• Về đầu trang
Thanh Yên
Thanh Yên

Nhiều bằng chứng cho thấy triều đại nhà Đường không hề tôn sùng vẻ đẹp đẫy đà như ta vẫn nghĩ

Lịch sử

Không ít cô gái có vóc người mập mạp thường hay cảm khái, nếu mình sinh ra ở đời Đường chắc sẽ được xem là quốc sắc thiên hương nhỉ?

tram hoa cung nu do

Trâm hoa cung nữ đồ - Chu Phưởng

Tiếc là các bạn đã nghĩ hơi nhiều rồi, người thời Đường cũng có thẩm mỹ y hệt như nhưng thời đại khác, có người thích béo, có người thích gầy, nhưng đa số vẫn là thích những cô gái có vóc người cân đối.

Để tìm hiểu sâu hơn, đầu tiên cần phải biết, triều đại đời Đường chia ra làm: Sơ Đường, Thịnh Đường, Trung Đường, Vãn Đường.

Sơ Đường, Trung Đường và Vãn Đường đều không tôn vinh nét đẹp mập mạp, đây là điều chắc chắn. Thế nên vấn đề nằm ở thời Thịnh Đường.

Có người chỉ ra rằng thời kỳ Thịnh Đường, quốc gia hưng thịnh vì thế lòng dạ người dân rộng rãi, cho nên xuất hiện hiện tượng tôn vinh nét đẹp mập mạp.

Lời đồn Thịnh Đường tôn vinh nét đẹp mập mạp từ đâu mà có?

Theo bài luận Nghiên cứu về thẩm mỹ của người đời Đường, tôn vinh nét đẹp mập mạp của tiến sĩ Quách Lệ đại học Nam Khai, ông đưa ra một nhân vật để tham khảo: Dương Quý Phi.

1

Dương Quý Phi là một mỹ nhân được tất cả mọi người công nhận và vóc người của bà hơi béo, mọi người thường dựa vào trường hợp này để suy ra người đời Đường thích vóc người mập mạp?

Vóc người của Dương Quý Phi trong các tài liệu thời đó được miêu tả như thế nào? Tân Đường ThưTư Trị Thông Giám miêu tả Quý Phi vóc người no đủ. Khai Nguyên Thiên Bảo Di Sự trực tiếp viết: Quý Phi có da có thịt...

2 1

Chính vì vậy mọi người đều cho ra kết luận rằng đệ nhất mỹ nhân đời Đường là một người béo. Tuy nhiên, tác giả của những tựa sách trên đều là người thời Ngũ Đại, hoặc thời Tống, họ chưa từng gặp Dương Quý Phi, làm sao biết bà là một mỹ nhân mập mạp?

Ngược lại Trường Hận Ca Truyện của Bạch Cư Dị, một tác giả đương thời lại miêu tả Dương Quý Phi tiêm nùng trung độ, nói cách khác là vóc người bình thường. Có hơi mập? Không hề nhắc tới.

Còn nữa cũng trong Trường Hận Ca có câu Thị nhi phù khởi kiều vô lực, có thể thấy trong mắt Bạch Cư Dị, Dương Quý Phi là một người phụ nữ hơi gầy yếu đuối, không có sức, bạn có gặp qua ai mập tới mức người không có sức chưa? Nếu có thì vóc người của người đó phải đáng sợ thế nào?

Và cho dù nói Dương Quý Phi là một người phụ nữ mập mạp xinh đẹp, thì ta có thể dựa vào đó mà nói toàn bộ Thịnh Đường thích nét đẹp mập mạp luôn không?

Theo lịch sử, Đường Huyền Tông chọn vợ cho con đặt ra yêu cầu là: vóc người cao gầy, làn da trắng. Ninh Vương Lý Hiến từng cướp một người phụ nữ đã có chồng về phủ, cô gái ấy được miêu tả là: vóc người nhỏ da trắng....

Từ những tư liệu lịch sử đó có thể thấy Thịnh Đường chưa từng tôn sùng vẻ đẹp mập mạp.

Tại sao các bức tranh đời Đường đều vẽ mỹ nhân mập mạp?

Đầu tiên không ai dám chắc người trong tranh là mỹ nữ đời Đường. Chu Phong thời Vãn Đường cũng có ghi: Ở Quan Trung, người dân có vóc người to khoẻ, ít ai nhỏ bé yếu ớt trong Tuyên Hoà Hoạ Phổ. Có thể thấy ở triều Đường, vì địa vực nên ở Quang Trung có nhiều người mập mạp, thủ đô Trường An lại ở ngay Quan Trung nên các cô gái ở đây được lấy làm bản mẫu tham chiếu vẽ tranh.

Vậy tại sao bích hoạ trong Đôn Hoàng cũng vẽ các cô gái mập? Đừng quên Đôn Hoàng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của Phật Giáo, mà Phật Giáo đều vẽ Bồ Tát phúc hậu đẫy đà, cho nên hầu hết bích hoạ ở đây đều bị ảnh hưởng theo phong cách này.

tuong thoi duong

Chùm tượng mỹ nữ thời Đường

Cuối cùng để khẳng định lại những thông tin bên trên, thì xin trích lời giáo sư Vương Song Hoài của khoa lịch sử Đại Học Thiểm Tây:

“Người đời Đường có thật sự tôn sùng nét đẹp mập mạp không? Tôi không tin. Bởi vì từ tất cả những tư liệu tương quan, tôi có thể đưa ra câu trả lời chắc chắn cho các bạn là không phải.

Người thời Đường chưa bao giờ tôn sùng vẻ đẹp mập mạp. Đây là một hiểu lầm vô cùng to lớn, cách nhìn nhận mỹ nhân của người đời Đường là vóc người vừa phải, không mập không gầy.”

  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.