• Về đầu trang
Thanh Yên
Thanh Yên

Thi cử thời cổ đại: Gian lận là chuyện thường

Lịch sử

Một ngày nào đó vào năm 858 công nguyên, lúc này đang là thời gian khoa cử ở Đại Đường.

Trong khu vực thi, một thi sinh ngồi trong vị trí riêng của mình, đứng lên bước ra ngoài, giám thị Trầm Tuân vốn là lễ bộ thị lang thấy vậy, thở phào một tiếng. Lúc người nọ bước qua, Trầm Tuân bất chợt hỏi một câu: “Ra sớm như vậy, chắc không phải đã gian lận rồi đó chứ?”

Người nọ tỏ ra vô tội nói: “Mọi người nhìn chằm chằm như vậy, sao tôi dám làm bừa, chỉ giúp tám vị khách qua đường mà thôi.”

Người này chính là Ôn Đình Quân - một thi nhân Hoa Gian Phái, tài hoa hơn người nhưng không được thần may mắn chiếu cố, sau nhiều lần thi cử thất bại, ông ta đổi sang công việc giúp các thí sinh gian lận.

7

Vậy ông ta đã giúp các thí sinh gian lận thế nào dưới con mắt săm soi của các giám thị và tầng tầng lớp lớp binh lính canh gác quanh trường thi? Trong Đường Thư có một đoạn miêu tả chuyện này, nhưng sau đó đã bị hậu nhân bôi đen.

Tuy vậy dõi theo chế độ khoa cử hơn 1000 năm, ta vẫn có thể lần mò tìm ra được các cách gian lận của các thí sinh.

Đầu tiên, phổ biến nhất chính là mang theo tài liệu.

Vậy gian lận thế nào? Gian lận bằng cách dùng chữ cực nhỏ chép nội dung lên một tờ giấy mỏng sau đó giấu trong người mang vào trường thi. Nhưng một câu hỏi khác lại ra đời: làm sao mang tờ giấy đó vào trường thi được?

1

Người xưa có rất nhiều chỗ để cất giấu thứ này: Đáy giầy, ống bút, nghiên mực rỗng, thêu vào quần áo, cùng với... một vài chỗ không thể miêu tả.

Phùng Mộng Long trong cuốn Cổ Kim Đàm Khái có viết: "Trong những năm Vạn Lịch, đã có người dùng giấy dầu chép tài liệu, giấu vào trong hậu môn."

Có thể thấy được, việc giấu tài liệu đúng là một công việc đầy gian nan. Chính vì thế các tài liệu tóm tắt cũng đã ra đời. Thời Thanh Mạt, có một quyển Tứ thư điển thương, dài chừng 9cm, rộng 5cm, nhưng chỉ hai quyển thượng hạ của nó đã có hơn 110 ngàn chữ, tóm tắt toàn bộ tinh hoa của Tứ thư bên trong.

Có vài thí sinh tính tình nóng nảy, không thể làm những việc cẩn thận thế này, nên đã thêu những chiếc áo lót gian lận mặc lên người, trên áo thêu đầy tứ thư ngũ kinh. Chắc ngoài tác dụng gian lận, nó còn mang thêm công dụng trừ tà chăng?

2

Một cách gian lận nữa chính là sự dụng các tiểu xảo vật lý, hoá học.

Dùng nước muối viết chữ lên mép quần áo, khi nước muối khô sẽ không nhìn thấy gì, Đợi khi vào trường thi, dùng nến hơ lên những nơi có chữ, chữ viết sẽ xuất hiện.

Hoặc là dùng mực chiết xuất từ con mực viết nội dung vào mặt trong quần áo, rồi dùng bùn quét lên che giấu. Sau khi vào trường thi sẽ lau bùn đi, qua một thời gian dung dịch này cũng sẽ tự bay đi, đúng nghĩa thần không biết quỷ không hay.

Giấu tài liệu hay dùng tiểu xảo đều là những thứ cần phải có lượng hiểu biết nhất định. Nhưng có một cách ít tốt sức hơn, dành cho các gia đình giàu có, đó là thi hộ.

Có hai loại thi hộ:

Một là thay tên vào thi, người thi hộ trực tiếp dùng tên của thí sinh để vào thi.

