• Về đầu trang
Milu
Milu

Rùng mình trước những kí ức kinh hoàng của cặp sinh đôi sống sót sau những thí nghiệm của Đức quốc xã

Lịch sử

Eva Mozes là người đã trải qua nhiều kí ức kinh hoàng tại trại tập trung Auschwitz của Đức Quốc Xã. Nhưng vượt lên tất cả, người phụ nữ ấy vẫn tìm thấy sức mạnh để tiếp tục sống. Bây giờ ở độ tuổi 85, bên cạnh hoạt động trên Facebook và YouTube, bà du ngoạn khắp thế giới, đóng phim tài liệu, viết sách và thậm chí thành lập một bảo tàng trưng bày các thí nghiệm của Đức Quốc Xã.

Thời thơ ấu

Eva Mozes sinh tại Romania trong một gia đình người Do Thái. Bà có 2 người chị lớn Edit, Aliz cùng một người chị em song sinh là Miriam.

12036360 image crop 906x659 1555443631 728 98a16fac5b 1556116217

Hai chị em lúc nhỏ

Tháng 5 năm 1944, cả gia đình bị đưa tới trại tập trung Auschwitz, Ba Lan. Họ phải di chuyển trong 4 ngày trên một con tàu từng được sử dụng để vận chuyển gia súc. Khi cả nhà Eva đến nơi, người quản giáo hỏi mẹ bà rằng liệu có phải gia đình này có một cặp sinh đôi hay không. Sau khi nhận được sự xác nhận, ngay lập tức cặp song sinh bị tách khỏi vòng tay gia đình và bị đưa đến một nơi trú ẩn riêng biệt. Eva và Miriam không thể ngờ được rằng đó là lần cuối cùng gia đình họ được đoàn tụ đông đủ với nhau.

12035510 auschwitz ii birkenau main gate 1555423125 728 26df4d4157 1556116217

Trại tập trung Auschwitz, Ba Lan

Các thí nghiệm của “Thiên thần của tử thần”

Trước khi quân đội Liên Xô giải phóng trại tập trung Auschwitz, quân Đức quốc xã không chỉ đày ải và giết chết nhiều tù nhân mà còn bắt những cặp sinh đôi nhỏ tuổi và thực hiện thí nghiệm man rợ lên họ. Hiện tượng sinh đôi thu hút sự chú ý và phấn khích của rất nhiều bác sĩ Đức Quốc xã, trong đó có bác sĩ độc ác nhất ở Auschwitz – Joshef Mengele. Hắn ta thậm chí còn được gọi là “Thiên thần của tử thần”.

zing bs

Chân dung vị "bác sĩ đồ tể"

Có hơn 1500 cặp song sinh như Eva và Miriam phải trải qua quá trình thí nghiệm đầy đau đớn nhưng chỉ có hơn 300 người sống sót. Hàng chục ngàn người trở thành nạn nhân của những thí nghiệm kinh hoàng do Mangele thực hiện. Vị bác sĩ này có mối quan tâm đặc biệt về mặt khoa học đối với các cặp sinh đôi bởi ông muốn tăng tỉ lệ sinh con cho phụ nữ Aryan – chủng tộc được mệnh danh là “Người da trắng thượng đẳng”. Ngoài ra, ông cũng muốn tìm hiểu làm thế nào để các căn bệnh khác nhau lại có thể ảnh hưởng đến cơ thể con người.

12035660 12651149 10153236172310248 8443632654054498722 n 1555439349 728 c25587818f 1556116217

Eva và Miriam, 1949

Để làm điều này, Mengele tiêm một loại virus chết người vào cơ thể của một trong hai người song sinh rồi sau đó sẽ so sánh kết quả quan sát với người anh chị em khỏe mạnh còn lại. Theo nhiều tài liệu ghi lại, virus này gây nhiễm trùng nhiều bộ phận cơ thể, tạo những nốt nhọt và nhanh chóng gây nên tình trạng hoại tử. Ngoài ra, Mengele cũng thực hiện thí nghiệm về việc thay đổi màu mắt của cặp sinh đôi bằng cách tiêm nhiều loại hóa chất vào mắt và vào cơ thể. Điều này dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng mắt vô cùng đau đớn, nhiều đứa trẻ đã bị mù vĩnh viễn.

4

Eva và Miriam đã phải trải qua nhiều cuộc nghiên cứu và những thí nghiệm di truyền khác nhau. Theo kí ức của Eva, bà bị tách khỏi chị gái của mình và bị đưa đến một phòng thí nghiệm nơi mà mình bị lấy rất nhiều máu từ tay trái và bị tiêm nhiều mũi vào tay phải. Sau đó, Eva bị sốt rất nặng, cả tay chân đều sung vù, cơ thể bị bao phủ bởi những đốm đỏ. Vào lúc đó, Mengele nói rằng bà chỉ còn 2 tuần để sống. Nhưng bằng một sức mạnh vô hình nào đó, bà đã xoay sở vượt qua để sống sót và được đưa trở lại chỗ trú ẩn nơi chị gái mình đang sống.

