• Về đầu trang
Chim Điên
Chim Điên

6 trường hợp gây tranh cãi trong lịch sử nghệ thuật nhiếp ảnh

Nghệ thuật

1. Bức ảnh về cuộc nội chiến của nhiếp ảnh gia Mathew Brady

Những người lính Liên minh chết la liệt gần nhà thờ Dunker sau trận Antietam. Nguồn hình: Alexander Gardner

Vào năm 1862, thời kỳ đỉnh điểm của cuộc nội chiến, nhiếp ảnh gia Mathew Brady (người chụp bức chân dung Tổng thống Abraham Lincoln năm 1864 - bức ảnh được in trên tờ 5 USd) đã tổ chức triển lãm mang tên The Dead of Antietam tại phòng thu ở New York của ông. Lần đầu tiên người dân Mỹ được nhìn thấy bộ sưu tập ảnh chụp những người lính bị giết và tàn phế trên chiến trường. Đa số các bức ảnh được chụp bởi Alexander Gardner - nhân viên của Brady. Mọi người đều khá sốc sau khi xem chúng. Tờ The New York Times viết vào ngày 20 tháng 10 năm 1862, "Ông Brady đã về nhà với những hình ảnh tàn khốc, những sự thật khủng khiếp nhất về chiến tranh", "Tuy không đem một cái xác chết về đặt trước cửa nhà, nhưng ông ta đã làm một việc tương tự". Thực tế Brady không phải là nhiếp ảnh gia chiến tranh đầu tiên, Roger Fenton của Anh và Carol Szathmari của Áo-Hungary đã chụp được những tấm ảnh về Chiến tranh Crimea năm 1850.

2. Bức tranh tường của Andy Warhol tại Hội chợ Thế giới năm 1964

"13 tên tội phạm truy nã" - tác phẩm của Andy Warhol được treo bên ngoài tòa nhà New York State Pavilion tại Hội chợ Thế giới năm 1964.

Bức tranh tường do Andy Warhol vẽ tại Hội chợ Thế giới năm 1964 với 13 ảnh chân dung của những tên tội phạm, được lấy từ một cuốn sách nhỏ của NYPD. Bức tranh chỉ mới xuất hiện bên ngoài New York State Pavilion của nhà thiết kế Philip Johnson được hai ngày thì được lệnh phải sơn lại, để lại một khung hình chữ nhật màu bạc khổng lồ. Không ai biết chắc chắn tại sao bức tranh bị kiểm duyệt. Warhol cho rằng đây là ý của chủ tịch hội chợ và ủy viên công viên NYC Robert Moses. Nhiều năm sau, ông Philip Johnson cho biết ông nhận được lệnh của Thống đốc Nelson Rockefeller. Một năm sau, Warhol tuyên bố rằng ông thích phiên bản sơn phủ hơn. Bức tranh tường này là công trình công cộng duy nhất của Andy Warhol (ông vua nghệ thuật bình dân).

3. Windblown Jackie:  Các tay săn ảnh và giới hạn của sự riêng tư

Bức ảnh mà paparazzi Ron Galella chụp trộm Đệ nhất phu nhân Jacqueline Kennedy Onassis.

Tay săn ảnh Ron Galella cùng đồng nghiệp bám theo Đệ nhất phu nhân Jacqueline Kennedy Onassis vào tháng 10 năm 1971 tại Upper East Side ở New York. ''Chúng tôi thấy Onassis quay sang, một khoảnh khắc nhìn thẳng vào ống kính, đó là khoảnh khắc vàng mà tất cả các paparazzi đều mong muốn bắt được."

Đối với Galella, mọi hành động của đối tượng đều đáng được ghi lại, đặc biệt khi đó là cựu đệ nhất phu nhân Jacqueline Kennedy Onassis. Trong nhiều năm liền, Galella đã chụp hàng ngàn bức ảnh của Onassis và các con bà. Sau khi Onassis kiện Galella ra tòa vào năm 1972, Galella bị yêu cầu phải đứng cách xa nhà Onassis 100 yard (gần 100 mét) và cách Onassis cùng con của bà 50 yard (sau này được giảm xuống còn 25 yard).