Cách thứ hai là nhờ người khác làm bài thi giùm, thí sinh và người thi hộ đều vào trường thi, khi điền tên vào danh sách cả hai sẽ trao đổi tên.

Vào thời Đường chuyện thi hộ lan tràn rộng rãi hơn bao giờ hết, trong một trường thi có khi tới khoảng 30-40% thí sinh đều là người thi hộ. Vào thời Minh, Thanh thậm chí thi hộ đã trở thành một hạng mục riêng trong trường thi, người thi hộ sẽ giúp thí sinh thi từ Huyện thí, Phủ thí, tới cả Viện thí.

3

Mà, nếu đã có gian lận, đương nhiên cũng sẽ có cách để bắt gian:

Đầu tiên là lục soát.

Vào thời Tống, trước khi vào trường thi các thí sinh sẽ bị lục soát toàn thân, cả đế giày cũng được kiểm tra cẩn thận. Thậm chí có thời kì các thí sinh còn phải cởi búi tóc, ở trần, vạch mũi, vạch tai để binh lính kiểm tra.

Tắm rửa thay quần áo.

Vì hành vi lục soát bên trên bị phản đối khá nhiều, nên có người đưa ra đề nghị, trước khi vào trường thi, các thí sinh sẽ tắm rửa tập thể, sau đó mặc vào quần áo do trường thi cung cấp, giảm thiểu tới mức tối đa việc mang tài liệu vào trường thi.

Làm giấy chứng nhận.

Vì phòng ngừa việc có người thi hộ, từ thời Tống, các quan viên địa phương sẽ yêu cầu thí sinh cung cấp một tờ lý lịch đặc thù, bên trên viết rõ tên họ, quê quán, đặc thù bên ngoài, tuy không thể toàn vẹn như ảnh chụp, nhưng cũng xem như đủ để nghiệm chứng thân phận.

4

Đây cũng chính là phiên bản ban đầu của các tờ giấy chứng nhận.

Vậy nếu bị phát hiện gian lận sẽ ra sao?

Thời Minh nổi tiếng với các hình phạt, đã đưa ra mức phạt riêng cho những kẻ dám làm trái kỷ cương như sau:

Giấu tài liệu, lan truyền đề thi, sung quân biên cương kì hạn ba kì khoa cử; sau khi mãn hạn sẽ bị tước đi thân phận sĩ tử.

Giang Nam tài tử Đường Bá Hổ tuổi già cực khổ, chính là vì ông đã bị cuốn vào một vụ án gian lận trong khoa cử.

Ông chẳng những bị liên luỵ đi tù còn bị thẩm vấn tra tấn, sau khi ra tù bị vĩnh viễn tước đi tư cách thi cử, từ đây rơi vào vực sâu cuộc đời.

Đến đời nhà Thanh, các luật lệ hình phạt dành cho việc gian lận thi cử còn trở nên đáng sợ.

Theo Đại Thanh Luật Lệ, kẻ làm bừa nhẹ thì phạt tiền, nặng thì mang gông thị chúng ba tháng, đánh một trăm trượng, sung quân biên cương.

Thời Thanh có không ít vụ án liên quan tới khoa cử, trong đó vụ án trường thi Đinh Dậu vào năm thứ 14 Thuận Trị, có thể nói là thảm án lớn nhất từ trước tới nay.

Chẳng những các giám khảo, thí sinh tham dự bị xử tử, gia sản còn bị tịch thu, mà cả người nhà cũng bị lưu đày.

Ví dụ điển hình nhất chính là Lỗ Tấn, trong tiểu sử của ông có viết, thời thiếu niên trong nhà gặp biến cố, từ đó lụi bại, nếm hết ấm lạnh nhân gian. Biến cố này chính là vụ án tổ phụ Chu Phúc Thanh của ông bị bắt vì tội làm rối kỷ cương trường thi. Ông bị bắt ngồi tù hết 8 năm. Người nhà chi tiền nghĩ cách cứu ông ra, nên từ nhà giàu có trở thành nghèo hèn, con trai Chu Bá Nghi vốn là tú tài, nay bị tước công danh, buồn bực qua đời năm 35 tuổi.

6

Đến tận hiện tại cuộc đấu trí của những kẻ gian lận và những người bắt gian lận này vẫn còn kéo dài và trong tương lai chắc rằng cũng sẽ khó có thể kết thúc.

Theo: zhuanlan
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.