“Bác sĩ tử thần” Mengele là người nhận học vị tiến sĩ nhân chủng học và y học tại Đại học Munich, Đức. Khi bắt đầu làm việc tại trại tập trung Auschwitz, Mengele tìm thấy cơ hội để tiến hành di truyền học trên người, hắn ta được biết đến với những phát hiện mới về các cặp song sinh khi thực hiện những thí nghiệm man rợ lên họ. Sau khi chiến tranh kết thúc, Mengele đã trốn thoát đến các nước Mỹ Latinh và ngang nhiên sinh sống ở đó trong suốt 35 năm mà không phải chịu bất kì hình phạt nào cho đến khi chết đuối vào năm 1979.

Được tự do

Ngày 27/1/1945, một trong những con tin của trại tập trung xông vào nơi trú ẩn của hai chị em và mừng rỡ thông báo: “Chúng ta đã được tự do”. Ngay lập tức, các cô gái chạy ra đường và nhìn thấy nhiều người đăng mặc đồ họa tiết rằn ri đang ôm những đứa trẻ khác, cười nói với chúng, cho chúng ăn chocolate và bánh quy – Đó là những người lính Hồng quân.

12035710 12642756 10153229501170248 3113384459938307305 n 1555439415 728 729c20ec95 1556116217

Hai chị em trong ngày được giải cứu

orig

Hồng quân với những đứa trẻ trong trại Auschwitz

Sau khi được giải cứu, các bé gái 11 tuổi được các nữ tu nhận về nuôi dưỡng. Hồi tưởng về những tháng ngày hạnh phúc đó, Eva cho biết mình được tặng rất nhiều đồ chơi, tuy nhiên trên thực tế, tuổi thơ của họ đã mãi mãi kết thúc ở Auschwitz. Họ đã qua độ tuổi để có thể sử dụng những món đồ chơi đó.

Sau đó một thời gian, hai chị em trở về quê nhà ở một làng cảng Romania nhưng nhà của họ đã bị phá hoại. Eva nói rằng đó là ngày buồn nhất trong cuộc đời bởi vì niềm hi vọng của cô về ngày gia đình mình vẫn vẹn nguyên và được đoàn tụ đã không thể thành hiện thực.

Cuộc sống sau Auschwitz

Năm 1950, ở độ tuổi 16, cả hai chị em được phép di cư sang Israel và định cư tại thành phố Haifa. Hai cô gái đều phục vụ trong quân đội của Israel.

12036210 image crop 1105x964 1555444270 728 1346e7c5e4 1556116217

Eva và Miriam ở độ tuổi đôi mươi

Năm 1960, Eva kết hôn với một người Mỹ tên là Michael Kor – cũng là nạn nhân sống sót từ cuộc diệt chủng Holocaust của Đức quốc xã. Cặp đôi chuyển đến sinh sống tại Mỹ. Ở xứ cờ hoa, Eva đã có một cuộc sống mới với hai người con Alex và Rina cùng công việc là nhân viên tư vấn bất động sản.

12036110 image crop 899x793 1555444926 728 3246d243b3 1556116217

Eva với người con trai Alex của mình, 2019

Trong quãng đời còn lại của mình, Miriam mắc một căn bệnh quái ác về thận do hậu quả từ những thí nghiệm trong thời thơ ấu. Dù đã nhận được một quả thận hiến từ Eva, bà vẫn qua đời vào năm 1993 lúc 59 tuổi.

2 năm sau khi chị gái qua đời, Eva Mozes Kor đã thành lập bảo tàng CANDLES – trưng bày những thí nghiệm của Đức Quốc xã về trẻ em. Ngày nay, Eva tích cực tham gia các hoạt động giáo dục và hướng dẫn du lịch. Bà đã xuất bản 2 cuốn tự truyện và tham gia diễn xuất trong một số phim tài liệu.

12035960 12662006 10153236172355248 2162624921462516797 n 1555492509 728 e97327d07b 1556116217

Tha thứ

Sau khi chị gái cô qua đời, Eva tìm cách giải thoát, tha thứ và chữa lành những vết thương trong quá khứ. Tháng 4/2015, bà đến Đức để làm chứng tại phiên tòa xét xử cựu phát xít, Oskar Gröning. Trong phiên tòa, bà đã tới ôm chầm lấy Gröning. Eva nói rằng mình có đủ sức mạnh để tha thứ, điều đó giúp bà mạnh mẽ hơn, vượt qua được những ký ức khủng khiếp và giải thoát bản thân khỏi quá khứ bi thảm.

12036260 image crop 447x356 1555442148 728 9c53e66402 1556116217

Eva và Gröning

12035310 10801503 653676114752993 1077853369783315746 n 1555421911 728 07b2cb6983 1556116217

Với quy mô khủng khiếp của tội ác Đức quốc xã, việc Eva tuyên bố tha thứ đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Tuy vậy, bà tin rằng không có gì tốt đẹp đến từ những điều tàn nhẫn, đó là lý do mà những hành động xuất phát từ lòng tốt luôn chiến thắng cái ác và sự tức giận.

12035910 51378294 10155836421540248 1958118449725046784 n 1555422054 728 dc235ca3a5 1556116217

Năm 2016, Eva trở thành nữ chính của bộ phim tài liệu của Anh có nhan đề “The girl who forgave the Nazis” (tạm dịch: Cô gái tha thứ cho Đức quốc xã) .

Năm 2018, hãng Ted Green Films cũng cho ra đời bộ phim tài liệu "Eva"

12036410 image crop 960x472 1555442961 728 53f6aa9817 1556116217

Theo: brightside và google
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.