4. Bức ảnh Em bé Napalm

Lực lượng chiến sĩ miền Nam Việt Nam đi theo sau những đứa trẻ đang hoảng sợ, trong đó có Phan Thị Kim Phúc 9 tuổi, trung tâm của bức ảnh. Bọn nhỏ chạy xuống Tuyến 1 gần Trảng Bàng sau một cuộc tấn công bằng bom napalm trên không do nghi ngờ đó là chỗ trú ẩn của Việt Cộng. Nguồn hình: Nick Ut

Ngày 8 tháng 6 năm 1972, bức ảnh nổi tiếng nhất trong Chiến tranh Việt Nam chụp lại cảnh một bé gái Việt Nam 9 tuổi chạy trốn khỏi Trảng Bàng, nơi vừa bị ném bom do máy bay của Việt Nam Cộng Hòa. Bức ảnh này do nhiếp ảnh gia Nick Ut chụp lại. Trung tâm bức ảnh là Phan Thị Kim Phúc đang trần truồng chạy trên đường, khóc lóc vì đau đớn do bỏng bom Napalm. Bức ảnh đã tác động mạnh mẽ đến nhiều người trên toàn thế giới. Tại thời điểm đó Tổng thống Nixon rất lo lắng về những ảnh hưởng của bức ảnh này, ông cho rằng nó được dàn dựng nhằm thúc đẩy châm ngòi cho phong trào phản chiến tại Mỹ.

Tuy nhiên, 40 năm sau khi được xuất bản trên toàn thế giới và chống lại các tiêu chuẩn xuất bản của nhiều tờ báo và tạp chí, bức ảnh này đã gặp phải trở ngại khi Facebook xóa nó vì cho rằng có cảnh ''khỏa thân'' và đã vi phạm các điều khoản sử dụng.

5. Các bức ảnh của Robert Mapplethorpe

Bức ảnh nằm trong bộ sưu tập "The Perfect Moment" (Khoảnh khắc hoàn hảo) của Robert Mapplethorpe

Vào tháng 4 năm 1990, các công tố viên quận Hamilton đã buộc tội một giám đốc phòng tranh ở Cincinnati, bang Ohio (Mỹ) vì tội danh truyền bá sản phẩm khiêu dâm. Bộ sưu tập tác phẩm The Perfect Moment (Khoảnh khắc hoàn hảo) của Robert Mapplethorpe - bao gồm những bức ảnh khổ dâm và văn hóa đồng tính. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử của một quốc gia, một viện bảo tàng bị đưa đến tòa án hình sự vì các tác phẩm mà nơi đó trưng bày.

6. Bức hình đã qua chỉnh sửa Photoshop

Hình ảnh đã được chỉnh sửa từ khi các nhà phát triển đã tìm ra cách làm cho ảnh sáng hoặc tối hơn. Sau đó chương trình Photoshop do Adobe phát triển vào năm 1990 đã trở thành người bạn thân thiết của mọi nhiếp ảnh gia.

Trường hợp xảy ra vào năm 1994, khi tạp chí Time chỉnh sửa quá tay khiến cho làn da của O.J Simpson đen đi, chỉnh sửa hình ảnh quá đà dường như đã trở thành trào lưu của các trang tạp chí thời trang. Khi Kate Winslet xuất hiện đầy quyến rũ một như siêu mẫu trên bìa tạp chí GQ của Anh năm 2003, cô nhận xét: "Họ đã chỉnh sửa hình ảnh tôi quá mức. Tôi không giống như vậy và quan trọng là không mong muốn bị chỉnh sửa thành như vậy."

Gần đây, Nicki Minaj, Kim Kardashian West, Kerry Washington và Zendaya đều lên tiếng tố các tờ tạp chí vì bị body-shaming (nhục mạ cơ thể), phân biệt chủng tộc vì những chỉnh sửa quá tay của các tờ báo này.

Theo: History
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.