• Về đầu trang
Chim Mỏ Rộng
Chim Mỏ Rộng

Nhà vật lý nữ đầu tiên giúp Mỹ củng cố chiến thắng trong Thế chiến II là ai?

Chị em

Sau thử nghiệm thành công bom nguyên tử vào ngày 16/7/1945, Mỹ đã củng cố được phần thắng trong Thế chiến II. Trong đó có sự đóng góp rất lớn của một phụ nữ Châu Á, người có khối óc thiên tài và bản lĩnh không thua kém bất cứ gã đàn ông nào.

Đó chính là bà Ngô Kiện Hùng, một người Mỹ gốc Trung Quốc. Bà được giới vật lý Hoa Kỳ và thế giới mệnh danh là "Quý bà Vật lý" (First Lady of Physics), "Marie Curie của Trung Quốc" hay đơn giản là "Madame Wu" ("Bà Ngô").

1

Bà Ngô là một chuyên gia thực nghiệm trên lĩnh vực phóng xạ, bà cũng từng được mời tham gia dự án Manhattan (một dự án nghiên cứu và phát triển đã chế tạo ra những quả bom nguyên tử đầu tiên trong Thế chiến II).

2

Bà Ngô đứng thứ 2 từ phải qua, cùng các cộng sự của mình.

Ngô Kiện Hùng sinh năm 1912 tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc. Cha của bà là một người rất tiến bộ, ông đã cho bà học chữ, đọc sách, báo chí từ khi bà còn là một đứa trẻ. Năm 1923, bà Ngô rời Thượng Hải để thi tuyển vào một ngôi trường nữ sinh tại Tô Châu. Khi đó, bà Ngô đã bộc lộ khả năng thiên tài của mình khi đứng vị trí thứ 9 trong số 10.000 ứng viên năm đó.

3

Sau khi tốt nghiệp vào năm 1929, bà được tuyển thẳng lên bậc đại học. Bà Ngô được nhận vào Đại học Quốc gia Trung ương ở Nam Kinh. Tại đây, và bắt đầu theo đuổi nghiên cứu toán học trước khi chuyển sang vật lý.

Năm 1934, bà Ngô tốt nghiệp đại học ngành vật lý. Trong 2 năm sau đó, bà học các lớp sau đại học và làm trợ lý tại Đại học Chiết Giang. Bà cũng trở thành một nhà nghiên cứu tại Viện vật lý của Học viện Sinica, nơi một giáo sư đã khuyến khích bà theo học Đại học Michigan, Hoa Kỳ.

4

Tháng 8/1936, bà quyết định sang Mỹ, kể từ đó bà không còn gặp lại cha mẹ nữa. Tuy nhiên, khi sang Mỹ, bà khá bất ngờ vì đất nước này vẫn còn tư tưởng "trọng nam khinh nữ" khi Đại học Michigan không cho phép sinh viên nữ sử dụng lối vào phía trước.

Chính sự bất mãn này, bà Ngô đã quyết định chọn trường Đại học California, Berkeley để theo học thay vì Đại học Michigan. Nơi này bà gặp gỡ nhà vật lý Viên Gia Lưu, cháu nội của Viên Thế Khải, tổng thống đầu tiên của nước Cộng hoà Trung Quốc. Hai năm sau, bà lập gia đình với Viên Gia Lưu.

5

Vào khoảng năm 1944, khi dự án Manhattan đang trong giai đoạn gấp rút nghiên cứu bom nguyên tử thì tác phẩm nghiên cứu của bà Ngô đã đưa ra câu trả lời cho bài toán khó làm sao để tập trung lượng lớn uranium và để nó kích nổ quả bom.

Ngày 16/7/1945, họ đã thành công trong việc thử nghiệm quả bom nguyên tử đầu tiên trong sa mạc New Mexico.

Sau chiến tranh, bà Ngô Kiện Hùng tiếp tục có các công trình về phân rã beta. Trong giai đoạn sau của sự nghiệp, bà Ngô chuyển sang nghiên cứu y học. Năm 1975 bà được Hội Vật lý Hoa Kỳ bầu làm chủ tịch hội, đây là người phụ nữ đầu tiên có được vinh dự này.

6

Bà cũng là nhà khoa học nữ đầu tiên được nhận bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Princeton, cùng một số giải thưởng và học vị khoa học danh giá khác như chức Viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ (1958), Giải thưởng Nhà nước về Khoa học (1975), Giải Vật lý Comstock (1964) và Giải Wolf Vật lý đầu tiên (1978).

Bà Ngô Kiện Hùng qua đời ngày 16/2/1997 tại thành phố New York, Hoa Kỳ.

7

Bức tượng tưởng niệm Ngô Kiện Hùng tại ngôi trường mà thuở nhỏ bà theo học.

Theo: Next Shark và Wikipedia
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.