thứ mà bức ảnh này thể hiện khi người khác nhìn thoáng qua. Mà theo quan điểm của Thomson, họ đơn giản chỉ là những người phụ nữ cùng nhau dùng bữa vào một ngày nào đó khi ông đi kiếm chủ đề thú vị cho những bức ảnh của mình

2. Cô gái Lào Cai

Nói về những chủ đề thú vị thì cô gái trẻ trong bức ảnh này là chủ đề thú vị nhất mà nhiếp ảnh gia người Pháp René Tétard từng chứng kiến. Đây là bức ảnh được chụp ở Lào Cai, một tỉnh nằm ở vùng biên giới phía Bắc Việt Nam, sát với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Cách đây vài thế kỉ, dưới thời nhà Đường, Bắc Kỳ của Việt Nam được coi là một tỉnh nằm ở cực Nam của đế quốc Trung Hoa, có tên là An Nam.

Nhiều bài viết của các nhà sử học Trung Quốc cho biết Bắc Kỳ và khu vực các tỉnh lân cận từng là nơi sinh sống của nhiều dân tộc không phải người Hán, kể cả những cô gái từ Lào Cai xuôi xuống. Nhưng với sự hùng mạnh của người Hán ở phía Nam, các nhóm người kiểu như trên đã bị đẩy xuống phía Nam hoặc dần dần hoà vào với nhóm dân số chiếm ưu thế. Từ kiểu tóc, trang sức đến quần áo của cô gái Lào Cai này cho thấy cô đã bị "đồng hoá" vào trong xã hội Trung Hoa bấy giờ

Nhà sử học Thant Myint-U đã viết trong “Nơi Trung Quốc gặp Ấn Độ” rằng, vào thế kỉ thứ IX, nhà dân tộc học người Trung Fan Cho đã biên soạn "Man Shu" hay “Cuốn sách của người Barbarian ở phía Nam”. Fan Cho đã miêu tả rằng có rất nhiều người dân sống quanh khu vực Vân Nam. Trong đó có một người đàn ông tên Wu-man hay còn gọi là “người Barbarian đen ở phía Nam” vì nước da đen của họ. Và trớ trêu thay, tác giả người Pháp của bức ảnh "Cô gái Lào Cai" đã chú giải phía dưới bức ảnh bằng từ tiếng Trung “Man” và từ tiếng Việt “Xa” (hoặc Kha) để biểu thị đây là người hầu hoặc nô lệ.

3. Một nhiếp ảnh gia người Pháp ở tỉnh Vân Nam

Đây là bức ảnh được chụp ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc vào đầu những năm 1900, khi đường sắt đã được xây dựng quanh khu vực miền núi và do người Pháp kiểm soát. Trong khi cả hai người trẻ tuổi đã chụp ảnh cùng nhiếp ảnh gia người Pháp Georges-Auguste Marbotte cho thấy những nét giống nhau trên cơ thể họ, thì cậu bé ngồi khép nép bên cạnh Marbotte có thể so được với cô gái xinh đẹp Lào Cai, người sống bên cạnh đường biên giới thời điểm đó.

Chân dung của nhiếp ảnh gia Georges-Auguste Marbotte khi ông chụp ảnh ngẫu nhiên cùng một vài người Trung Quốc. Thời gian từ 1903–1906

4. Một gia đình bên bàn ăn

Bức ảnh một gia đình trong bữa cơm của John Thomson được chụp vào năm 1869 tại khu vực bán đảo Cửu Long, Hồng Kông - một thành phố nổi tiếng nằm ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Hình ảnh cho thể hiện một người phụ nữ đang đứng cạnh 2 người đàn ông và 2 đứa con bên chiếc bàn ăn nhỏ. Trên bàn còn có những chiếc bát ăn cơm và một thùng gỗ nhỏ đựng cơm.

Làn da tối màu của người phụ nữ cùng nét mặt và chiều cao của cô đã phản ánh sự pha trộn các đặc tính sắc tộc khác nhau. Các đặc điểm này được di truyền cho những đứa trẻ, nhất là kiểu tóc của chúng rất giống ông bà, bố mẹ. Điều này cũng nói lên một phần phong tục của phụ nữ Trung Hoa, cùng cái đầu được cạo một phần để lại một đoạn tóc dài được buộc phía sau của đàn ông Trung Quốc thời bấy giờ

5. Hai bé gái ở Pei Nin Ting

Nhiếp ảnh gia người Mỹ Sidney D. Gamble đã ghi lại vị trí của hai bé gái đươc cho là ở trung tâm Pei Nin Tinh thông qua bức ảnh này. Hình ảnh được chụp trong khoảng thời gian từ giữa năm 1917 đến năm 1919. Một cuộc tìm kiếm bằng Google đã thất bại, nhưng một kết quả đáng bất ngờ sau một cuộc tìm kiếm khác về các tác phẩm được lưu trữ trên Google Books đã dẫn chúng ta đến với vùng núi Pei Niu Ting thuộc quận Bắc Đới Hà, một khu nghỉ dưỡng ven biển nằm ở Tần Hoàng Đảo, tỉnh Bắc Hà của Trung Quốc.

Một bức ảnh khác của Gamble cũng được chụp tại bãi biển Peitaiho, có tên cũ là Bắc Đới Hà đã xác nhận vị trí của hai bé gái. Tần Hoàng Đảo là nơi đáng được chú ý nhất, khi nó cách 200 dặm về phía Đông Bắc của thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc và nằm ở phía Bắc đất nước.

6. Bà mẹ và hai đứa con

Bức ảnh người mẹ và hai con được chụp bởi John Thomson, đã được trưng bày ở đường phố Bắc Kinh. Vì một vài lý do không được nêu chi tiết ở đây, nhưng sau hơn một thập kỉ nghiên cứu về người châu Á thì dường như vẫn có những người Hoa da đen còn sống ở thời đại mà các nhiếp ảnh gia có thể tìm thấy được ở phía cực Nam của Trung Quốc. Bức ảnh này như đã đề cập, nó được chụp ở Bắc Kinh vào năm 1869 và có thể giữa người phụ nữ này và 2 đứa bé không phải là quan hệ huyết thống nhưng cô ấy vẫn ôm đứa bé rất chặt.

7. Nụ cười của cậu bé trong “miếng giẻ rách”

Nằm ở phía Tây Trung Quốc, phía Bắc tỉnh Vân Nam. là tỉnh Tứ Xuyên - một trong những tỉnh lớn nhất cả nước. Bức ảnh của Sidney D. Gamble là về một cậu bé vẫn mỉm cười dù ăn mặc rách rưới, quần áo như một “miếng giẻ lau” và nó được chụp ở một thị trấn có tên là “So Village”, nằm ở đâu đó trong tỉnh Tứ Xuyên.

(còn tiếp)

Theo: nextshark
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.